-->

Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn và cách tiếp cận tổng thể

(LĐTĐ) Việt Nam đã có 48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh, hơn 40 địa phương đã triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cấp tỉnh và gần 100 IOC cấp huyện. Các đô thị hiện tại triển khai phát triển hệ thống IOC và các tiện ích đô thị thông minh, dịch vụ thông minh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, phát triển các ứng dụng cảnh báo.
Đẩy mạnh di chuyển xanh, thông minh trong đô thị Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ xây dựng thành phố thông minh Huy động sức dân cho bộ mặt đô thị đẹp

48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh

Phát triển đô thị thông minh là một hướng đi tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, tận dụng được những cơ hội, thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.

Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn và cách tiếp cận tổng thể
Người dân, doanh nghiệp tham quan triển lãm các giải pháp Smart City tại hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng năm 2022, sau 5 năm triển khai Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Việt Nam đã có 48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh, hơn 40 địa phương đã triển khai IOC cấp tỉnh, và gần 100 IOC cấp huyện. Các đô thị hiện tại triển khai phát triển hệ thống IOC và các tiện ích đô thị thông minh, dịch vụ thông minh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông (giám sát trật tự, an toàn giao thông), y tế thông minh, giáo dục thông minh, phát triển các ứng dụng cảnh báo.

Chia sẻ tại hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết: Phát triển đô thị thông minh là một quá trình liên tục và lâu dài, do vậy cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể, không chỉ tập trung vào khía cạnh công nghệ, cũng giống như chuyển đổi số, đó là sự thay đổi về tư duy và nhận thức nhiều hơn.

Phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị... Để đạt được những nội dung này một cách bài bản thì các yếu tố thông minh phải được xác định, tính toán và đưa vào ngay từ khi quy hoạch đô thị, thành phố.

“Phát triển đô thị thông minh không có hình mẫu nào có thể áp dụng hoàn toàn giống nhau, mỗi địa phương, mỗi đô thị có quy mô, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, thế mạnh, vấn đề cần giải quyết khác nhau. Việc xây dựng đô thị thông minh đòi hỏi sự tham gia tích cực và chủ động của tất cả các cấp, các ngành tại địa phương”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

Hướng trọng tâm vào người dân và doanh nghiệp

Quyết định 950 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, mở ra các định hướng trong hợp tác, phát triển giữa chính quyền đô thị các cấp với các doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế, đồng thời đang dần định hình một số xu hướng nổi bật trong xây dựng đô thị thông minh, đáng sống, phát triển bền vững tại Việt Nam.

Các thành phố xây dựng thành phố thông minh hướng trọng tâm vào người dân và doanh nghiệp. Cùng với xu hướng chuyển đổi số toàn diện, chính quyền đô thị từ cấp trung ương đến địa phương đến nay đều đã xây dựng đề án thành phố thông minh, tập trung trước tiên vào thông minh hóa hệ thống quản lý, vận hành chính quyền đô thị, thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số.

Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện, cách tiếp cận tổng thể
Vinh danh các thành phố thông minh của Việt Nam năm 2023.

Điển hình như hệ thống giám sát giám sát quan trắc môi trường của thành phố Đà Nẵng với hơn 70 camera thông minh, không chỉ quan trắc, phát hiện mà còn cho phép người dân cùng giám sát, báo cáo khi phát hiện vấn đề. Hệ thống kết hợp với 66 trạm quan trắc tự động, 15 hệ thống lấy mẫu nước thải tự động, giúp xử lý hiệu quả nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường của thành phố.

Trong khi đó, Ứng dụng Huế-S của tỉnh Thừa Thiên Huế với định vị là siêu ứng dụng, được tích hợp các dịch vụ của chính quyền cho người dân và doanh nghiệp, cho phép người dân tham gia giám sát, phản ánh các vấn đề phát sinh với tỉ lệ phản ánh được giải quyết rất nhanh chóng, kịp thời đạt trên 95% đã góp phần rất tích cực giải quyết nhiều vấn đề xã hội của tỉnh trong các lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, giáo dục thậm chí cả tín dụng đen…

Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh đã cầu thị, áp dụng hệ thống thu phí cảng biển thông minh, không chỉ thiết thực giúp quản lý các phương tiện ra vào bến cảng một cách nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, góp phần tăng thu ngân sách của Thành phố lên hơn 3,500 tỷ đồng; và quan trọng hơn, giúp 68.000 doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu, hậu cần, logistic tiết kiệm rất nhiều thời gian ra vào, thông quan nhanh chóng.

