Phát triển kinh tế đêm ở Thủ đô: Quy hoạch bài bản sẽ thành công
Phát triển kinh tế đêm: Tiềm năng lớn còn bỏ ngỏ |
Tiềm năng phát triển lớn…
Kinh tế đêm, khái niệm được xem là khá mới mẻ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại được coi là phần không thể thiếu trong phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại một số thành phố lớn ở Việt Nam, phát triển kinh tế đêm đã bắt đầu manh nha xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, nó chưa thực sự phát triển một cách bài bản và đồng bộ, vì thế chưa phát huy hết được tiềm năng vốn có.
Đơn cử như ở Hà Nội, sau 19 giờ, tại các con phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến đặc biệt là phố Tạ Hiện… dòng người đổ về đây vui chơi, giải trí trở nên đông đúc hơn; người dân đổ về khu vực này không chỉ có các du khách người nước ngoài, mà còn là người dân ở khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, họ mong muốn một lần được sống trong cảnh về đêm của Thủ đô.
Kinh tế đêm một trong hướng phát triển đầy tiềm năng |
Xuất hiện trên các con phố này, không chỉ có các cửa hàng tiện ích, các quán ăn uống, quán bar, hay các cửa hàng buôn bán thời trang, mà còn kéo theo nhiều loại hình kinh doanh khác như: Taxi, xích lô, ca múa nhạc trên phố đi bộ… Tất cả tạo nên không gian về đêm rất đặc trưng của Hà Nội. Đặc biệt, với một lượng lớn du khách tập trung về khu phố cổ đã tạo cơ hội việc làm rất lớn cho người lao động, tăng thu nhập cho các tiểu thương, thu hút khách du lịch.
Chị Kiều, một tiểu thương buôn bán quần áo ở chợ đêm Đồng Xuân chia sẻ, do phí thuê mướn mặt bằng ở chợ Đồng Xuân quá cao vào ban ngày, cũng như nhu cầu của người kinh doanh lớn, vì thế muốn “chen” được một xuất kinh doanh tại chợ Đồng Xuân đối với các tiểu thương nhỏ là điều không dễ dàng.
Vì thế, chị Kiều và nhiều người buôn bán khác phải lựa chọn kinh doanh vào ban đêm. Mặc dù khá vất vả, tuy nhiên, việc kinh doanh đêm có nhiều thú vui và nguồn kinh tế mang lại khá tốt, một phần đó là do ở trung tâm thành phố, mặt khác là do lượng du khách đổ về đây thăm thú, mua sắm, ăn chơi về đêm khá nhiều. Tuy chỉ có điều, thời gian kinh doanh về đêm hiện có hạn nên cũng chỉ tranh thủ ba, bốn tiếng để buôn bán.
Chia sẻ về dịch vụ mua sắm, vui chơi ban đêm ở Thủ đô, anh Sam Thế Tuấn, người dân ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tôi là người thường xuyên ra Hà Nội công tác, thăm bạn bè. Tuy nhiên, ban đêm ở Hà Nội ngoài khu vực phố cổ thì hầu như khu vực ngoại thành khá buồn, điều này khác xa so với ở Sài Gòn. Cũng theo anh Tuấn, nếu như ở Sài Gòn, một, hai giờ đêm người dân không khó để ra đường tìm mua cho mình một bát phở, tô hủ tíu, bánh mì nóng… thì tất cả những điều đó ở Hà Nội lại rất khó.
“Việc kinh doanh về đêm đã và đang tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động, những tiểu thương bám trụ, sinh sống và phát triển được nơi phồn hoa đô thị. Nếu như có lợi như vậy thì tại sao không để cho người dân kinh doanh về đêm? Nếu không tận dụng được để phát triển kinh tế đêm thì đó thực sự là một sự lãng phí”, anh Tuấn bộc bạch.
