Phải xử lý nghiêm minh
Hạn chế tối đa bạo lực học đường | |
Miễn giảm chi phí cho nạn nhân bạo lực gia đình |
Bạo lực dần trở thành thói quen
Những ngày qua dư luận hết sức bất bình trước thông tin, một nữ cán bộ y tế phường Trung Hòa trong quá trình đi phun hóa chất chống dịch sốt xuất huyết vào chiều ngày 24/8, khi đang tư vấn cho người dân thì một thanh niên xuất hiện có lời nói khiếm nhã, sau đó người này đã hành hung nữ cán bộ y tế phường. Sự việc ngay lập tức đã được cơ quan chức năng phường Trung Hòa xử lý.
Cần xử lý nghiêm minh vấn nạn bạo lực phụ nữ. Nguồn SKĐS |
Trước đó, ngày 18/8 tại Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An, một clip ngắn ghi lại hình ảnh Giám đốc doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh, đã có hành động hành hung đối với bác sỹ, điều dưỡng trong ê kíp trực khi cho rằng ê kíp này “không nhiệt tình” trong quá trình cấp cứu một bệnh nhân tại đây. Xa hơn nữa, vào đầu tháng 8 tại TP. Hồ Chí Minh, sự việc anh K.C.S một doanh nhân thành đạt, một kiến trúc sư có tiếng đã tát vào mặt nữ nhân viên tại Trung tâm thương mại Saigon Centre (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Điều bức xúc hơn đó chính là việc nữ nhân viên này đang mang thai và trước khi dẫn đến hành động bạo lực này, theo camera ghi hình thì vị doanh nhân kia đã có cử chỉ được cho là hách dịch…
Qua hàng loạt sự việc nói trên dư luận cho rằng, phải chăng bạo lực đã trở thành một thói quen và thói quen ấy có cả ở những người được gọi là “tri thức”-chị Kim Yến (ở KĐT Xa La, Hà Đông) chia sẻ, tôi thấy ngày càng xuất hiện nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực, nhất là bạo lực với phụ nữ những người chân yếu, tay mềm. Đặc biệt, vấn đề bạo lực không chỉ xảy ra với những người được cho là “xã hội” có trình độ hiểu biết, nhận thức kém. Mà giờ lại cả đối với những người tri thức, những doanh nhân thành đạt hay với cả những công chức, viên chức nhà nước… là điều không thể chấp nhận được.
Có thế nói, những sự việc trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong các hành xử xấu giữa con người với con người. Tuy nhiên, điều khiến dư luận bức xúc nhất bởi, nếu đây là vấn đề bạo lực trong gia đình thì lại là một câu chuyện khác, còn việc đánh đập, hành hung, xúc phạm người phụ nữ ngay chốn công cộng giờ không còn là chuyện hiếm. Làm gì để loại bỏ vấn nạn trên khỏi đời sống xã hội? Đó là câu hỏi không chỉ của chị Yến mà của cả cộng đồng.
Cần xử lý nghiêm minh nạn bạo hành nơi công cộng
Đề cập đến vấn đề trên, Ths tâm Lý Trương Xuân Thiên cho rằng, việc bạo hành phụ nữ, thiếu tôn trọng phụ nữ cùng cách hành xử thiếu văn minh nơi công cộng của những người được coi là tri thức, cán bộ, doanh nhân…là một hành vi xấu cần lên án. Điều đáng nói là đa số các hành vi bạo lực, xâm phạm người khác diễn ra tại nơi công cộng lại chỉ được xử lý rất cảm tính, dễ dàng cho qua sau những lời xin lỗi lấp liếm. Số ít trong những vụ việc trên bị đưa ra truy tố trước pháp luật, còn lại phần lớn vụ việc vẫn là đôi bên tự giải quyết bằng “tình nghĩa” và đây chính là lý do khiến các vụ bạo hành phụ nữ nơi công cộng ngày một diễn ra nhiều hơn, rộng hơn và len lỏi vào cả những người được cho là trí thức, là hiểu biết nhất.
Hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm quy định về trật tự công cộng, căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau, trong trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. |
“Dường như chúng ta đang chứng kiến một nghịch lý, xã hội càng phát triển thì đạo đức, lối sống giữa con người với con người càng đi xuống. Việc bạo hành với phụ nữ từ lâu đã là vấn đề không thế chấp nhận được, nhưng bạo hành ở nơi công cộng và người bạo hành là những người được cho là tri thức là người có hiểu biết, nhưng lại có cách hành xử như những người không hiểu biết, thì không chấp nhận và pháp luật cần xử lý mạnh tay. Tại các nước phát triển, các hành vi nói trên, đặc biệt có liên quan đến hành xử bạo lực với phụ nữ sẽ bị nghiêm trị, dù bên bị hại có tố cáo hay không. Đó là một trong những lý do khiến người phụ nữ được tuyệt đối tôn trọng, luôn được bảo vệ trước pháp luật. Tại Việt Nam, việc xử lý bằng thỏa thuận, tình nghĩa, xí xóa cho qua rất dễ tạo ra những tiền lệ xấu, khiến hành vi sai trái không bị xử lý nghiêm, tạo tâm lý nhờn luật”, ông Thiên cho hay.
Đồng quan điểm với ông Thiên, Luật sư Đào Đăng Sơn (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định những hành vi, cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác…sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hành vi quấy rối mà xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì cũng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự về tội Làm nhục người khác. Còn nếu sự việc bạo hành diễn ra nơi công cộng, thì cơ quan chức năng có thể truy tố thêm về tội gây rối trật tự nơi công cộng.
Theo đó, hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm quy định về trật tự công cộng, căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau, trong trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
“Chế tài đã có, nhưng nếu không được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, thì vấn đề bạo lực nơi công cộng, đặc biệt là đối với những người phụ nữ chắc chắn sẽ còn tiếp diễn. Cần mạnh tay xử lý vấn nạn này, không vì là tri thức hay doanh nhân mà cho qua, cần thiết truy tố trước pháp luật để làm gương cho người khác. Thậm chí cần tăng mức chế tài xử lý, như vậy mới đủ sức răn đe và vấn nạn bạo hành phụ nữ nơi công cộng mới được kiểm soát và loại bỏ”, ông Sơn nói.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14