Phát huy hơn nữa giá trị di sản khu Hoàng thành Thăng Long
Phố cổ Hà Nội: Khai mạc chuỗi hoạt động nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam | |
Khai mạc “Ngày hội di sản văn hóa Việt Nam” | |
Ngăn chặn kịp thời các hành vi viết bậy lên di tích, di sản |
Thời gian vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nhằm giới thiệu rộng rãi giá trị các di sản đến nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Trong đó, nổi bật có một số sự kiện thường niên, gắn với khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, như: Hội sách Hà Nội, Liên hoan Du lịch làng nghề, Liên hoan âm nhạc quốc tế Gió mùa...
Cần phát huy hơn nữa giá trị di sản khu Hoàng thành Thăng Long |
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội cũng chủ động triển khai phối hợp với các công ty du lịch để xây dựng Đề án phát triển du lịch Hoàng Thành Thăng Long, đưa nơi đây thành một điểm đến trong hành trình khám phá các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội...
Đặc biệt, Trung tâm đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai Chương trình giáo dục di sản Hoàng Thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa trong các trường học trên địa bàn. Trong năm học 2018-2019, đã có trên 19 nghìn học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản.
Các nữ công nhân viên chức lao đông Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ tổ chức dâng hương, thăm quan tại Điện Kính Thiên - Hoàng thành Thăng Long. |
Từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, lượng du khách đến với Hoàng Thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa cũng ngày càng tăng lên, nếu nhu năm 2016 có gần 400 nghìn lượt du khách thì đến năm 2018 đạt 620 nghìn lượt và ước đến năm 2020 là 970 nghìn lượt. Tổng thu từ khách du lịch năm 2016 đạt 6,23 tỷ đồng; ước cả năm 2019 đạt trên 12 tỷ đồng...
Bên cạnh những kết quả khả quan, ông Trần Việt Anh Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, cũng nêu ra những khó khăn, hạn chế, như: Tốc độ tăng trưởng về lượng khách và doanh thu đạt chỉ tiêu, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, nhất là tại Khu di tích Cổ Loa; việc triển khai một số đề án, dự án trọng tâm của Trung tâm còn chậm; hạ tầng, cơ sở vật chất, cảnh quan chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; chưa có nhiều di chỉ, hiện vật khảo cổ... nên chưa có tính hấp dẫn về du lịch, do đó, để đưa di sản đến đúng “tầm” vẫn còn là chặng đường dài để đi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05