-->

NSƯT Kim Cúc: Vẹn nguyên ký ức khi đọc bản tin chiến thắng 30/4 lịch sử

15 phút sau xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập và Dương Văn Minh chính thức đầu hàng…bản tin chiến thắng Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong ngày 30/4/1975 đã được Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Kim Cúc đọc lên trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và được phát đi phát lại nhiều lần sau đó. Hơn 40 năm đi qua, với bà thời khắc ấy là một ấn tượng mãi không quên…
nsut kim cuc ven nguyen ky uc khi doc ban tin chien thang 304 lich su Gặp pháo thủ số 1 xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập
nsut kim cuc ven nguyen ky uc khi doc ban tin chien thang 304 lich su Ký ức của người lính xe tăng: Trận đánh trong ngày giải phóng đất nước

Hạnh phúc khi là “người được lựa chọn”

Dường như đã quen thuộc với những tiếng gõ cửa từ các phóng viên vào thời điểm chuẩn bị kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, nên NSƯT Kim Cúc không ngạc nhiên khi thấy chúng tôi xuất hiện trước cửa nhà vì chưa báo trước. Nghe giọng bà (hiện nay NSƯT Kim Cúc đã ngoài 70 tuổi) chúng tôi lại nhớ đến những ký ức ngày xưa, mỗi lần lặng im bên chiếc đài bé xíu, lắng nghe giọng đọc của bà qua chuyên mục Đọc truyện đêm khuya trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

nsut kim cuc ven nguyen ky uc khi doc ban tin chien thang 304 lich su
NSƯT Kim Cúc và phóng viên Anh Trang (bìa phải) hồi trẻ

Nhắc đến thời khắc lịch sử của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975, đôi mắt NSƯT Kim Cúc ngấn lệ bởi theo bà, mỗi dịp kỷ niệm là một lần trái tim bà xốn xang với những ký ức cứ tự nhiên ùa về. Và rồi, những hình ảnh về năm tháng lịch sử ấy dần được hiện lên như thước phim quay chậm qua lời kể của người có giọng đọc “vàng”, vẫn nồng ấm, dữ dội, vẫn vẹn nguyên dù thời khắc lịch sử đã đi qua hơn 40 năm.

“Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi mới nhận được. Đúng 11 giờ 30 phút, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu ngụy - Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”, giọng bà rung lên khi đọc lại từng từ, từng chữ của bản tin chiến thắng lịch sử khiến thế hệ sau như chúng tôi không khỏi rưng rưng niềm xúc động.

nsut kim cuc ven nguyen ky uc khi doc ban tin chien thang 304 lich su
NSƯT Kim Cúc luôn xúc động khi nhắc lại thời khắc đọc bản tin chiến thắng lịch sử.

Với NSƯT Kim Cúc, bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975 dường như là một điều đặc biệt như bà tâm sự: “Mình không chọn đọc bản tin miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhưng lịch sử đã chọn mình để nhận nhiệm vụ đọc tin chiến thắng trong giây phút tự hào ấy”.

Chia sẻ về sứ mệnh được lịch sử lựa chọn để đọc bản tin chiến thắng vào trưa ngày 30/4/1975, NSƯT Kim Cúc cho biết, hầu hết mọi người không ai biết rằng bản tin chiến thắng đầu tiên được phát từ lúc 11h45 phút, chỉ sau 15 phút quân ta cắm cờ chiến thắng trên Dinh Độc Lập. Bởi ai cũng cho rằng, bản tin chiến thắng đầu tiên được phát vào bản tin đặc biệt lúc 18 giờ và được phát đi phát lại sau đó nhiều lần.

NSƯT Kim Cúc kể: “Hôm ấy, vào đúng ca trực nhận tin của phóng viên Anh Trang. Cô Trang nhận được tin từ Bộ Tổng tham mưu báo có tin chiến thắng, đề nghị sang nhận ngay, lại được nhắc nhở tin đặc biệt quan trọng. Bình thường các phóng viên sẽ đạp xe sang Lý Nam Đế nhận tin nhưng hôm ấy cô Trang được điều động ô tô.

Vừa đến đầu đường Lý Nam Đế không hiểu vì lý do gì, xe phanh gấp, cô Trang bị đập đầu vào xe, chảy máu đầu. Dù đau nhưng cô Trang vẫn nén đau, ôm đầu chạy đến Bộ Tổng tham mưu nhận tin. Khi về, một tay cô cầm tờ tin chiến thắng, một tay ôm đầu, chạy đến gần cầu thang của Đài Tiếng nói Việt Nam thì cô gục xuống ngất xỉu vì máu chảy nhiều quá”.

Nhận bản tin từ tay phóng viên Anh Trang, phát thanh viên Kim Cúc khi ấy xuống ngay hầm phát trực tiếp, đọc thẳng tin chiến thắng. Bà cho biết, đến tận khi cầm tờ bản tin trên tay bà mới biết đó là tin giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hôm ấy, cùng ca trực với bà còn có phát tranh viên Kim Túy, người miền Nam. Hai người cùng hồi hộp khi ngồi xuống chiếc ghế đọc, phát trực tiếp lên sóng phát thanh, trước mặt là dòng chữ “hàng triệu người đang nghe ta” thì chỉ biết động viên nhau kìm nén cảm xúc.

