-->

Nữ chỉ huy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy, luôn được người dân tin yêu

Trong đợt triển khai thực hiện 2 Dự án "Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư" và "Cấp Căn cước công dân gắn chip", với khối lượng công việc đồ sộ, đòi hỏi phải tích cực, khẩn trương, đã xuất hiện nhiều tấm gương nữ chiến sĩ Công an cơ sở tiêu biểu, vượt qua mọi khó khăn, sắp xếp công việc gia đình, tập trung vào chiến dịch. Trong đó, phải kể đến Trung tá Trương Thị Liễu, Phó Trưởng Công an xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội).
Công an chính quy về xã giữ bình yên xóm làng Dấu ấn sau 2 năm công an chính quy về các xã, thị trấn tại Hà Nội - Kỳ cuối: Hết lòng vì nhân dân phục vụ

Hết lòng với nhân dân

Những năm qua, với chủ trương đưa Công an chính quy về xã của Bộ Công an, lực lượng Công an chính quy trên địa bàn Hà Nội đã nỗ lực bám địa bàn, phát huy tốt vai trò của quần chúng nhân dân, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự. Đồng thời, triệt phá nhiều vụ việc, cảm hóa nhiều đối tượng lầm lỡ nhằm từng bước chuyển hóa địa bàn trọng điểm.

Trung tá Trương Thị Liễu, Phó Trưởng Công an xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì là nữ chỉ huy cấp đội duy nhất của Công an thành phố Hà Nội đã xung phong đi cơ sở, triển khai thực hiện nhiệm vụ, góp phần khẳng định được hiệu quả mô hình "Công an xã chính quy về xã", tạo dấu ấn trong lòng nhân dân.

Trung tá Trương Thị Liễu cho biết, ngay sau khi được bổ nhiệm, điều động về xã, đơn vị đã nhanh chóng ổn định tổ chức, bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp với năng lực, sở trường công tác của từng cán bộ, chiến sĩ. Bên cạnh đó, xây dựng quy chế làm việc để triển khai thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả; làm tốt công tác phòng ngừa, tạo sự chuyển biến tích cực về tình hình an ninh, trật tự ngay tại địa bàn.

Kể về những ngày tháng mới về địa bàn, Trung tá Trương Thị Liễu bồi hồi nhớ lại, khoảng cuối năm 2020, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Trì đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc thôn Văn, xã Thanh Liệt để thực hiện Dự án “Xây dựng khu di dân phục vụ giải phóng mặt bằng Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An và các dự án khác thuộc huyện Thanh Trì”.

Do không đồng thuận với giá đền bù nên nhiều người dân bức xúc với chính quyền. Có giai đoạn, người dân khiếu kiện vượt cấp, gây phức tạp về an ninh trật tự. Cùng thời điểm này, Bộ Công an triển khai Đề án “Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư” và Đề án cấp “Căn cước công dân có gắn chíp điện tử”. Khi thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư”, Trung tá Trương Thị Liễu cùng với cán bộ, chiến sĩ Công an xã Thanh Liệt phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để phát phiếu thu thập thông tin dân cư, phục vụ việc nhập dữ liệu lên hệ thống...

Chuyện về nữ chỉ huy Công an xã luôn đặt quyền lợi của dân lên trên
Trung tá Trương Thị Liễu, Phó trưởng Công an xã Thanh Liệt, Thanh Trì phát biểu tại chương trình gặp mặt, đối thoại giữa Ban Giám đốc Công an Thành phố với các nữ Cảnh sát khu vực, Công an xã.

Hai sự việc nối tiếp nhau trong thời điểm "nhạy cảm" về an ninh trật tự, có những ngày các chiến sĩ Công an xã và cán bộ trong Ban công tác mặt trận cơ sở đến phát phiếu thì nhiều người dân không tiếp nhận.

"Cá biệt, một số trường hợp còn chống đối, gây khó khăn khi tiếp cận để tuyên truyền, vận động. Khi tìm hiểu, chúng tôi mới biết, một số người dân chưa đồng thuận vì hiểu chưa đúng. Họ cho rằng việc phát phiếu thu thập thông tin dân cư cũng như phải nộp bản photo một số giấy tờ gồm chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu… là để phục vụ chính quyền hoàn thiện thủ tục hồ sơ để thu hồi đất", Trung tá Trương Thị Liễu cho biết.

"Phải bằng mọi cách tiếp cận được với nhân dân, phân tích để người dân hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình" - từ những suy nghĩ và trăn trở đó, Trung tá Trương Thị Liễu đã chủ động tham mưu cho cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

Sau đó, Công an xã Thanh Liệt đã tăng cường xuống địa bàn, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân. Đồng thời, tham mưu với Đảng ủy, UBND xã, Chỉ huy Công an huyện phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận dụng sáng tạo những quy định của pháp luật có lợi nhất cho người dân bị thu hồi đất.

Trong đó, đặc biệt là làm tốt công tác tuyên truyền để tách việc thu thập thông tin dân cư để phục vụ Đề án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và việc thu hồi đất. “Mưa dầm thấm lâu”, cùng với việc tuyên truyền bằng hệ thống loa truyền thanh, bảng tin, tổ chức họp dân tại nhà văn hóa để tuyên truyền về lợi ích của Đề án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”, người dân đã hiểu rõ vấn đề.