Cùng đó, để phát triển thành phố thông minh, bền vững, chính quyền đô thị trong khu vực và thế giới đang hướng tới xây dựng, chuẩn hóa hạ tầng dữ liệu số thống nhất và xuyên suốt với: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng số, kiến trúc dữ liệu hoàn chỉnh; Danh mục và tiêu chuẩn kết nối được chuẩn hóa; Cơ chế thu thập, khai thác dữ liệu minh bạch, hiệu quả. Các đô thị Việt Nam cũng đang hướng tới các mục tiêu này.

Thành phố Hà Nội, đưa cụm từ “thông minh” vào ngay trong Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Dữ liệu được xem là nguồn tài nguyên mới. Tháng 7 vừa qua, Hà Nội đã ban hành Danh mục dữ liệu mở. Các dữ liệu chuyên ngành sẽ được triển khai, chia sẻ trong nội bộ cơ quan nhà nước và công dân, tổ chức trong thời gian tới. Hà Nội cũng đang tập trung triển khai hạ tầng số và Trung tâm dữ liệu để sớm đưa vào khai thác, sử dụng trong quý IV 2023.

Chia sẻ về vấn đề phát triển bền vững đô thị thông minh ở Việt Nam, PGS. TS Doãn Hồng Nhung, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân tích rõ những thuận lợi cũng như thách thức đối với các đô thị. Mỗi đô thị có chiến lược phát triển, xây dựng thành phố thông minh có thể ứng dụng công nghệ của các quốc gia trên thế giới. Việc nhân rộng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi vùng miền, khai thác các thế mạnh của mỗi vùng đất, trở thành tiềm năng phát triển, giúp Việt Nam bước tiến ra thế giới nhanh, thông minh, an toàn hơn. Một số đô thị xây dựng cơ sở hạ tầng để đấu nối với nền tảng chung, tuy nhiên điều quan trọng là những dữ liệu đầu vào phải đúng, chính xác, đẩy đủ, phải chia sẻ được những dữ liệu đó để kết nối với thế mạnh của các quốc gia.

“Các địa phương cần cân nhắc lộ trình, bước tiến để có nền tảng cơ sở trong tương lai bởi xây dựng đô thị thông minh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như vị trí, diện tích, quy mô, dân số, dân tộc, đặc sản, tài nguyên, đặc biệt khi lựa chọn khu vực đô thị là phải đảm bảo đa dạng sinh học. Môi trường và sự phát triển bền vững sẽ tác động đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội… sự nhận diện của Việt Nam trên thế giới. Đặc biệt chất lượng cuộc sống, phong tục, tập quán tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân, do đó yếu tố hòa nhập nhưng không hòa tan là yếu tố quan trọng khi quy hoạch xây dựng các khu vực đô thị. Làm sao để mỗi thành phố thông minh bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở nơi đó nhưng vẫn phát huy được thế mạnh”, PGS. TS Doãn Hồng Nhung, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã bổ sung thêm 2 dự án nhà ở vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Phúc Thọ. Như vậy, năm 2025 huyện Phúc Thọ sẽ triển khai 151 dự án với diện tích 540,53 ha.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), ngày 23/1, Đoàn đại biểu Thành ủy Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng tại Di tích nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm).

Tin khác

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch như thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)…
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

(LĐTĐ) "Hành vi vi phạm đã bị chúng tôi phát hiện thì sẽ không thể trốn tránh được, trong trường hợp không thể phạt nóng sẽ tiến hành xác minh, phạt nguội sau chứ không để bỏ lọt vi phạm", đại diện Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 11 nhấn mạnh.
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Ban Quản lý bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức kiểm tra đột xuất các phương tiện vận tải hành khách.
Phòng, chống cháy nổ khi thắp hương, đốt vàng mã dịp Tết

Phòng, chống cháy nổ khi thắp hương, đốt vàng mã dịp Tết

(LĐTĐ) Việc thắp hương, đốt vàng mã tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và hộ gia đình sẽ gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy, nổ. Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần chủ động các biện pháp, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024

Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024

(LĐTĐ) Theo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an, sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168/2024, số vi phạm đã giảm rõ rệt, đặc biệt là nhóm các vi phạm dễ dẫn tới tai nạn giao thông như: Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, vi phạm tốc độ, vi phạm nồng độ cồn,...
Xem thêm
Phiên bản di động