-->

Phan Minh Châu - Người vẽ Hà Nội qua cầu Long Biên

Đã từ rất lâu, Thủ đô Hà Nội với vẻ thâm trầm, bề dày lịch sử, sự sầm uất của đô thị, những góc phố buồn phủ màu thời gian, với dòng sông Hồng bao quanh… đã luôn là đề tài của nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng. Mỗi họa sỹ có lối đi riêng của mình, và hơn hết, họ đều thể hiện tình yêu của mình với Thủ đô ngàn năm văn vật. Trong dòng chảy của hội họa về Hà Nội, có một họa sỹ vẫn âm thầm khắc họa tình yêu của mình với Thủ đô qua hình tượng cây cầu Long Biên. Đó là Phan Minh Châu, một người yêu Hà Nội đến cháy bỏng, đến cuồng si.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Có lúc tôi đứng vẽ nhiều tiếng đồng hồ liền và quên mọi thứ" Nhà văn viết cho thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh được tôn vinh Hiệp sĩ Dế Mèn Ký ức của nghệ sĩ chụp ảnh Bác

Nhắc đến Phan Minh Châu với cương vị họa sỹ, có thể nhiều người sẽ ngỡ ngàng, vì họ đã quen với hình ảnh chị trong vai trò một ca sỹ nổi danh từ rất lâu, khi phong trào ca hát trong giới sinh viên còn đang ở đỉnh cao. Ngày ấy, chị là thành viên cốt cán của nhóm Ca khúc sinh viên gồm những người được giải nhất ca nhạc của các trường đại học Thủ đô. Rồi chị lại được giải nhất trong cuộc thi hát tương tự như Sao Mai điểm hẹn ngày nay, mà trong cuộc thi đó nữ danh ca Hồng Nhung được giải đặc biệt.

Lẽ ra chị đã theo nghề ca hát chuyên nghiệp nếu như số phận không đưa chị về Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, nơi mà chị dành cả thời sung sức nhất để đào tạo ra những tài năng nghệ thuật, cho cả phong trào và cho cả chuyên nghiệp. Trong những năm ấy, Phan Minh Châu đã tạo mọi điều kiện cho những người làm nghệ thuật có cơ hội để phát triển, để mài giũa, để sau này có những trải nghiệm mà yên tâm bước đi trên con đường gian nan ấy.

Bẵng đi một thời gian, Phan Minh Châu không xuất hiện ở những nơi đông người, những cuộc thi mà chị hay làm giám khảo, những hoạt động nghệ thuật phong trào và cả bán chuyên nghiệp. Lý do đơn giản là chị đã tìm thấy mình, một lần nữa, trong hội họa. Đầu tiên cũng chỉ là đam mê, là khám phá, bởi với tố chất nghệ sỹ tiềm tàng, Phan Minh Châu luôn yêu thích cái mới, cái lạ. Nhưng càng vẽ, chị càng thấy đây mới chính là môn nghệ thuật hợp với mình nhất. Và đề tài mà chị vẽ từ ngày đầu cầm cọ đến lúc này, là cầu Long Biên.

Phan Minh Châu - Người vẽ Hà Nội qua cầu Long Biên
Đề tài mà Phan Minh Châu vẽ từ ngày đầu cầm cọ đến lúc này là cầu Long Biên.

Với Phan Minh Châu, cầu Long Biên như một chứng nhân của lịch sử, của những thăng trầm trong cuộc sống. Không chỉ bởi vẻ đẹp về kiến trúc, như chị tâm sự, là bởi vẻ đẹp đó là điều hiển nhiên không cần phải bàn cãi. Cầu Long Biên, qua từng ấy năm, qua cả hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, vẫn sừng sững đứng đó. Mỗi khi trở về, nhìn thấy cầu Long Biên, người ta có cảm giác là mình đã về đến Thủ đô yêu dấu. Phan Minh Châu yêu cầu Long Biên đến mức ngay cả trong những bức tranh vẽ về chủ đề khác, bạn bè và đồng nghiệp vẫn nhận ra thấp thoáng hình ảnh của cây cầu lịch sử ấy.

