-->

Phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông, đáp ứng công năng đô thị hiện đại

Để đáp ứng yêu cầu thành lập quận, Gia Lâm đã huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng, tập trung chỉnh trang đô thị xanh, sạch, đồng bộ với hệ thống hạ tầng. Đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Gia Lâm tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, các tuyến đường được chỉnh trang với hệ thống chiếu sáng đáp ứng công năng đô thị hiện đại.
Giúp người lao động huyện Gia Lâm chăm sóc sức khỏe và an toàn lao động Hàng loạt xe điện thuộc diện cấm lưu thông tại Hà Nội bị thu giữ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm gặp gỡ, đối thoại với người lao động

Diện mạo khu vực thay đổi

Tại kỳ họp thứ XIII Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội diễn ra vào tháng 9/2024, các đại biểu đã thống nhất thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn của huyện. Đây là kết quả tất yếu sau những nỗ lực bứt tốc về mặt hạ tầng, giao thông khu vực trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Nằm ở cửa ngõ phía Đông của Thủ đô, kết nối tam giác kinh tế vùng Đông Bắc gồm Hải Phòng - Hải Dương - Quảng Ninh, Gia Lâm được xác định là điểm đến của chiến lược di cư, giải quyết bài toán quá tải hạ tầng nội đô. Cụ thể, Gia Lâm định hướng trở thành trung tâm mới, là đô thị cửa ngõ phía Đông Bắc Hà Nội trên cơ sở phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, y tế… gắn với các ngành công nghiệp, công nghệ cao; Xây dựng Gia Lâm trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao trên cơ sở bảo đảm yếu tố bền vững và cảnh quan môi trường.

Cùng với chủ trương quy hoạch của Thành phố, hàng loạt công trình hạ tầng, giao thông, khu đô thị… được triển khai xây dựng và đi vào vận hành, thay đổi hoàn toàn diện mạo khu vực.

Phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông, đáp ứng công năng đô thị hiện đại
Diện mạo mới khang trang, sạch đẹp của huyện Gia Lâm. Ảnh minh họa.

Mới đây, cầu Vĩnh Tuy 2 có mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng đã chính thức đi vào vận hành. Nằm song song với cầu Vĩnh Tuy 1, cầu Vĩnh Tuy 2 có chiều dài 3,5km kết nối đường vành đai 2 trên cao, kết nối từ trung tâm Hà Nội tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc, giảm thiểu tình trạng ùn tắc, rút ngắn thời gian di chuyển từ Gia Lâm vào nội đô chỉ khoảng 20 phút. Đây được xem là cú hích thu hút chuyển cư từ nội đô sang Gia Lâm ngày càng lớn.

Kết hợp với các tuyến metro chạy qua khu vực như tuyến Metro 1 (đoạn Gia Lâm - Dương Xá), tuyến Metro 8 (đoạn Sơn Đồng - Dương Xá) và mạng lưới cầu đường: cầu Đuống, cầu Ngọc Hồi, quốc lộ 5, vành đai 3… đã, đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới giúp kết nối toàn bộ Gia Lâm với khu vực trung tâm nội đô cũng như các tỉnh lân cận.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Gia Lâm trong vài năm trở lại đây tạo lực đẩy cho dòng tiền đầu tư đổ về khu vực, với sự góp mặt của nhiều chủ đầu tư lớn như Vingroup, Ecopark, Sunshine Group, Handico 5… kiến tạo trung tâm kinh tế, mua sắm, giải trí mới bên kia sông Hồng, thu hút chuyển cư lớn, chất lượng cao từ nội đô tìm về.

Đồng bộ mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng

Chú trọng vào việc thay đổi diện mạo hạ tầng khu vực, huyện Gia Lâm đã huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng, tập trung chỉnh trang đô thị xanh, sạch, đồng bộ với hệ thống hạ tầng. Diện mạo đô thị khang trang, hiện đại đã và đang đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Gia Lâm trong giai đoạn mới.

Đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Gia Lâm tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, các tuyến đường được chỉnh trang với hệ thống chiếu sáng đáp ứng công năng đô thị hiện đại. Nhiều khu đô thị, khu dân cư mới được hình thành và kết nối đồng bộ với cơ sở hạ tầng của huyện, như: Khu đô thị Vinhomes Ocean Park, Khu đô thị Đặng Xá 1, Khu đô thị Đặng Xá 2...

Cùng với sự phát triển chung của huyện Gia Lâm, kinh tế - xã hội tại các xã, thị trấn đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ.

Đáng chú ý, hệ thống cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn đã được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ đã và đang tạo không gian đô thị hiện đại. Các tuyến giao thông trục chính được mở rộng, nhựa hóa, bê tông hóa 100%; hệ thống cung cấp nước sạch tới từng hộ dân; 100% số hộ được sử dụng lưới điện quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất; các tuyến đường ngõ xóm được lắp đèn chiếu sáng.

Các khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng đã và đang đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn và khu vực lân cận.

Phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông, đáp ứng công năng đô thị hiện đại
Khu đô thị Đặng Xá. Ảnh minh họa

Điển hình như tại xã Đặng Xá. Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021, xã Đặng Xá tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh". Cụ thể, năm 2022, Đặng Xá đã sử dụng nguồn kinh phí hơn 1,9 tỷ đồng để cải tạo, chỉnh trang sân chơi, ao tại các thôn Kim Âu, Lời, Đổng Xuyên; cải tạo, nâng cấp một số hạng mục công trình phụ trợ trong trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND) xã, khuôn viên nhà văn hóa thôn Đổng Xuyên. Năm 2023, các thôn Đặng, Đổng Xuyên, Hoàng Long, Kim Âu vận động nhân dân đóng góp, xã hội hóa để xây dựng đường làng, ngõ xóm, sân bóng đá, tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa, công cộng, lắp camera an ninh... tổng trị giá 1,6 tỷ đồng.

Đặng Xá cũng đang được huyện đầu tư các dự án: Xây dựng trường tiểu học, trung học cơ sở; xây dựng trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa các thôn: Nhân Lễ, An Đà; cải tạo ao hồ trên địa bàn xã, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch...

Chủ tịch UBND xã Đặng Xá Nguyễn Thị Nam cho biết, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo thuận lợi trong giao thương, phát triển sản xuất trên địa bàn; thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững... Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc để Đặng Xá hướng tới xây dựng đô thị thông minh, hiện đại sau khi trở thành phường.

Trong khi đó, xã Bát Tràng đang tập trung xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với tiêu chí phường. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và du lịch, góp phần nâng thu nhập bình quân toàn xã năm 2023 lên 86,4 triệu đồng/người/năm, tăng 20 triệu đồng so với năm 2020.

Cùng với tập trung tối đa mọi nguồn lực trong thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 11 tỉ đồng để tôn tạo các công trình văn hóa, nâng cấp giao thông khu dân cư...

Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền cho biết, thời gian tới, huyện tiếp tục rà soát, lập quy hoạch phân khu sau khi Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được duyệt. Đồng thời, huyện phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, môi trường xanh - sạch - đẹp, đáp ứng yêu cầu thành lập quận Gia Lâm. Huyện cũng tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị, công trình công cộng, nhà ở..., bảo đảm định hướng phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại và bền vững.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động