Ổn định kinh tế từ nghề trồng chuối lấy lá
Bibomart tiếp sức nông dân trồng chuối tỉnh Đồng Nai |
Nghề kiếm bạc triệu mỗi ngày
Đó là câu chuyện của chị Đặng Thị Thúy, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp, chị Thúy đã quen với công việc đồng áng, quen với việc tách từng cây chuối non ra trồng, quen với việc thức khuya dậy sớm để đi giao hàng cho các chợ đầu mối. Công việc trồng chuối lấy lá tưởng đơn giản, thế nhưng để đưa đến sản phẩm lá chuối chất lượng, người nông dân xã Trung Châu phải mất tới 5 tháng.
Theo những người dân xã Trung Châu, chuối là một loại cây dễ trồng, tuy nhiên tùy thuộc vào mục đích của người trồng sẽ lựa chọn loại giống khác nhau. Nếu trồng chuối lấy quả, người dân sẽ sử dụng loại chuối tiêu, chuối tây, nếu trồng chuối lấy lá thì loại chuối duy nhất được trồng đó chính là chuối hột. Điểm khác biệt của chuối lấy lá xã Trung Châu so với những vùng đất khác ở chỗ: Chuối lấy lá trồng tại xã Trung Châu do được phù sa bồi đắp thường xuyên nên cây chuối quanh năm xanh tốt, lá dai, không bị giòn và được các lái buôn trả với mức giá rất cao.
Vườn chuối rộng hơn 5 ha của chị Đặng Thị Thúy, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. |
Chia sẻ về nghề đã hàng chục năm gắn bó, chị Đặng Thị Thúy cho biết: “Ban đầu, nhiều người chưa biết đến loại chuối lấy lá này thường nhầm tưởng đây là một giống chuối mới. Tuy nhiên, loại chuối người dân xã Trung Châu trồng không phải giống mới mà chính là giống chuối hột. Điều khác biệt giữa trồng chuối lấy quả và trồng chuối lấy lá là do mật độ trồng, nếu trồng cây lấy quả thì mật độ là 1.000 cây/ha, còn chuối lấy lá trồng với mật độ từ 1.500 cho tới 1.700 cây/ha. Khi trồng dày, tốc độ ra lá của cây sẽ càng nhanh, cây sẽ có xu hướng phát triển lá thẳng đứng và điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng năng suất và sản lượng.”
Có lẽ với mỗi người dân làm nghề trồng chuối ở xã Trung Châu, công đoạn tốn nhiều thời gian và công sức phải kể đến là khâu thu hoạch lá chuối. Muốn thu được lá đẹp, được giá, người dân phải lựa chọn những chiếc lá lành lặn, không bị nát và còn nguyên bụi phấn sau đó dùng liềm thật sắc kéo thật mạnh. Tiếp đến, người dân sẽ dùng dao để dọc 2 bên lá và loại bỏ phần cuống ở giữa, công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo của người thợ, chỉ có những người thợ lành nghề mới có thể làm công đoạn này một cách thuần thục. Khâu cuối cùng sau khi đã có thành phẩm lá chuối là xếp thành từng chồng gọn gàng đưa về giao cho các thương buôn trong ngày hoặc chờ tới sáng sớm đưa đến các chợ đầu mối tiêu thụ.
Việc trồng chuối lấy lá tuy không vất vả bằng trồng các loại chuối và cây trồng khác, tuy nhiên, do chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên việc trồng chuối lấy lá còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Cùng đó, những loại sâu, dịch bệnh thường xuyên mắc phải ở cây chuối như sâu đục thân, rầy mềm, đốm lá cũng là nỗi lo của người dân nơi đây mỗi khi có ý định nhân rộng mô hình trồng chuối lấy lá.
Không chỉ có gia đình chị Thúy mà còn rất nhiều hộ gia đình ở xã Trung Châu, huyện Đan Phượng đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ nghề trồng chuối lấy lá. Tính trung bình, mỗi ngày một gia đình có thể thu hoạch từ 150 đến 200 kg lá chuối, nếu tính trung bình giá 10 nghìn đồng /1kg sẽ thu về số tiền từ 1,5 tới 2 triệu đồng trên ngày. Nếu vào các đợt lễ tết thì giá thành lại tăng lên, mỗi kg chênh lệch từ 3 tới 5 nghìn đồng tùy thuộc vào chất lượng lá. Riêng gia đình chị Thúy, với diện tích trồng hơn 5 ha chuối lấy lá, mỗi ngày gia đình chị thu về ít nhất là 1 triệu đồng.
