--> -->

Đại biểu đề xuất phân cấp cho Tòa án khu vực được xét xử tất cả các vụ án hình sự

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, ngày 19/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương Đề xuất cân nhắc sửa tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Phát biểu thảo luận, đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh) tán thành với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND), cho rằng đây là việc làm kịp thời, thể chế cụ thể hoá chủ trương đường lối của Đảng về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Đại biểu bày tỏ tán thành việc lập và xét xử của Toà án khu vực để giải quyết các vụ dân sự, hành chính theo thủ tục sơ thẩm; xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm có hình phạt đến 20 năm tù… Theo đại biểu, đây là chủ trương Bộ Chính trị đã triển khai từ Nghị quyết 49, “đến thời điểm này làm là rất cần thiết, phù hợp”.

Theo đề án của TAND tối cao, dự kiến sắp xếp 355 Tòa án khu vực/693 Tòa án cấp huyện hiện nay. Việc này không chỉ tinh giản về cơ học, số lượng mà còn nâng cao chất lượng, đảm bảo tập trung nguồn Thẩm phán để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, mà không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đại biểu đề xuất phân cấp cho Tòa án khu vực được xét xử tất cả các vụ án hình sự
Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: Quốc hội

TAND tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án hình sự có hình phạt trên 20 năm tù, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp khác. Theo đại biểu, quy định này Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến rất kỹ tại các Kỳ họp 6, 7.

Quy định này đảm bảo nguyên tắc 2 cấp xét xử; tạo điều kiện cho người dân khi giải quyết các tranh chấp ở cơ sở, khắc phục tình trạng khó khăn khi sắp xếp bộ máy Tòa án cấp huyện… Việc này vừa đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả, vừa giải quyết được các khó khăn trong tổ chức biên chế, bộ máy Tòa án các cấp.

Về thành lập các Tòa chuyên trách như Tòa kinh tế, Tòa Phá sản và Tòa sở hữu trí tuệ, theo đại biểu, những quy định này đã có trong Luật Tổ chức TAND năm 2024 “quy định này đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế”.

Đại biểu Thu nhấn mạnh, thời gian tới, Chính phủ đang trình Quốc hội xem xét thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư. Việc thành lập các Tòa án này rất cần thiết để giải quyết các tranh chấp bằng đội ngũ Thẩm phán có chuyên môn sâu.

Để đảm bảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi triển khai hiệu quả trong thực tiễn, đại biểu đề nghị TAND Tối cao tiếp tục tổng kết thực tiễn liên quan đến giám đốc thẩm, tái thẩm tại các luật; quy định theo hướng chặt chẽ căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm để tránh tình trạng giải quyết một vụ việc không có điểm dừng.

Đại biểu đề xuất phân cấp cho Tòa án khu vực được xét xử tất cả các vụ án hình sự
Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) quan tâm đến việc tổ chức TAND với 3 cấp gồm: TAND Tối cao, Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp khu vực. Về vấn đề phân định thẩm quyền, đại biểu cho rằng cơ quan soạn thảo cần làm rõ việc phân cấp, phân quyền. Bởi hiện nay, việc phân cấp, phân quyền được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Theo đại biểu, dự thảo Luật lần này phân cấp, phân quyền rất mạnh cho Tòa án khu vực liên quan đến các vụ án về hành chính, kinh tế, dân sự, hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, còn nội dung liên quan đến các vụ án hình sự lại chưa phân cấp triệt để cho khu vực, mà vẫn giao cho Tòa án cấp tỉnh đối với mức án từ 2 năm tù trở lên.

