-->
Nhân kỷ niệm 74 năm cách mạng tháng Tám và chuẩn bị nghỉ lễ 2/9

Phát huy Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng

(LĐTĐ) Sắp đến Tết Độc Lập mùng 2 tháng 9, Thủ đô Hà Nội lại bừng sáng lộng lẫy trên mọi cung đường để đón du khách tứ phương về Thủ đô mừng ngày đại lễ. Nhiều năm trở lại đây, người dân Hà Nội đã ý thức hơn trong việc bảo vệ cảnh quan đô thị và khách du lịch đến với Thủ đô Hà Nội dường như đã có thói quen “nhập gia tùy tục”, cùng chung tay bảo vệ môi trường nơi mình đến. Thành phố Hà Nội hiếu khách cũng có nhiều chương trình, kế hoạch để đảm bảo cho du khách có một dịp lễ an toàn, văn minh.
phat huy bo quy tac ung xu noi cong cong Sức lan toả từ hai Bộ quy tắc ứng xử
phat huy bo quy tac ung xu noi cong cong Triển khai các mô hình tuyên truyền Quy tắc ứng xử

Mỗi ngày có hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm các danh thắng ở Việt Nam. Trước đây thường xuất hiện những thói quen không đẹp tại các điểm vui chơi như nói chuyện, nghe điện thoại ồn ào nơi công cộng, dẫm nát hoa, hái hoa bẻ cành, phá hoại nơi trưng bày, vứt rác ra điểm vui chơi, di tích, chen lấn, xô đẩy, ăn mặc phản cảm…. vẫn diễn ra.

Nhiều du khách còn có hành vi trốn vé tàu điện, vé tham quan tại các điểm đến, sẵn sàng chen lấn khi vào nhà hàng, khi ăn buffet, thiếu tôn trọng các quy định. Trong khi đó, tình trạng "chặt chém" tại nhiều điểm đến trong nước đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít du khách trong và ngoài nước... Nhiều năm trở lại đây, hiện tượng phản cảm này dường như đã biến mất.

phat huy bo quy tac ung xu noi cong cong

Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành “Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch”. Đây là lần đầu tiên ngành Văn hóa du lịch ban hành Bộ quy tắc Ứng xử văn minh du lịch trên quy mô cả nước. Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch đưa ra những quy định mang tính chuẩn mực nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh với đối tượng áp dụng là khách du lịch là người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đi du lịch Việt Nam; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch. Ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch là yếu tố hết sức quan trọng, cần thiết để phát triển du lịch bền vững, có chất lượng, có chiều sâu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Cụ thể, với khách du lịch, thông điệp về ứng xử là văn minh, tự trọng và trách nhiệm, thể hiện ở việc tuân thủ nội quy, xếp hàng trật tự, đúng giờ, trang phục phù hợp, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, không vứt rác, không phá hoại môi trường... Cũng trong nội dung này, Bộ Quy tắc khuyến khích khách du lịch ủng hộ các sản phẩm và đồ lưu niệm sản xuất tại địa phương, không mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã...

Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch cần tuân thủ quy định pháp luật về lĩnh vực thực hiện và quy định của địa phương nơi cung cấp dịch vụ; niêm yết công khai giá dịch vụ; không chèo kéo, đeo bám khách du lịch; không lợi dụng thời điểm đông khách để nâng giá, ép giá, cung cấp dịch vụ kém chất lượng cho khách du lịch; không sử dụng, giả mạo thương hiệu của đơn vị khác…

Thông điệp về ứng xử văn minh được đưa ra đối với doanh nghiệp lữ hành là chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng thông qua việc cung cấp đầy đủ dịch vụ theo chương trình du lịch đã cam kết; hướng dẫn, khuyến cáo về quy định pháp luật, tập quán nơi đến trước và trong quá trình đi du lịch cho khách; không để người nước ngoài lợi dụng “núp bóng” kinh doanh lữ hành bất hợp pháp; không sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp lữ hành khác quảng bá cho sản phẩm của mình…

Bộ Quy tắc đưa ra thông điệp chuyên nghiệp, thân thiện, yêu nghề đối với hướng dẫn viên du lịch, đề cao đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên, phục vụ khách theo đúng chương trình du lịch, tôn trọng khách… Các cơ sở lưu trú cung cấp đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn chất lượng các dịch vụ đã quảng cáo và bán cho khách; vệ sinh môi trường sạch sẽ, trang trọng trong và ngoài cơ sở lưu trú du lịch; ứng xử đúng mực, tôn trọng khách hàng, chuyên nghiệp, ân cần, chu đáo, niềm nở, tận tâm, thân thiện khi phục vụ khách; niêm yết công khai giá và dịch vụ; không lợi dụng thời điểm đông khách để ép giá, cung cấp dịch vụ kém chất lượng…

Cộng đồng dân cư Thủ đô cũng ứng xử hiếu khách, thân thiện và văn minh bằng cách nói lời hay, cử chỉ đẹp, thân thiện với khách du lịch; nhiệt tình giúp đỡ du khách; không chèo kéo, đeo bám khách du lịch; không có lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa, khiếm nhã với khách du lịch… Cư dân còn là đối tượng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc. Cùng với đó, Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch còn đưa ra các quy tắc chuẩn mực đối với các đơn vị vận chuyển khách du lịch như nhà hàng, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, điểm mua sắm phục vụ khách du lịch; điểm tham quan, điểm du lịch.

Để sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, Bộ Quy tắc đã đề ra 10 khẩu hiệu tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch gồm: Nâng cao hình ảnh du khách Việt; Du lịch có hiểu biết và có trách nhiệm; Việt Nam – Điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh; Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch; Du lịch hướng tới sự chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; Ứng xử văn minh là tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người; Nói không với dịch vụ kém chất lượng; Ứng xử đúng mực, thái độ thân thiện, tinh thần tận tụy; Xếp hàng là văn minh; Nói lời hay, cử chỉ đẹp.

Để tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội, nhân dịp Tết độc lập mùng 2 tháng 9 năm 2019, Sở Du lịch Hà Nội vừa có công văn gửi các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, yêu cầu bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường trong dịp nghỉ Lễ 2/9. Theo đó, yêu cầu các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn chủ động xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, chú trọng sản phẩm có tính độc đáo, hấp dẫn, chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho du khách.

Đặc biệt tích cực tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng người làm du lịch và các du khách thực hiện tốt “Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội” của UBND thành phố Hà Nội ban hành và nội dung ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội “10 điều nên và không nên khi đi du lịch” do Sở Du lịch Hà Nội ban hành.

Đối với công tác bảo vệ môi trường, các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nâng cao trách nhiệm trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nơi thu gom, tập kết, phân loại rác thải phải được bố trí ở nơi hợp lý; giữ cảnh quan thủ đô phong quang, sạch đẹp, gọn gàng, thuận tiện cho du khách thập phương đến Hà Nội trong đợt nghỉ lễ cao điểm. Các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng quan tâm trang trí, góp phần tạo diện mạo đẹp cho cơ sở và chung cho thành phố. Bố trí nơi đón tiếp thuận tiện với hệ thống bảng biển chỉ dẫn khoa học, có mỹ quan. Ngoài ra, công tác đảm bảo an toàn cho du khách cũng đặc biệt được chú trọng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động