Phát hiện bệnh qua tình trạng răng miệng
Vệ sinh răng miệng tốt không chỉ bảo vệ bạn trước bệnh sâu răng và hôi miệng. Nó rất quan trọng vì có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh nội khoa như bệnh tim mạch và loãng xương.
Và còn một điều nữa: Tình trạng răng, miệng và nướu có thể “bật mí” cho bác sĩ về các vấn đề khác mà bạn cần phải giải quyết. Bằng cách kiểm tra răng miệng, bác sĩ có thể xác định những rối loạn ăn uống, vấn đề về giấc ngủ, lo lắng, căng thẳng và v.v….
Dưới đây là một số điều mà bác sĩ có thể nhìn thấy về sức khoẻ tổng thể của bạn chỉ bằng cách khám răng miệng:
1. Lo lắng hoặc ngủ kém
Răng có thể là manh mối về bất kì sự lo lắng nào mà bạn có thể cảm thấy. Stress, lo âu hoặc rối loạn giấc ngủ có thể gây nghiến răng. Tật nghiến răng (bruxism), thuật ngữ y học chỉ tình trạng này, thường gặp ở người bị chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Charles Rankin, giảng viên Trường Y Nha khoa Đại học Tufts, giải thích rằng răng khỏe mạnh đạt đến một chiều cao nhất định và có răng cưa không đều. "Nghiến răng [vào ban đêm] làm giảm độ dài của răng".
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm nếu nghiến răng là hỏi bác sĩ về việc sử dụng dụng cụ bảo vệ răng ban đêm để ngăn ngừa tình trạng này.
Sau đó, bệnh nhân cần tham gia vào một chương trình tập luyện hoặc tư vấn tâm lý.
2. Rối loạn ăn uống
Một số loại rối loạn ăn uống, như chứng chán ăn hoặc cuồng ăn, có thể biểu hiện rõ ràng trước bác sĩ nha khoa. Nghiên cứu cho thấy axit dạ dày do nôn, có liên quan đến các tình trạng bệnh này, có thể ăn mòn cả men răng và ngà răng, lớp phủ mềm hơn bên dưới men răng. Tình trạng ăn mòn thường được thấy ở mặt sau của răng.
Nhưng trong khi mòn men răng có thể thúc đẩy bác sĩ tìm hiểu về rối loạn ăn uống, thì không phải lúc nào nó cũng là thủ phạm. Mòn men răng có thể là di truyền hoặc bẩm sinh. Thậm chí trào ngược a xít cũng có thể là nguyên nhân.
3. Chế độ ăn
Cà phê, chè, các loại nước sốt như marinara, nước tăng lực và các loại quả mọng sẫm màu thường để lại vết ố trên răng. Cả sô cô la, kẹo và soda sẫm màu cũng vậy.
"Nhưng có những việc bạn có thể làm," Rankin nói. "Ví dụ như uống cà phê và soda qua ống hút - để nó không tiếp xúc với răng. Súc miệng và đánh răng ngay sau khi ăn sẽ giúp ích rất nhiều".
Và tất cả chúng ta đều biết rằng đường có thể gây sâu răng. Nhưng theo Rankin, nếu bệnh nhân thực sự đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi lần ăn kẹo thì nguy cơ gặp phải vấn đề về răng sẽ nhỏ hơn nhiều.
4. Lạm dụng rượu
Lạm dụng rượu có thể phá hỏng những thói quen vệ sinh răng miệng tốt và bác sĩ có thể ngửi thấy mùi cồn trong hơi thở của bệnh nhân.
Một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Periodontology cũng tìm thấy một số liên quan giữa uống rượu bia và sức khoẻ răng miệng. Các nhà nghiên cứu Brazil thấy rằng bệnh nướu răng, hay viêm nha chu, tăng lên cùng với tần suất uống rượu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra vệ sinh răng miệng kém là một đặc điểm phổ biến ở những người uống quá nhiều bia rượu. Những đối tượng không có bệnh nướu răng có nhiều cao răng hơn những người không uống rượu, có thể là do rượu làm chậm quá trình sản xuất nước bọt và làm khô miệng.
5. Bệnh tim hoặc tiểu đường
Trong số những người không biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không, tình trạng nướu răng kém đã được chứng minh là có liên quan với bệnh tiểu đường. Đây là một bệnh cảnh khá quan trọng trong đó bác sĩ nha khoa có thể giúp phát hiện bệnh tiểu đường.
Mối liên quan giữa viêm nha chu và bệnh tiểu đường còn chưa được hiểu hết, tuy nhiên các nhà nghiên cứu biết đây là mối quan hệ hai chiều: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu răng, và viêm nướu răng tác động tiêu cực đến khả năng kiểm soát đường huyết, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Diabetologia, và có thể tình trạng viêm của nướu răng gây ra mối liên quan giữa bệnh nướu răng, đái tháo đường và viêm nha chu.
Hơn nữa, những người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc loại bệnh nướu răng nặng nhất này gấp 3 lần. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch, hãy giữ gìn sức khoẻ răng miệng bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Có thể vi khuẩn trú ngụ bên dưới nướu bị viêm và làm bệnh nặng thêm.
Giống như việc giữ cho mọi vùng trên cơ thể khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên để ý tất cả những gì có vẻ không bình thường và luôn tò mò về những gì đang xảy ra trong miệng. Điều này bao gồm cảnh giác với những tình trạng đau, sưng, chảy máu nướu răng, răng vỡ hoặc lung lay, mòn men răng.
"Nếu bác sĩ khám và phát hiện thấy những dấu hiệu này, họ sẽ phải đặt ra nghi ngờ", Rankin nói. "Nhưng bệnh nhân thực sự là tuyền phòng ngự đầu tiên."
Hãy chăm sóc cho nụ cười - và sức khỏe của bạn.
Theo Cẩm Tú/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58