Không chỉ là “người được lịch sử lựa chọn” để đọc bản tin chiến thắng trong ngày giải phóng 30/4/1975, mà trước đó, trong suốt những ngày tháng cao điểm của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, các bản tin chiến thắng được phát đi liên tục qua giọng đọc của bà đã trở thành những ký ức không thể nào quên.

Bà kể, mỗi khi có tin bắn rơi máy bay hoặc bắt được một tên địch, Bộ Tổng tham mưu lại thông báo cho các phóng viên đến nhận tin, chuyển đến đài và đọc luôn. Những bản tin ngắn “Xin mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi vừa mới nhận được…” được phát liên tục vào mỗi đầu giờ.

Mỗi bản tin được phát đi tuy chỉ chưa đầy 30 giây, nhưng chứa đựng trong đó là biết bao mong mỏi của hàng triệu con tim Việt Nam đang cùng một ý chí hướng về miền Nam ruột thịt. Và rồi sứ mệnh lịch sử đã chọn bà, đó không chỉ là niềm hạnh phúc, tự hào mà với bà cũng như hàng triệu trái tim được nghe tin chiến thắng qua giọng đọc của bà thời điểm đó và bây giờ cũng sẽ mãi không thể nào quên…

Những bản tin “bắn thẳng vào trái tim”

Xúc động nhớ lại thời khắc lịch sử trước khi chuẩn bị đọc bản tin trong chiến thắng trong ngày 30/4/1975, NSƯT Kim Cúc kể, khi đó chúng tôi phải phân công nhau xem ai đọc trước, ai đọc sau nhưng tôi nghĩ, vì là tin chiến thắng miền Nam nên để chị Kim Túy đọc cho đồng bào miền Nam nghe trước.

Khi đó, hai chị em ngồi cạnh nhau, nắm tay nhau để cùng giữ bình tĩnh và cũng là cách để nhắc nhở nhau, mọi cảm xúc, tình cảm đều phải kìm nén để cảm xúc không được dâng lên, có thể ảnh hưởng đến dây thanh đới, tin chiến thắng sẽ không được đọc trọn vẹn. Và điều quan trọng nhất, phải đọc để truyền tải được sự hào hùng của chiến thắng, sự hào sảng và tâm thế của người chiến thắng.

“Chị Kim Túy đứng trước micro, bắt đầu cất giọng đọc. Giọng chị thật truyền cảm. Vừa đọc, chị vừa nắm chặt tay tôi không rời. Chưa bao giờ tôi thấy chị đọc truyền cảm đến thế, điều đó xóa tan nỗi lo âu của tôi là chị đang xúc động nên có thể đọc không rõ lời. Khi vừa dứt bản tin, chị chuyển ngay sang để tôi đọc lần thứ hai. Khi đó tôi cũng phải nắm tay chị Túy để giữ bình tĩnh khi đọc”, NSƯT nhớ lại.

Thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975 đã đi qua hơn 40 năm, thế nhưng, mỗi lần được nghe lại bản tin chiến thắng qua giọng đọc của NSƯT Kim Cúc: Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi mới nhận được. Đúng 11 giờ 30 phút, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập… vẫn khiến cho chúng tôi, thế hệ sinh sau ngày giải phóng miền Nam phải gai người vì xúc động và dâng trào cảm xúc.

Đâu đó qua bản tin chiến thắng, chúng tôi hình dung ra được niềm vui vô bờ của hàng vạn con người Việt Nam trong thời khắc ấy. Những mũ, những áo được tung lên, những cái ôm hôn chào đón chiến thắng cứ dần hiện lên qua từng chữ được đọc bằng tất cả bản lĩnh nghề nghiệp và trái tim nóng ấm của bà.

NSƯT Kim Cúc chia sẻ, bà đã đọc rất nhiều bản tin. Ngoài bản tin chiến thắng lịch sử đến bây giờ vẫn như mới xảy ra ngày hôm qua, bà cũng rất ấn tượng với những bản tin đọc cho ngụy quyền Sài Gòn. Để có thể đọc chạm đến tâm can, tình cảm của “những người bên kia”, bà đã phải nhiều lần tiếp xúc với tù nhân Mỹ để tìm hiểu và để hiểu họ hơn.

Bởi mục đích tối thượng là truyền tải thông tin và cảm xúc vào những bản tin của mình, để những bản tin ấy “bắn thẳng vào trái tim” những người lính bên kia. Bà còn nhớ hình ảnh những người lính cầm dao còn lúng túng, chứng tỏ họ là những công tử được chiều chuộng nhưng vì số phận, họ buộc phải cầm súng…

Chính từ những quan sát và suy nghĩ này, mỗi khi đọc bản tin cho ngụy quyền, từng lời bà vang lên như thủ thỉ, tâm tình, khuyên nhủ… Nhiều “người lính bên kia” đã từng nói với bà rằng, mỗi khi nghe những gì bà đọc qua đài tiếng nói, họ đều muốn buông súng quay về.

Mặc dù chỉ tiếp xúc với NSƯT Kim Cúc trong khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng trong cảm nhận của chúng tôi, giọng nói của bà là những say sưa, cuốn hút với bản tin chiến thắng đặc biệt ngày 30/4/1975, là những rưng rưng còn đọng lại khi kể về bản tin cho “những người lính bên kia” mà bà đã được chọn để nhận “sứ mệnh lịch sử”... và rồi tất cả những kỷ niệm đó đều là những ký ức tự hào không thể quên.

Tuấn Minh – Bảo Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động