Phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm
Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt ít nhất 95% Bình Dương phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 25% mỗi quý |
Phát biểu kết luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sáng 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh hội nghị được triển khai với tinh thần rất tích cực, khẩn trương, các phát biểu rất trách nhiệm, sát thực tế, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả trong năm 2023.
Đưa vào sử dụng 310km đường bộ cao tốc
Về những kết quả đạt được, các đại biểu đánh giá Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành đã chỉ đạo công tác giải ngân vốn đầu tư công đồng bộ, khẩn trương, quyết liệt, sát sao, hiệu quả…
Các tổ công tác đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc, đánh giá và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các bộ, ngành địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp với tinh thần tháo gỡ những "nút thắt", "điểm nghẽn", đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế, chính sách, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về giải ngân đầu tư công.
Công tác giải ngân vốn đầu tư công đã được triển khai đồng bộ và đạt được một số kết quả tích cực. Giải ngân năm 2022 (tính đến hết tháng 1/2023) là trên 541 nghìn tỷ đồng, đạt gần 93,5% kế hoạch, tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 đạt 95,11%) nhưng là năm có số tuyệt đối giải ngân cao nhất so với các năm trước đây, tăng khoảng 23,5% (khoảng 103 nghìn tỷ đồng) so với năm 2021.
Trong đó, Thủ tướng biểu dương 8 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt từ 100% trở lên kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao…
Đặc biệt, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 310km đường bộ cao tốc, thông xe kỹ thuật 255 km; khởi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và nhiều công trình, dự án quan trọng khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Về triển khai Chương trình phục hồi và phát triển, giải ngân các chính sách hỗ trợ đến tháng 1/2023 ước đạt 80,8 nghìn tỷ đồng, trong đó: cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 16.036 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất 878 tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà đạt 3.744 tỷ đồng; hỗ trợ 2% lãi suất đạt hơn 134 tỷ đồng; giảm thuế, phí, lệ phí 52.623 tỷ đồng, hỗ trợ chi phí cơ hội thông qua gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất là 7,4 nghìn tỷ đồng. Về chi đầu tư phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã giao 147.138/176.000 tỷ đồng; đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với số vốn 14.710 tỷ đồng.
Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đã ban hành 69/72 văn bản quy định cơ chế quản lý, hướng dẫn thực hiện các Chương trình. Đến hết tháng 12/2022, đã giải ngân khoảng 92,9% kế hoạch vốn đối ứng từ ngân sách địa phương. Có 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân 100% (Hà Nam, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh).
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những kết quả mà các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đạt được, đóng góp quan trọng vào phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn.
Tuy nhiên, lưu ý một số tồn tại, hạn chế cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2022 đạt 93,42% kế hoạch, cùng kỳ năm 2021 đạt 95,11% kế hoạch).
Trong đó, 7 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 50% kế hoạch. Còn nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 với tổng số tiền trên 28,6 nghìn tỷ đồng. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng phê bình các bộ, cơ quan, địa phương này, yêu cầu nghiêm túc phân tích nguyên nhân, kiểm điểm trách nhiệm, quyết liệt triển khai các giải pháp để cải thiện giải ngân vốn đầu tư công…
Cùng với đó, trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, việc triển khai hỗ trợ 2% lãi suất còn chậm, mới đạt 0,2%; nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 sau khi sử dụng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư hơn 2,8 nghìn tỷ đồng, cần sớm đề xuất cụ thể phương án xử lý; còn 14.151 tỷ đồng kế hoạch vốn của Chương trình chưa được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cần khẩn trương báo cáo để giao kế hoạch trước ngày 31/3.
Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, còn 3 văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung, dự án thành phần chưa ban hành; tỷ lệ giải ngân vốn nguồn ngân sách Trung ương năm 2022, tính đến 30/1/2023, mới đạt 57% kế hoạch, trong đó một số tỉnh giải ngân dưới 20%.
