-->

Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực

Thời gian qua, hoạt động sản xuất công nghiệp, công nghiệp chủ lực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực như chế biến, chế tạo trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều khởi sắc. Trong đó, các doanh nghiệp của Thủ đô đã phát huy được vai trò tiên phong; luôn chủ động, sáng tạo, tận dụng các cơ hội để tìm kiếm khách hàng và đổi mới công nghệ, thiết bị… Qua đó, góp phần tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp vẫn chưa “khoẻ” Thành phố Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 tăng 5,5% Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp Thủ đô

Số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, trong 9 tháng năm 2024, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành công nghiệp tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục tích cực, với nhiều điểm sáng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của Thành phố. Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023 (9 tháng năm 2023 tăng 2,5%), trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8%.

Đặc biệt, một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất máy móc thiết bị tăng 26,1%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 12,6%; sản xuất trang phục tăng 9,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,7%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 29,4%...

Giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Ảnh: B.D.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp Thủ đô liên tiếp tăng trưởng mạnh trong thời gian qua

Từ số liệu trên cho thấy, các sản phẩm công nghiệp chủ lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế Thủ đô. Theo số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội, hiện toàn Thành phố có 172 sản phẩm của 114 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố, đạt trên 100% so với mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, năm 2024 dự kiến công nhận 63 sản phẩm, của 35 doanh nghiệp, đưa tổng số sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố giai đoạn 2018 - 2024 lên 289 sản phẩm, của 191 lượt doanh nghiệp.

Đánh giá vai trò quan trọng của các sản phẩm công nghiệp chủ lực, bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Công Thương Hà Nội cho biết, xác định công nghiệp chủ lực đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 496/QĐ UBND ngày 26/1/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025, Quyết định số 4303/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã đẩy mạnh việc tổ chức các chương trình kết nối giao thương, hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô; Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa; Hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ - Thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ IOT/AI trong quản lý sản xuất; Hội nghị kết nối doanh nghiệp công nghiệp chủ lực với các doanh nghiệp FDI, tập đoàn, doanh nghiệp lớn tại Hà Nội...

Thông qua các hội chợ, các chương trình và sự kiện kết nối giao thương, các doanh nghiệp có thêm cơ hội đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, ký kết giao thương, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; tiếp cận, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, tự động hóa trong sản xuất kinh doanh, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, tiêu chuẩn, chất lượng và độ chính xác của sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh; Đồng thời, kết nối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng là những nhà sản xuất lớn, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.

Phát huy vai trò “đầu đàn” trong phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực

Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đưa ra định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp, theo đó Hà Nội đặt mục tiêu trở thành Trung tâm hàng đầu công nghiệp bán dẫn; trung tâm đi đầu công nghệ tin học (AI); phát triển sản phẩm nghề truyền thống; công nghệ hóa, dược, mỹ phẩm; công nghệ cao mới nổi/hydrogen và công nghệ sinh học…

Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực
Doanh nghiệp sản xuất chế tạo đẩy mạnh hợp tác và liên kết thông qua các chương trình kết nối giao thương.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng định hướng không gian công nghiệp tập trung vào 4 khu vực, bao gồm: Khu vực đô thị trung tâm, sẽ di dời các cơ sở sản xuất ra ngoài khu đô thị trung tâm. Phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất mỹ phẩm, dược liệu và dành không gian cho các hoạt động cộng đồng; khu vực phía Tây Thủ đô, ưu tiên đầu tư công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, hóa dược, mỹ phẩm; công nghệ điện tử, cơ điện tử; chế tạo máy móc, cơ khí chính xác, vật liệu mới, vật liệu kỹ thuật; vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Khu vực phía Bắc Thủ đô, ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp bán dẫn, cơ khí chế tạo, vật liệu kỹ thuật; hóa dược-mỹ phẩm; chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao và các ngành công nghiệp hỗ trợ;

Khu vực phía Nam Thủ đô, khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp công nghệ cao; chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao gắn với vùng nguyên liệu; cơ khí chế tạo và công nghiệp đường sắt; công nghiệp hỗ trợ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết, nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại trên toàn cầu cùng các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, bộ, ngành và Thành phố đã giúp cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội phục hồi tích cực, lấy lại đà tăng trưởng. Thậm chí, có ngành đạt tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19. Đây cũng là dấu hiệu tích cực để doanh nghiệp tự tin trong những tháng cuối năm 2024 và sẵn sàng bước sang năm 2025.

Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp, thành phố Hà Nội phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố. UBND Thành phố đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ giải pháp trên.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng chú trọng triển khai chính sách về lãi suất tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên... tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc, nhất là các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, tạo đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, thành phố Hà Nội tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa; theo sát diễn biến của kinh tế thế giới, làm tốt thông tin thị trường, nhất là thị trường tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các hiệp hội và doanh nghiệp khai thác, phát huy các thị trường truyền thống và khai mở thị trường mới, giàu tiềm năng; đẩy mạnh tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do, giúp doanh nghiệp nắm rõ cơ hội để thúc đẩy đầu tư sản xuất, liên kết chuỗi.

Đồng thời, đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước. Việc kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để tìm kiếm đối tác, đơn hàng, thị trường thông qua các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm...

Trước những cơ hội và sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành, thành phố Hà Nội, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam Lê Văn Quảng mong muốn, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực Hà Nội sẽ phát huy được vai trò "đầu đàn"; luôn chủ động, sáng tạo, tận dụng các cơ hội để tìm kiếm và mạnh dạn đi đầu trong đổi mới công nghệ, thiết bị… góp phần tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngày thi đấu thứ 3: Xác định những đội bóng đầu tiên có mặt ở vòng Tứ kết

Ngày thi đấu thứ 3: Xác định những đội bóng đầu tiên có mặt ở vòng Tứ kết

Sau ngày thi đấu thứ 3 của Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã xác định được những đội bóng đầu tiên có mặt ở vòng Tứ kết.
Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (15/4/2025).
Gần 2.000 người tham gia Hội khỏe quận Cầu Giấy năm 2025

Gần 2.000 người tham gia Hội khỏe quận Cầu Giấy năm 2025

Ngày 15/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy phối hợp với Trung tâm Văn hoá thông tin, thể thao và du lịch quận tổ chức Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động, lực lượng vũ trang và sinh viên, giải thể thao các lứa tuổi quận Cầu Giấy năm 2025.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Chú trọng xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Chú trọng xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã tập trung xây dựng Công đoàn (CĐCS) vững mạnh; góp phần hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trong quý I/2025.
LĐLĐ quận Ba Đình: Chú trọng công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Chú trọng công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động

Sáng 15/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội tổ chức lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho 165 đồng chí là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Công đoàn, cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ cơ sở…
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.

Tin khác

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động