Phát triển chăn nuôi lợn gắn với đảm bảo an toàn sinh học
Chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh | |
Cuối năm lại nóng chuyện giá cả thị trường | |
Hiệu quả từ mô hình kinh tế trang trại |
Theo báo cáo tại hội nghị “Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn” diễn ra ngày 6/5 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, tính đến hết tháng 4/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn trước khi có dịch tả lợn châu Phi, tăng bình quân 5,78%/tháng.
Quang cảnh hội nghị “Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. (Ảnh Mai Quý) |
Thống kê cho thấy, chỉ tính riêng 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh nuôi giữ khoảng 35% đàn lợn thương phẩm và tốc độ tái đàn lợn khu vực này đang tăng nhanh, đạt trên 17%.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, để đạt mục tiêu khôi phục đàn lợn cả nước bằng với thời điểm trước khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra trong cuối quý III và đầu quý IV năm nay phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó, chú trọng đến chăn nuôi hộ và các hợp tác xã.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, công tác tái đàn hiện nay cần nguồn vốn rất lớn vì vậy các địa phương cần sớm hoàn thành chi trả hỗ trợ tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi, chủ động công bố hết dịch để người dân có thể yên tâm tái đàn. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng nhóm đối tượng, tùy vào khả năng của địa phương.
Ngoài ra, các tỉnh phải tìm phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã về đất đai và thủ tục để mở rộng quy mô, dễ dàng đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi. Cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm thương mại với vai trò dẫn dắt và trách nhiệm xã hội tập trung chia sẻ các sản phẩm dịch vụ, con giống cho các nhóm hộ, hợp tác xã.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, bài học rút ra trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi đến nay là phải chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Nếu làm tốt công tác an toàn sinh học thì dịch bệnh rất khó để xâm nhập vào chuồng trại hoặc nếu có xâm nhập vẫn đủ thời gian và biện pháp để xử lý, khắc phục để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý, hiện nay các địa phương đang được khuyến khích tăng đàn, tái đàn nhưng phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học. Bởi thực tế mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn rất nhiều ngoài môi trường, nếu không làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh ngay lập tức sẽ xâm nhập vào trang trại và gây thiệt hại rất lớn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Nông thôn mới 09/01/2025 15:02
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22