Bắt đầu vẽ từ năm 2004, khi Cung Văn hóa Hữu nghị Việt xô, nơi chị công tác lúc ấy, quy tụ rất nhiều họa sỹ tài danh, đến năm 2007, một sự tình cờ đã khiến Phan Minh Châu thêm vững tin vào lựa chọn của mình. Năm ấy, một Việt kiều Pháp yêu và hiểu hội họa đã tìm đến xưởng vẽ của chị, xem tranh và ngay lập tức mở cho chị một cuộc triển lãm ngay trên cầu Long Biên. Chị kể, lúc đó tâm trạng cực kỳ phấn khích, bởi mình đã được thừa nhận.

Sau cuộc triển lãm đầy ấn tượng đó, chị có thêm một số lời đề nghị mua tranh, nhất là những bức vẽ về cầu Long Biên. Nhưng lúc đó, Phan Minh Châu nhất quyết không bán, cho dù số tiền đề nghị không phải là nhỏ. Chị bảo, cảm giác lúc đó là không muốn rời xa những đứa con tinh thần của mình, bởi chị sợ cái cảm giác một ngày nào đó sẽ không còn vẽ được như thế nữa.

Dù Phan Minh Châu biết rằng sau này, có thể những tác phẩm của mình sẽ điêu luyện hơn về đường nét, về màu sắc, về bố cục cũng như ý tưởng, nhưng cái cảm xúc của ngày đầu hối hả đam mê ấy chưa chắc đã trở lại. Chị bảo, có lẽ bây giờ sẽ nghĩ khác nhưng hồi đó, chỉ nghĩ là phải giữ những đứa con tinh thần của mình lại, dù biết rằng đã theo con đường hội họa này, là rất cần đến tiền để trang trải cho chi phí mua vật liệu vẽ vốn chưa bao giờ là rẻ cả.

Phan Minh Châu - Người vẽ Hà Nội qua cầu Long Biên
Phan Minh Châu vẽ cầu Long Biên trong miệt mài, trong cơn say sáng tạo.

Nhưng chị vẫn còn niềm an ủi là một trong số những bức tranh vẽ cầu Long Biên ấy của chị đã được đưa vào sách hội họa của Pháp. Với chị, đó là một niềm hãnh diện, là một bảo chứng về khả năng hội họa của mình, và đương nhiên, là một niềm vui lớn. Vì Phan Minh Châu biết, mình đã đi đúng hướng, đã tìm lại thấy con người nghệ thuật của mình trong hội họa. Những ngày mới cầm cọ, nếu không được các thầy đi trước phát hiện và cổ vũ, chưa chắc chị đã toàn tâm toàn ý cho ngày hôm nay.

Bây giờ, Phan Minh Châu vẫn vẽ cầu Long Biên bên cạnh những chủ đề khác. Trong miệt mài. Trong cơn say sáng tạo. Trong những góc nhìn mới lạ của chị về cây cầu lịch sử ấy. Có lúc là cây cầu Long Biên bình yên vững chãi trong cơn lốc của thời gian, của đổi thay. Có lúc, lại là cây cầu Long Biên cổ xưa, hiền dịu, mặc nhiên chứng kiến và chia sẻ với số phận con người. Có lúc, cây cầu lại là nơi neo đậu cho những cảm xúc của chị về những phận người nổi trôi theo con nước hai bên dòng sông Hồng mà trong tiềm thức của người Việt từ xưa đến nay, đã là dòng sông Cái, dòng sông Mẹ.

Hỏi chị sắp tới có mở triển lãm cá nhân không, bởi số lượng tranh của chị hiện giờ khá nhiều và đã được đồng nghiệp cũng như bạn bè đánh giá cao, Phan Minh Châu bảo, chắc chắn sẽ có. Bởi chị tuy không muốn làm những việc rình rang, nhưng cũng là dịp để bạn bè đồng nghiệp gặp gỡ, và cũng là dịp để Phan Minh Châu tự đánh giá lại con đường sáng tác của mình.

Nguyễn Toàn Thắng

Nên xem

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Nhằm nâng cao hiểu biết cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động