-->

Phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm: Hướng đi mới ở xã ngoại thành Hà Nội

Phát huy hiệu quả thế mạnh của vùng ven đô, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội), đã chuyển hướng từ làm nông nghiệp thuần túy, sang đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm. Hoạt động này đem lại nguồn thu nhập ổn định hơn cho người dân, từng bước được xác định là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển.
Tuyên giáo Thủ đô đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thành phố Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô Đưa Nghị quyết 15 “thẩm thấu” vào mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân

Dẫn chúng tôi đi dưới những tán hoa cát đằng tím biếc, để giới thiệu các mô hình làm nông nghiệp theo hướng dịch vụ du lịch của địa phương, ông Nguyễn Hải Đăng - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Vân cho biết, cả xã có 21 tuyến đường chính, mỗi con đường trồng một loài hoa và tên đường cũng được đặt gắn với loài hoa đó.

Hướng đi mới mang lại hiệu quả cao ở một xã ngoại thành Hà Nội
Xã Hồng Vân phát triển du lịch dựa trên một nền sản xuất nông nghiệp

Theo lãnh đạo xã Hồng Vân, với việc quy hoạch trồng cây đặc trưng, đường đặt theo tên các loại cây đã tạo nên những điểm nhấn trên cánh đồng. Tuy vẫn là cây bóng mát nhưng khi ra hoa là cả một tuyến phố rực một màu hoa như: Đường Hoàng Yến, Bằng lăng, hoa Ban, Phượng vĩ… khi khách đến thăm quan mỗi một mùa đều có một loại cây đặc trưng riêng. Như mùa hè đường Hoàng Yến… rực rỡ màu vàng hai bên đường, hay đường hoa Ban vào dịp Tết rộ lên một màu tím.

“Là dải đất được phù sa sông Hồng bồi tụ, từ lâu nổi tiếng với nghề sinh vật cảnh, xã Hồng Vân cũng có 2 làng nghề hoa cây cảnh Xâm Xuyên và Cơ Giáo được công nhận là làng nghề sinh vật cảnh. Năm 2010, kinh tế trong nước gặp khó khăn, khách tìm đến mua cây cảnh ngày một ít, nghề trồng cây cảnh ở Hồng Vân điêu đứng, một số nhà vườn tan rã, nhiều chủ vườn “khuynh gia bại sản”, ông Đăng bộc bạch.

Trước bối cảnh đó, Đảng ủy xã Hồng Vân đã chủ động tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, thường xuyên họp bàn, xin ý kiến lãnh đạo cấp trên để tìm hướng chuyển đổi mới cho địa phương. “Khi đó vẫn chưa xác định chuyển sang làm du lịch mà chỉ xác định phát triển dịch vụ trên đất nông nghiệp mới đem lại hiệu quả cao hơn cho các hoạt động nông nghiệp. Chúng tôi mong muốn làm sao phải có mô hình sạch, đẹp, mới lạ trên nền nông nghiệp”, Bí thư xã Hồng Vân tâm sự.

Hướng đi mới mang lại hiệu quả cao ở một xã ngoại thành Hà Nội
Tuyến đường trồng hoa cát đằng tím biếc

Từ những “viên gạch đầu tiên”, năm 2017, các điểm du lịch trên địa bàn xã Hồng Vân đã đón 3,5 vạn lượt khách thăm quan, trong đó có 2 đoàn khách quốc tế. Đến tháng 11/2019, Hồng Vân đón gần 6 vạn lượt khách và môt số đoàn khách nước ngoài về thăm quan trải nghiệm, giá trị thu nhập ước đạt trên 6 tỷ đồng.

“Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của địa phương. Nhưng ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, người dân Hồng Vân đã tích cực chuẩn bị các điều kiện và sẵn sàng chào đón du khách đến tham quan, trải nghiệm”, ông Nguyễn Hải Đăng thông tin.

Vị trí địa lý của Hồng Vân là xã nằm ở phía đông của huyện Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội 18 km về phía Nam. Xã có diện tích tự nhiên là 4,2km2, dân số 6.112 người. Theo ông Đăng, để làm du lịch nếu có sẵn danh lam thắng cảnh, di tích thì rất thuận lợi, nhưng Hồng Vân phát triển du lịch dựa trên một nền sản xuất nông nghiệp. Hồng Vân chỉ xác định lợi thế của địa phương là nằm ở ven đô. Các hoạt động về môi trường, sinh thái rất phù hợp với người dân ở nội đô về chơi, nghỉ trong ngày.

Hướng đi mới mang lại hiệu quả cao ở một xã ngoại thành Hà Nội
Người dân xã Hồng Vân tích cực đầu tư, hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp chuyên canh, đem lại hiệu quả kinh tế cao

“Qua mỗi lần khách về chơi có phản hồi từ thực tế, chúng tôi đã mày mò xây dựng dịch vụ theo thị hiếu khách nội đô cần. Đến cuối năm 2017, qua một số kênh, Sở Du lịch Hà Nội “phát hiện” và cử cán bộ hướng dẫn xã xây dựng và phát triển du lịch một cách bài bản hơn, phù hợp với điều kiện của địa phương”, ông Đăng nói.