Nhân rộng mô hình trồng chuối lấy lá
Những năm gần đây, phong trào chống lại rác thải nhựa, túi nilon đang được người dân, các siêu thị hưởng ứng nhiệt tình. Nếu như trước kia, nguồn tiêu thụ lá chuối chủ yếu của người dân xã Trung Châu là các cửa hàng giò chả thì tới nay nhiều cơ sở kinh doanh và siêu thị cũng tìm đến đặt hàng. Nguồn cảm hứng dùng lá chuối tươi gói thực phẩm được bắt nguồn từ một siêu thị ở Thái Lan. Phong trào trên ngay sau khi được triển khai đã nhanh chóng lan nhanh ở các siêu thị Việt Nam. Theo đó, một loạt hệ thống siêu thị Co.opmart, Big C, Lottemart... đều bắt đầu áp dụng hình thức gói hàng thân thiện này và nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía khách hàng. Đa phần người tiêu dùng đều cho rằng, đây là một trong những hành động thiết thực của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường sống.
Những tàu lá chuối được bà Thúy lựa chọn kỹ lưỡng, dọc bỏ sống cẩn thận trước khi đưa bán cho các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch. |
Kể từ khi các cửa hàng, siêu thị vào cuộc dùng lá chuối để bọc gói thực phẩm, nguồn cầu tăng lên đáng kể giúp cho cuộc sống của người dân sống bằng nghề trồng chuối lấy lá ngày càng thêm ổn định. Chia sẻ về sự thay đổi kể từ khi các cửa hàng siêu thị tìm tới thu mua lá chuối, bà Doãn Thị Thân (52 tuổi, Trung Châu, Đan Phượng) cho biết: “Kể từ khi có các siêu thị tới đặt hàng, từ tờ mờ sáng, tiếng mọi người gọi nhau dậy chặt lá chuối đã vang khắp cánh đồng, người dân chúng tôi rất vui vì sản phẩm mình làm ra nay bán được nhiều mà lại góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Cũng theo bà Thân, trước kia bà chỉ cung cấp lá cho các hộ gia đình, cửa hàng làm bánh, làm giò chả, thời gian gần đây nhu cầu sử dụng lá chuối ngày càng nhiều nên bà phải thức dậy sớm để đi cắt cho kịp đơn đặt của các cửa hàng thực phẩm sạch tại Thủ đô.
Cùng chung ý kiến với bà Thân, ông Đặng Văn Vượng (xã Trung Châu, huyện Đan Phượng) cũng không giấu được niềm vui, sự hân hoan khi nghề trồng chuối lấy lá truyền thống của quê hương nay được tạo điều kiện để phát triển, tạo ra nguồn thu chủ yếu cho gia đình. Chia sẻ với phóng viên, ông Vượng cho hay: “Từ đầu tháng 4 trở lại đây, nhiều siêu thị Hà Nội sử dụng lá chuối để bọc thực phẩm thay thế túi nilong, tôi thấy đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Việc làm trên không chỉ bảo vệ môi trường sống mà nó còn tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho bà con trong xã Trung Châu chúng tôi, giúp cho chúng tôi vươn lên làm kinh tế từ chính mảnh ruộng của mình.”
Tuy vất vả, thế nhưng nguồn thu ổn định từ nghề trồng chuối lấy lá đã giúp chị Thúy và rất nhiều hộ gia đình xã Trung Châu, huyện Đan Phượng có thêm động lực bám trụ với nghề. Chị Thúy chia sẻ: “Trồng chuối lấy lá tuy vất vả, mất nhiều công sức, thế nhưng đây lại là mặt hàng có thể phát triển trong tương lai do người dân ngày càng ý thức cao hơn trong việc sử dụng các loại thực phẩm thân thiện với môi trường. Trong thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng chuối lấy lá để cung ứng ra thị trường. Ngoài việc mở rộng diện tích trồng chuối lấy lá, gia đình mình cũng sẽ tiến hành thu mua của các gia đình nhỏ lẻ để tạo ra chuỗi liên kết, đảm bảo nguồn cung đều đặn cho các hệ thống siêu thị cũng như cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ có nhu cầu sử dụng.”
Không chỉ có lá chuối là mặt hàng chủ đạo mà thân chuối hay hoa chuối củ chuối đều được đặt hàng khi hết mùa lấy lá. Những mặt hàng trên được bán để làm các món ăn và rau ghém, cung cấp thực phẩm sạch cho người dân trong vùng cũng như cửa hàng trong khu vực lân cận nên người dân khi trồng loại cây này sẽ được tận thu toàn bộ. Với lợi ích kinh tế cao, đặc biệt là thân thiện với môi trường, trong tương lai, nghề trồng chuối lấy lá tại xã Trung Châu sẽ ngày càng phát triển, tạo ra nguồn thu nhập tốt, cải thiện cuộc sống cho người dân nơi đây.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30