“Nếu chúng ta muốn cải cách bộ máy triệt để, phải phân cấp mạnh cho Tòa án khu vực được xét xử tất cả các vụ án hình sự. Khi đó, TAND cấp tỉnh chỉ xét xử phúc thẩm nhằm vừa cải cách triệt để vừa gần dân, sát dân hơn. Cùng với đó, chúng ta không cần tăng số lượng thẩm phán TAND Tối cao lên 27 người mà giữ mức như hiện nay” đại biểu kiến nghị.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho rằng, dự thảo Luật lần này sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản liên quan đến 13 đạo luật khác nhưng tên gọi hiện tại chưa phản ánh đầy đủ, chính xác phạm vi sửa đổi. Vì thế, đại biểu kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc tên gọi của dự thảo luật nhằm bảo đảm tính chính xác, toàn diện, phản ánh đầy đủ phạm vi sửa đổi của luật.

Đại biểu đề xuất phân cấp cho Tòa án khu vực được xét xử tất cả các vụ án hình sự
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương). Ảnh: Quốc hội

Về tổ chức Tòa án phá sản, Tòa sở hữu trí tuệ tại các khu vực, dự thảo Luật quy định cơ cấu lại các tòa án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc Thành phố trực thuộc Trung ương thành tòa án khu vực. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc việc thành lập 2 tòa này tại tòa án khu vực, vì thực tế số lượng vụ án thuộc 2 lĩnh vực này trong một năm không lớn.

“Thậm chí, nhiều tỉnh, thành phố không phát sinh loại án này trong cả năm. Do đó, nếu thành lập tòa án chuyên trách về phá sản, sở hữu trí tuệ là không hợp lý. Điều này kéo theo việc bổ nhiệm thêm các chức danh lãnh đạo, biên chế trong khi hiệu suất xét xử của các tòa này còn thấp. Vì thế, chúng ta có thể bố trí thẩm phán chuyên trách trong các tòa kinh tế, dân sự để giải quyết các vụ việc này phù hợp với thực tiễn”, đại biểu đoàn Hải Dương kiến nghị.

Theo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND, sẽ tăng số lượng Thẩm phán TAND Tối cao từ 13 đến 17 người lên thành từ 23 đến 27 người để bảo đảm đủ nguồn nhân lực giải quyết kịp thời, chất lượng đối với khối lượng công việc giám đốc thẩm, tái thẩm tăng thêm từ TAND cấp cao chuyển về để đáp ứng chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội (sửa đổi Điều 48 Luật hiện hành).

Về mô hình tổ chức TAND, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức hệ thống Tòa án theo hướng kết thúc hoạt động của TAND cấp cao và TAND cấp huyện; thành lập TAND khu vực; chuyển các TAND sơ thẩm chuyên biệt thành các Tòa chuyên trách trong TAND khu vực...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước, vượt cả mức kịch bản tăng trưởng đề ra.
Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Với quy mô lớn, yêu cầu chính trị cao và ý nghĩa sâu sắc, Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là sự kiện trọng đại, tri ân quá khứ, khẳng định hiện tại và tiếp thêm động lực cho hành trình phát triển tương lai của đất nước.
Chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

Chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Tài chính đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo đề xuất dự toán kinh phí phục vụ Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh để tổng hợp, trình báo cáo lãnh đạo Chính phủ ngày 5 - 6/7.
Mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh, thành phố thay đổi thế nào từ 1/7?

Mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh, thành phố thay đổi thế nào từ 1/7?

Ngày 4/7, Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành thông cáo về việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất kể từ 1/7/2025.
Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Lệ phí trước bạ xe máy giảm xuống còn 2%

Lệ phí trước bạ xe máy giảm xuống còn 2%

Trước kia, xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở phải nộp lệ phí trước bạ lần đầu là 5%. Tuy nhiên theo quy định mới, mức này sẽ giảm còn 2% trên phạm vi toàn quốc.

Tin khác

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Sáng 3/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí minh Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 6 tháng đầu năm của Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương.
Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Ngày 2/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự hội nghị.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Phát biểu tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sáng 2/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nêu kinh nghiệm của Hà Nội trong liên thông dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì hội nghị.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam

Hôm nay kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025) - một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và cách mạng Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam" của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động