NS Phú Quang lên tiếng vụ Phan Huyền Thư bị nghi "đạo" thơ
Lùm xùm nghi án đạo văn, thơ |
Nhạc sĩ Phú Quang xác nhận ông còn nhớ rõ buổi sáng mà nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan ngồi ở quán cà phê Catinat trên đường Đồng Khởi (quận 1, TP HCM) của ông.
“Tôi coi Thường Đoan như cô em gái, cô ấy rất hay ghé quán tôi ngồi chơi. Sáng ngày 27- 6 - 2000, Thường Đoan ngồi một mình. Khoảng hơn 10 giờ, tôi ra quán. Do đêm nào cũng thức khuya nên hôm sau thường là tầm giờ đó tôi mới ra quán. Thường Đoan cho xem bài thơ mới, cảm xúc rất tốt, lại viết ngay tại quán mình nên tôi cũng thích, phổ nhạc ngay. Tôi đổi tên bài thơ Buổi sáng của Thường Đoan thành “Catinat cà phê sáng”.
NS Phú QuangNhạc sĩ Phú Quang cho biết ông vẫn nhớ rất rõ về thời điểm ra đời của bài thơ “Buổi sáng” mà Phan Ngọc Thường Đoan cho ông xem và phổ nhạc. |
Nhạc sĩ Phú Quang cho biết ông đã từng phổ nhạc một bài thơ của Phan Huyền Thư, tên là Buổi sáng nhưng nội dung hoàn toàn khác của Thường Đoan. Ông không bình luận gì về việc tranh chấp bản quyền giữa hai tác giả, bởi vì thơ của ai thì người đó tự biết, ông bảo “thấy phù hợp với tâm trạng và nhạc cảm của mình thì tôi phổ thôi”.
Ca khúc Catinat café sáng của nhạc sĩ Phú Quang được tuyển chọn vào CD Phú Quang album 5 “Về lại phố xưa”, phát hành năm 2001. Trong album, phần ca khúc Catinat café sáng ghi rõ: Thơ Phan Ngọc Thường Đoan, nhạc Phú Quang. Đến năm 2003, bài thơ Buổi sáng này được in trong tập Đếm cát của Phan Ngọc Thường Đoan (NXB Văn học ấn hành).
Sau khi bài Buổi sáng công bố lần đầu vào năm 2000, được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc tại thời điểm đó, tận 14 năm sau, đến năm 2014, bài thơ Bạch lộ (Độc ẩm với Lã Bất Vy) của Phan Huyền Thư mới in trong tập thơ Sẹo độc lập (NXB Lao động ấn hành), tập thơ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015.
Hiện tại, dư luận đang phát hiện ra nhiều điểm giống nhau “như anh chị em sinh đôi” giữa hai bài thơ nhưng Phan Huyền Thư bình luận trên các diễn đàn, cho rằng chỉ in sau chứ không viết sau Phan Ngọc Thường Đoan.
Ông Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, đồng thời là chủ tịch Hội đồng xét giải - cho biết Hội Nhà văn Hà Nội đang yêu cầu Phan Huyền Thư làm giải trình về sự việc sẽ sớm thông tin chính thức tới độc giả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05