Xác định phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà thật kỹ, không để một hộ dân nào bị bỏ sót”, Công an xã Thanh Liệt đã bố trí 2 cán bộ là Phó trưởng Công an xã và 2 chiến sĩ để kiên trì vận động, tuyên truyền. Chẳng kể ngày nắng hay mưa, từ 15h-22h, họ có mặt ở địa bàn để phát phiếu, thu phiếu rồi đối chiếu với tài liệu gốc, cuối cùng đến Công an huyện Thanh Trì để nhập lên hệ thống dữ liệu dân cư, ngày làm việc thường kết thúc vào khoảng 3-4h sáng ngày hôm sau.

"Chẳng kể mưa, nắng vất vả, bằng sự kiên trì, nhiệt tình của cán bộ, chiến sĩ, cuối cùng người dân đã ủng hộ. Tỷ lệ thu thập thông tin dân cư tại thôn Văn gần như đạt cao nhất so với các thôn, tổ dân phố còn lại. Chúng tôi vui lắm!" - Trung tá Trương Thị Liễu xúc động chia sẻ.

Chuyện về nữ chỉ huy Công an xã luôn đặt quyền lợi của dân lên trên
Cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố Hà Nội làm thủ tục cấp căn cước cho công dân.

Đến nay, sau hơn hai năm, Công an xã Thanh Liệt đã nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao từ phía người dân. Tội phạm và các tệ nạn xã hội đều giảm. Trên địa bàn không còn các điểm, tụ điểm về ma túy; hiện tượng đổ trộm chất thải, đất thải đã giảm đáng kể…

Theo Trung tá Trương Thị Liễu, quá trình làm công tác dân vận khó nhất là có được sự tin yêu của người dân. “Phải đối với dân bằng tấm lòng chân thành thì người dân địa phương mới đồng hành, chia sẻ để lực lượng Công an hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Từ những việc làm cụ thể, thiết thực, bà con sẽ tin tưởng và khi nhân dân cần, thì chúng tôi sẽ có mặt, bất kể ngày hay đêm, nắng hay mưa…”, Trung tá Trương Thị Liễu cho hay.

"Dân vận khéo" để giữ vững địa bàn

Tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân và tuyên dương 60 gương điển hình tiên tiến lực lượng Cảnh sát Thủ đô năm 2022, câu chuyện xúc động của Phó trưởng Công an xã Thanh Liệt Trương Thị Liễu với bài thơ viết về mẹ đã khiến cả hội trường rưng rưng xúc động.

Trung tá Trương Thị Liễu xúc động nhớ lại, thời điểm đó, Đề án cấp “Căn cước công dân gắn chíp điện tử” triển khai cũng là lúc đại dịch Covid-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp. Khi đó, cũng như những người đồng chí, đồng đội của mình, chị vừa làm nhiệm vụ chuyên môn vừa là lá chắn thép trên tuyến đầu chống dịch. Vào ngày giỗ mẹ, chị chẳng thể về thắp cho mẹ một nén hương…

Trong giây phút xúc động ở chốt trực, Trung tá Trương Thị Liễu đã viết lên bài thơ “Hẹn ngày sau con sẽ về nhưng không phải ngày mai”. Bài thơ thể hiện tình cảm và nỗi lòng của người con xa quê khi nhớ về những người đã sinh thành ra mình. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện những hy sinh thầm lặng của những cán bộ Công an cơ sở...

Nói đến đây, trên gương mặt mang tính cách cương nghị, quyết đoán, nghiêm túc với công việc của chị thoáng chút rưng rưng. Rất nhanh, chị lại chia sẻ về nhiệm vụ đang đảm nhiệm.

Chuyện về nữ chỉ huy Công an xã luôn đặt quyền lợi của dân lên trên
Trung tá Trương Thị Liễu hỗ trợ một cụ bà cao tuổi đến làm căn cước công dân.

Chị Liễu chia sẻ, khi về đơn vị mới, đúng đợt cao điểm của dự án thu nhận thông tin dữ liệu dân cư, cấp căn cước công dân, Công an xã nói chung, Công an xã Thanh Liệt nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.

Người dân chưa thấu hiểu, chính quyền chưa nhận thức rõ nhiệm vụ, vai trò của lực lượng Công an chính quy, song nhờ làm tốt công tác dân vận, Công an xã đã nắm bắt hoàn cảnh gia đình những trường hợp đặc biệt. Đến nay 100% dữ liệu dân cư đã được thu nhận, 100% công dân trong độ tuổi cấp căn cước công dân đã đi làm thủ tục cấp.

Theo Trung tá Trương Thị Liễu, phải biết đặt quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân lên trên. Công an xã Thanh Liệt nói chung và bản thân chị đã xuống cùng với dân, giúp đỡ họ từ những việc nhỏ nhất như chẻ bó lạt, lội ruộng cắt rau, giúp đỡ cụ già, trẻ nhỏ bằng những việc làm thiết thực như tặng họ hộp sữa, bộ quần áo...

Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; gia đình có việc hiếu thì cử cán bộ phụ trách địa bàn và chỉ huy đến chia buồn… những việc làm đó của cán bộ, chiến sĩ đã được bà con dần dần ghi nhận.

“Ngày 8/3 năm ngoái, khi các nữ Công an xã Thanh Liệt đang quay cuồng trong công việc, xuống địa bàn thì một người dân đã hái một bó hoa cỏ dại bên đường tặng cho chúng tôi. Thật sự xúc động, không thể nói được thành lời. Bởi có xuống cơ sở mới thấy những điều mình chưa bao giờ thấy trong những năm công tác. Người dân địa phương đã coi tôi như những người thân trong gia đình. Do đó, công việc của tôi thuận lợi hơn rất nhiều”, Trung tá Trương Thị Liễu bày tỏ.

Minh Phương

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động