Cần nghiên cứu và quy hoạch thật kỹ
Từ lâu, kinh tế đêm đã hiện diện ở nhiều con phố tại Thủ đô Hà Nội, thậm chí nó xuất hiện từ khi nào, nhiều người cũng không nắm rõ. Chỉ biết rằng, với sự phát triển nhanh của đô thị, của du lịch… trong tương lai kinh tế đêm ở Thủ đô sẽ còn phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu so với thành phố Hồ Chí Minh, người dân Hà Nội ít có nhiều điểm tụ tập vui chơi, giải trí, mua sắm hơn bởi phần lớn các cửa hàng đều đóng cửa sau 22h; hoặc có một vài tụ điểm hoạt động ban đêm nhưng cũng không được phép muộn hơn 2h sáng.
Trong khi đó, không riêng gì ở thành phố Hồ Chí Minh, tại một số tỉnh, thành phố khác như: Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu… những nơi có du lịch phát triển, đã và đang manh nha hình thành nền kinh tế ban đêm. Và bước đầu cho thấy có những hiệu quả nhất định.
Với những hiệu quả từ kinh tế đêm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam rất giàu tiềm năng phát triển kinh tế đêm khi mà lượng khách du lịch đến đây được ghi nhận đạt 16 triệu lượt khách/năm. Ước tính, doanh thu sản phẩm dịch vụ du lịch ban ngày chỉ chiếm 30%, trong khi 70% còn lại nằm ở khung giờ đêm. Chính bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng việc đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm không chỉ giúp tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, mà còn giải quyết được vấn đề về việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, giúp giảm áp lực về hạ tầng, tắc đường, nghẽn xe… vào ban ngày.
Đề cập đến hướng phát triển kinh tế đêm, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam nên khuyến khích phát triển kinh tế ban đêm. Bởi trong xã hội hiện đại, cuộc sống diễn biến liên tục không ngừng nghỉ cùng với nhu cầu du lịch, trải nghiệm ngày càng phát triển. Việt Nam là một quốc gia mở cửa, thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài và họ có nhu cầu trải nghiệm, khám phá nên cần rất nhiều dịch vụ để phục vụ nhu cầu của du khách, kèm với đó là tạo việc làm, thu nhập.
Cũng theo ông Cung, hiện Việt Nam vẫn có tư duy truyền thống là lo ngại những vấn đề phát sinh nên đã có những quy định cấm đoán. Do đó, nhiều hoạt động kinh doanh đêm bị giới hạn về giờ giấc, ví dụ phải đóng cửa trước 23h. Những quy định này cần phải bỏ nếu như muốn khuyến khích dịch vụ ban đêm phát triển. Cần phải có tư duy mới, quy định mới để tạo ra khuôn khổ thuận lợi cho các dịch vụ cần thiết vào ban đêm.
Đặc biệt, phải nghiên cứu, quy hoạch các hoạt động kinh doanh buôn bán, dịch vụ giải trí về đêm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của du khách cũng như người dân địa phương.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cũng cho rằng, phát triển kinh tế đêm là xu hướng nhiều nước trên thế giới đã làm và thành công. Theo ông Phú, ý tưởng phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam là rất tốt nhưng nếu muốn phát triển thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Bởi trên thực tế, hiện người Việt Nam vẫn nặng về tâm lý đám đông, ý thức của người dân chưa cao, nên nếu làm không cẩn thận sẽ rất bất ổn.
Hoạt động ban đêm cần có sự văn minh, lịch sự, không nên tùy tiện vứt rác để rồi sau buổi đêm, hình ảnh hiện ra là con đường, vỉa hè đầy rác, nước thải lênh láng… rất mất mỹ quan đô thị. Để làm được rất cần sự chung tay của chính quyền, các hộ kinh doanh và cả người dân, tất cả đều phải rất đồng bộ mới có thể thành công, không nên quá sốt sắng vội vã.
“Thời gian qua, dù ở Hà Nội đã có sự phát triển kinh tế ban đêm trong một chừng mực nào đó, nhưng các sản phẩm kinh doanh vẫn rất đơn điệu, tẻ nhạt, chỉ một vài món đồ lưu niệm chưa tạo được sự hấp dẫn. Như vậy là chưa tận dụng hết tiềm năng. Theo tôi, để có thể phát triển kinh tế đêm một cách hiệu quả, cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá, quy hoạch một cách phù hợp với từng vùng miền, từng thành phố”, ông Phú nêu quan điểm.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22