Phát triển đối với Hà Nội là “xanh, sạch, bảo tồn và kỷ cương”
Hà Nội đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo đầu tư dự án nhà ga T3, T4 | |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Thành phố Hà Nội có sự chuyển biến tốt và căn bản |
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, biểu dương Hà Nội đã có nhiều nỗ lực, cố gắng tạo những chuyển biến tốt, căn bản, đặc biệt là 2 năm sau Đại hội Đảng bộ Thành phố. Thủ đô Hà Nội không chỉ ổn định mà phát triển tốt nhiều mặt, có nhiều mô hình hay, cách làm tốt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận kết quả đạt được đáng khích lệ của Hà Nội |
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương cần nêu rõ ràng quan điểm trong xử lý các kiến nghị của Hà Nội, để tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển, Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội, vì “một lần làm là một lần khó”, nên không thể cứ nói chung chung.
Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Hà Nội đang đứng trước thách thức lớn về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, quản lý đô thị khi mà xu hướng người dân dồn về Thủ đô ngày càng nhiều. Vì thế, Thành phố cần gắn việc điều chỉnh quy hoạch với ứng phó các thách thức; sớm xây dựng các khu đô thị ngoại ô để giảm áp lực cho nội đô; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận, việc Việt Nam tăng 5 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu có sự đóng góp quan trọng của Hà Nội và cho rằng cần có thể chế đặc thù cho Hà Nội. Phó Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Hà Nội đăng cai các giải thể thao quốc tế.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, ca ngợi của các nước về Việt Nam chủ yếu đều nhìn qua lăng kính Thủ đô Hà Nội. Như nhiều nước, việc nâng cao vai trò quốc gia là thông qua nâng cao vai trò Thủ đô, qua các hoạt động tầm cỡ như triển lãm quốc tế. Thời gian qua, nguồn lực đất nước dành cho Thủ đô tương đối lớn (chiếm 15-20% tổng vốn ODA là dành cho Hà Nội) nhưng đến nay tốc độ giải ngân của Hà Nội còn thấp, cần đẩy mạnh hơn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, câu “Hà Nội không vội được đâu” bây giờ có vẻ đã được ít nói hơn và dần dần chuyển sang nói câu “Hà Nội không vội thì không xong”. Phó Thủ tướng đề nghị phân cấp tối đa và có thể chế vượt trội cho Hà Nội.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý Hà Nội cần tập trung làm tốt công tác quy hoạch, quản lý tốt quy hoạch và triển khai quy hoạch đúng. Phó Thủ tướng cho rằng, việc triển khai dự án phải công khai, minh bạch, đúng pháp luật; việc thu hồi đất phải hết sức cẩn trọng, tính toán kỹ.
Đồng tình với các ý kiến phát biểu trước đó, kết luận buổi làm việc,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra nhiều thách thức, khó khăn của Hà Nội như: Thách thức quản lý siêu đô thị khi là Thủ đô có diện tích đứng thứ 17 trên thế giới, dân số cao. Hà Nội cũng gặp thách thức về chuyển đổi hiệu quả mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động, đào tạo lao động, ứng dụng công nghệ mới, thu hút, trọng dụng nhân tài; thách thức về nguồn lực trước yêu cầu phát triển, nhất là phát triển hạ tầng, trong bối cảnh nợ công ở mức cao. Với số lượng dân số có dân trí cao thì vấn đề đặt ra là làm sao các dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của người dân, làm sao tạo động lực mạnh mẽ để từng đơn vị, từng cán bộ làm việc với tinh thần phục vụ nhân dân. Hà Nội cũng đối diện thách thức về giữ gìn kỷ luật, kỷ cương gắn với phát huy dân chủ.
Các Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả đạt được khá toàn diệ của Thủ đô Hà Nội |
Trước các thách thức mà Hà Nội đang phải đối mặt, Thủ tướng nêu rõ quan điểm phát triển đối với Hà Nội là “xanh, sạch, bảo tồn và kỷ cương”. Các giá trị hay những nguyên tắc cốt lõi đối với Hà Nội là hòa bình, văn minh, văn hiến, bản sắc và phải thượng tôn pháp luật.
Mục tiêu chiến lược hay giải pháp then chốt là quản lý chặt chẽ, quy hoạch hợp lý, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, quan tâm tới văn hóa cả vật thể và phi vật thể.
Thủ tướng nhấn mạnh: Thứ nhất, Hà Nội phải mở rộng hợp tác liên kết mạnh với các địa phương lân cận, tận dụng lợi thế theo hướng lấy cụm ngành làm trung tâm, xóa bỏ sự manh mún, dàn trải.
Thứ hai, Hà Nội cần chọn lọc và tập trung dần để hình thành một hệ sinh thái, một cộng đồng khoa học công nghệ có thể tương tác, chia sẻ, dùng chung các tiện ích hạ tầng; làm tốt việc hợp tác đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng trong giới khoa học.
Thứ ba, phải tối ưu hóa nguồn tài nguyên đất. Đất đai của Hà Nội quý, dù là 1 gang tấc, phải khai thác sử dụng tốt để phát triển; chống tham nhũng tiêu cực cũng từ đây. Nếu Hà Nội làm được điều này, sẽ là bước chuyển mình lớn làm tăng uy tín, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo cũng như ý thức sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển của Thành phố.
Thứ tư, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công chức, cải cách phương thức quản trị để tương thích với sự năng động, phát triển của Hà Nội trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa, đặc biệt là năng lực quản trị của Hà Nội tương xứng với phát triển ngày càng năng động, nhất là với yếu tố thị trường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng giá trị cốt lõi mà Thủ đô Hà Nội hướng tới phải là: Đô thị thông minh, phương thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ mới, cơ sở hạ tầng thông minh, xây dựng con người văn minh, xã hội gắn kết rộng mở. Tiếp tục xây dựng những tiêu chí thành phố vì hòa bình, thành phố năng động và hội nhập, thúc đẩy kinh doanh dựa trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng, minh bạch, môi trường đầu tư hướng vào chuẩn mực của OECD. Hà Nội là nơi dung nạp, rộng mở các giá trị tiên tiến của châu Á và thế giới.
Đồng thời, Hà Nội cũng cần chú ý xây dựng thành phố văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam, bảo tồn, giữ gìn tốt các di sản văn hóa, công trình cổ, khu phố cổ, lịch sử sống, văn hóa sống của thành phố. Thành phố kiến tạo phát triển, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm mục đích phục vụ của thành phố, môi trường kinh doanh thuận lợi, môi trường sống tốt nhất. Hà Nội phải là nơi điển hình thu hút người tài, người giàu và người dân có văn hóa, có nghề nghiệp tới Thủ đô. Mọi người đều bình đẳng và có cơ hội phát triển tại Hà Nội, Thủ tướng nêu rõ.
Đối với các kiến nghị cụ thể của Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ cơ bản ủng hộ và nhấn mạnh nguyên tắc xây dựng cơ chế, chính sách, phân cấp cho Hà Nội như Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị đã nêu./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Tin mới 24/01/2025 19:23
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 24/01/2025 17:30
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24