Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ bùng nổ theo hướng lành mạnh
Thắt chặt thị trường trái phiếu vì nền tài chính lành mạnh Nghị định mới khai thông thị trường trái phiếu Tăng trách nhiệm để phát triển thị trường trái phiếu lành mạnh |
Theo báo cáo đánh giá tác động Nghị định 65/2022/NĐ-CP của FiinRatings, một trong những tác động lớn nhất tới tổ chức phát hành là không siết điều kiện chào bán nhưng quy định về hồ sơ chào bán và phương thức phát hành chặt chẽ hơn trước rất nhiều.
Vì vậy, chỉ những doanh nghiệp có năng lực và hồ sơ minh bạch mới có thể tiếp tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Mặt khác, vẫn sẽ có những doanh nghiệp tiếp tục gặp khó trong việc cơ cấu lại nợ và dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, đây là vấn đề thị trường và thông lệ quốc tế mà thị trường Việt Nam cần phải chấp nhận để phát triển lành mạnh và bền vững.
![]() |
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp được dự đoán sẽ phát triển theo hướng lành mạnh |
Với góc nhìn lạc quan về nghị định mới, FiinRatings cho rằng nhu cầu phát hành trái phiếu được giải tỏa, khối lượng phát hành dự kiến sẽ gia tăng trở lại, đặc biệt sau tình trạng dồn nén và chờ đợi định hướng chính sách trong nhiều tháng. Bởi hiện dù kênh vốn tín dụng ngân hàng cũng được nới ở mức độ nhất định nhưng không thể đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nhất là các ngành có nhu cầu vốn trung và dài hạn như bất động sản và năng lượng.
Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp của ngành cũng đang rất yếu, đặc biệt sau rúng động từ vụ trái phiếu Tân Hoàng Minh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trải qua giai đoạn trầm lắng từ đầu quý 2 đến nay. Thậm chí có những tháng chỉ có 1, 2 đợt phát hành của ngành. Bởi vậy Nghị định 65 ra đời sẽ tạo động lực cho các nhà phát hành đủ điều kiện nhanh chóng xây dựng phương án chào bán trái phiếu.
Bên cạnh đó, Nghị định 65 có sửa đổi bổ sung những quy định nhằm đảm bảo sự phát triển của thị trường trong dài hạn, trong đó, Điều 15 và Điều 16 bổ sung điều kiện doanh nghiệp chào bán riêng lẻ phải đăng ký lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD) và đăng ký giao dịch trái phiếu phát hành trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán. Nghị định cũng ấn định thời gian vận hành của hệ thống lưu ký và giao dịch là giữa năm 2023.
Thông tin mới nhất về tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 9/2022 và 9 tháng đầu năm 2022, Bộ Tài chính cho biết, thị trường trái phiếu trong tháng 9, giá trị giao dịch bình quân đạt 6.987 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với tháng trước. Tính từ đầu năm tới nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 9.326 tỷ đồng/phiên, giảm 18,2% so với bình quân năm trước. Đến cuối tháng 8/2022, thị trường có 440 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.687 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm 2021 (tương đương 20,1% GDP). |
Đây là nỗ lực đúng đắn để quản lý hoạt động giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành một thị trường giao dịch có tổ chức, có bài bản, từ đó có thể kiểm soát được từ đầu đến cuối quy trình phát hành trái phiếu riêng lẻ. Tập trung lưu ký tại VSD cũng sẽ giúp quản lý tốt hơn, nhất là trong công tác xác định nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng như đảm bảo quyền lợi của họ.
Việc thành lập thị trường giao dịch trái phiếu riêng lẻ cũng sẽ lành mạnh hóa hoạt động phân phối trái phiếu doanh nghiệp, hạn chế các hành vi chào bán tràn lan, vi phạm quy định. Mặc dù vậy, FiinRatings dự báo mức tăng sẽ không quá cao do thiếu hụt nguồn cầu, bởi các điều kiện chặt chẽ hơn trong việc xét nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp.
Khác với các dự thảo trước đó, Nghị định 65 ban hành vẫn cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ nhưng chỉ cho chính doanh nghiệp đó. Quy định mới giải tỏa nỗi lo của thị trường khi các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ. Đồng thời, điều này sẽ củng cố thêm nhu cầu tìm kiếm các kênh vốn khác để đảo nợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp bất động sản vốn sở hữu nhiều công ty con/liên kết để phát triển dự án.
Do thị trường cần có đủ thời gian để làm quen với quy định và khẩn trương thực hiện các hoạt động phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu vốn nên FiinRatings dự báo quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ chỉ tăng mạnh trở lại kể từ năm sau, đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối năm 2023.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương
Tin khác

Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà
Kinh tế 23/07/2025 08:04

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
Tài chính 21/07/2025 19:38

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng
Tài chính 21/07/2025 16:35

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới
Tài chính 21/07/2025 08:38

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Tài chính 20/07/2025 20:53

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng
Tài chính 15/07/2025 15:09

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế
Tài chính 15/07/2025 13:14

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Tài chính 15/07/2025 12:53

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin
Tài chính 14/07/2025 22:39

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế
Tài chính 12/07/2025 07:31