Các đại biểu cũng đã thẳng thắn đánh giá, nhận diện rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên, bao gồm cả mặt chủ quan, khách quan và các cơ quan, đơn vị liên quan, cấp ủy, chính quyền địa phương đều có trách nhiệm, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện, tư vấn, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn… Một bộ phận cán bộ công chức chưa quyết liệt với công việc, thậm chí sợ trách nhiệm.
Đầu tư trọng tâm, trọng điểm
Thủ tướng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm như phải phát huy cao độ tính tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết; phát huy vai trò của người đứng đầu; đầu tư trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực.
Phân tích thêm, Thủ tướng cho rằng ở nhiều nơi, do các dự án dàn trải nên phải làm nhiều thủ tục, mất rất nhiều công làm dự án nhưng hiệu quả mang lại thì ít, đầu tư công càng kéo dài thì càng lãng phí, đội vốn, chỉ số ICOR tăng, hiệu quả đầu tư giảm, ảnh hưởng tới nguồn lực và động lực của sự phát triển.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sáng 21/2 - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia có vai trò, ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội…; bảo đảm an ninh quốc phòng; giải quyết việc làm, tăng cường an sinh xã hội; tạo động lực mới, không gian phát triển mới, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường kết nối địa phương, kết nối vùng; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững…
"Đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển, chúng ta đã dành dụm để có nguồn vốn thì đầu tư phải có hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tránh đầu tư xong lại triệt tiêu nguồn lực, phải đi kiểm điểm, xử lý", Thủ tướng phát biểu.
Khẩn trương tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn về pháp lý
Về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tập trung rà soát, phát hiện, xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc về pháp lý, chủ động xử lý, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên trực tiếp. Trong đó, lựa chọn đúng các điểm nghẽn, nút thắt để tập trung giải quyết, bảo đảm trọng tâm, trong điểm, mang lại hiệu quả, tác động lớn.
Khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023; tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải.
Nhấn mạnh các quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành năm 2023, tổ chức linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bám sát, nhận diện và đánh giá đúng, trúng tình hình; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cả về thể chế, cơ chế, chính sách, trên nguyên tắc cấp nào ban hành, cấp đó phải tháo gỡ, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo cấp trên trực tiếp. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý công việc. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong mọi mặt hoạt động đầu tư công; tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công. |
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, bảo đảm sự linh hoạt, chủ động trong điều hành kế hoạch gắn chỉ đạo với kiểm tra, đôn đốc.
Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch theo từng tháng, quý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ thi công. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án, coi đây là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao trong năm 2023…
Làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, công tác dân vận. Bí thư, cấp ủy huy động cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội vận động, giúp đỡ người dân trên quan điểm bảo đảm tốt nhất có thể, nơi ở mới ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án; xác định rõ và công khai, minh bạch về tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện lựa chọn nhà thầu để lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, uy tín, kinh nghiệm. Khuyến khích các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt đầu tư tư.
Về nguyên vật liệu cho các dự án, thực hiện nghiêm theo các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại. Kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng theo quy định. Nhà thầu, nhà đầu tư phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định, hợp đồng ký kết, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành thủ tục và làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao tính sẵn sàng, tính khả thi triển khai thực hiện dự án. Thực hiện cơ chế phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý đầu tư công như theo dõi, giám sát triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn, dự án trọng điểm; thẩm định dự án đầu tư, kiểm soát chi…; đơn giản hóa quy trình kiểm soát chi và hồ sơ; tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công; hoàn thiện ngay thủ tục thanh toán khi có khối lượng được nghiệm thu, xử lý nghiêm trường hợp không tuân thủ quy trình giải ngân, gây khó khăn cho đơn vị khi làm thủ tục thanh toán…
Về triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc. Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2022/NĐ-CP trong quý I để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%.
Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trình Chính phủ sửa đổi ngay Nghị định 27 năm 2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Các bộ, cơ quan, địa phương triển khai ngay các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17