Từ những hoạt động nhỏ lẻ ban đầu như quy hoạch mỗi tuyến đường trồng một loài cây, loài hoa, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch sinh thái… nhiều bà con nông dân trong xã đã hiểu rằng “mình cứ làm sạch, làm đẹp cũng là một phần góp ích cho việc phát triển du lịch của xã”. Công cuộc chỉnh trang từ đường làng, ngõ xóm ra đến đến cánh đồng đã được “đả thông”. Từ những suy nghĩ trước đây tồn tại ngay cả ở những cán bộ xã là “làm du lịch là vớ vẩn, trên giời”, cho đến nay, nhận thức việc phát triển kinh tế từ du lịch đã thông suốt từ cán bộ đến người dân.

Một trong những hình thức được nhiều hộ gia đình trong xã áp dụng là xây dựng mô hình trồng cây cảnh nghệ thuật. Các gia đình thường tận dụng khoảng sân, vườn rộng của mình để trồng và trưng bày đa dạng các loại cây cảnh nhỏ, vừa và lớn, cùng với đó là sắp xếp để thuận tiện và thu hút khách tham quan.

Hướng đi mới mang lại hiệu quả cao ở một xã ngoại thành Hà Nội
Học sinh được trải nghiệm làm nghề nông như trồng cây, đào khoai tại xã Hồng Vân (Ảnh: Nông trại giáo dục Vietvillage)

Ông Nguyễn Tiến Dũng (gần 20 năm làm nghề sinh vật cảnh tại thôn Cơ Giáo) chia sẻ: “Cũng từ định hướng chung của xã nên các nhà vườn đã xác định “lấy ngắn nuôi dài”. Ban đầu chuyển đổi thì rất vất vả, khó khăn nhất là chi phí đầu tư để cải tạo, xây dựng mô hình du lịch rất lớn. Tuy nhiên chính quyền rất quan tâm và tạo mọi điều kiện để các hộ phát triển theo hướng này. Đến nay có thể nói là cuộc sống và kinh tế của gia đình tôi đã đi vào ổn định, với một phần nguồn thu từ du lịch, dịch vụ”.

Chuyển đổi sang trồng hoa hồng, phát triển du lịch, ông Đỗ Duy Lợi (thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân) cho biết: “Khi quyết định bỏ ra một số vốn để trồng hồng, gia đình tôi cũng rất băn khoăn không biết cây hồng có hợp đất không và quan trọng nữa là có tiêu thụ được không. Tuy nhiên, sau một thời gian trồng thử thăm dò thị trường tôi thấy rằng cây hồng thực sự là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Theo ông Lợi, với diện tích trồng hoa hồng của gia đình khoảng 5 sào (360 m2/sào) thì chỉ cần một người làm. Vào vụ thì thuê thêm khoảng 2-3 lao động. Cây giống sau 1 năm trồng bán được từ 40.000-50.000 đồng/cây, với diện tích 1m2 trồng được khoảng 4 cây, tương đương thu nhập khoảng 360 triệu đồng/năm.

Hướng đi mới mang lại hiệu quả cao ở một xã ngoại thành Hà Nội
Trên cơ sở các mô hình sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã ở Hồng Vân đã liên kết thành các tuyến du lịch trải nghiệm về môi trường, sinh thái

Bí thư Đảng ủy xã Hồng Vân Nguyễn Hải Đăng cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hồng Vân xác định mục tiêu phấn đấu cơ bản trở thành xã “Du lịch - Sinh thái - Làng nghề”. Trên cơ sở gìn giữ 2 làng nghề sinh vật cảnh đang có, xã định hướng người dân theo các mô hình mang tính thay đổi trong các làng nghề như trước đây chỉ trồng cây cảnh bạc tỷ thì này chuyển sang làm những cây đơn giản, dân dã mà người có thu nhập trung bình cũng có thể chơi được.

Bên cạnh đó, xã cũng khuyến khích Hợp tác xã Hoa cây cảnh Tùng Anh phát triển theo mô hình nông trại giáo dục, bàn giao một số dịch vụ du lịch cho Hợp tác xã Hoa cây cảnh Hồng Vân đầu tư thực hiện như dịch vụ vận chuyển xe điện… Trên cơ sở các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng du lịch, hợp tác xã đã phát huy vai trò trung tâm liên kết các mô hình để tạo thành các tuyến du lịch trải nghiệm ở trong và ngoài xã, tạo nên giá trị hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với trồng lúa trước đây.

Theo ông Nguyễn Hải Đăng, tháng 11/2018, Hồng Vân được thành phố Hà Nội công nhận điểm du lịch Làng nghề sinh thái ở xã Hồng Vân, góp phần tạo động lực để Hồng Vân tự tin tiếp tục đầu tư tập trung bài bản cho phát triển du lịch bền vững xây dựng vùng quê nông thôn mới Thường Tín phồn thịnh. “Trong công tác quản lý, lãnh đạo, xã cố gắng chỉ đạo, tuyên truyền để người dân phát triển các mô hình du lịch không trùng lặp, tránh sự nhàm chán của khách tham quan. Với mục tiêu du khách khi đến đây tham quan trải nghiệm tại mỗi mô hình đều cảm nhận từng sắc thái riêng”, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Vân bày tỏ.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Xem thêm
Phiên bản di động