-->

Nối tiếp truyền thống, xây dựng tương lai

Tự hào non sông một dải, tự hào thành quả sau 50 năm thống nhất đất nước, chúng ta cần làm gì để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là một trong những nội dung mà phóng viên trao đổi với GS.TS, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Văn Cường nhân kỷ niệm sự kiện Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Phóng viên: Nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực kinh tế, Giáo sư có thể chia sẻ cảm nhận của mình về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay?

GS.TS, ĐBQH Hoàng Văn Cường: Năm nay, chúng ta kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước. Nhìn lại dấu mốc này cho thấy, nền kinh tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển.

Trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa tập trung (1975-1986), chúng ta đã xây dựng và phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế tập thể, giai đoạn này cũng có nhiều công trình công cộng, nông trường... được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, cơ chế sản xuất theo mệnh lệnh, kế hoạch hóa nhiều hạn chế, không có động lực cho phát triển, dẫn đến thiếu hụt lương thực, hàng tiêu dùng và năng lực cạnh tranh thấp.

Từ năm 1986, chúng ta tiến hành đổi mới, cải cách nền kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường, phá bỏ đi những rào cản về thể chế cũ, phát triển các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đã giúp giải phóng các lực lượng sản xuất, tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Nối tiếp truyền thống, xây dựng tương lai
GS.TS, ĐBQH Hoàng Văn Cường. Ảnh: PT

Nhờ quá trình đổi mới, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới (gạo, cà phê, thủy sản...); phát triển mạnh mẽ về công nghiệp chế biến, chế tạo, trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực...

Đến nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam tăng lên đáng kể, xếp hạng khoảng thứ 4-5 khu vực Đông Nam Á, thứ 33-34 trên thế giới. Đặc biệt diện mạo đời sống kinh tế - xã hội của người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh, các chỉ số về đánh giá năng lực cạnh tranh, tín nhiệm quốc gia, chỉ số đổi mới sáng tạo... những năm gần đây đều tăng cao; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức khá cao so với mức trung bình của thế giới.

Có thể thấy, quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 30-40 năm qua được đánh giá rất thành công, với những thay đổi vượt bậc về mọi mặt so với trước đây. Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế năng động, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, và đời sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể.

Phóng viên: Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, kinh tế tư nhân đóng góp đến 70% GDP, Giáo sư có cho rằng, cần có cải cách thể chế để tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển?

GS.TS, ĐBQH Hoàng Văn Cường: Việc phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam là một quá trình có xoay chuyển, từ chỗ kinh tế tư nhân không được thừa nhận, đến khi đổi mới, chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường thì trong Nghị quyết của Đảng thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế.

Sau đấy đến năm 1996, 1997 thì chúng ta lại có quan điểm mới hơn về kinh tế tư nhân, trong Nghị quyết của Đảng quy định các thành phần kinh tế bình đẳng; kinh tế tư nhân dần được coi là một thành phần kinh tế quan trọng, bình đẳng với các thành phần khác; sau này thì khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế.

Hiện, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế, xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất. Kinh tế tư nhân chiếm trên 50% GDP và quan trọng hơn, chiếm đến 80% lực lượng lao động.

Nhiều tập đoàn lớn và nhà đầu tư công nghệ mới đang chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư, phản ánh tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Vị thế kinh tế, xã hội và môi trường đầu tư của Việt Nam cũng liên tục được cải thiện, thể hiện qua các chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và tín nhiệm quốc gia.

Đáng mừng là rất nhiều doanh nghiệp tư nhân (DNTN) đã trở thành những tập đoàn mạnh hàng đầu, thay thế được các tập đoàn nước ngoài, có khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế, điển hình như tập đoàn Vinamilk, Vingroup, Sungroup...

Về khuôn khổ luật pháp, hiện không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tất cả đều hoạt động bình đẳng theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn có những yếu tố khiến kinh tế tư nhân chưa khẳng định được vị thế và gần như lép vế trong các thành phần kinh tế.

Bởi lẽ, khu vực kinh tế tư nhân có tiềm lực quá nhỏ, 80-90% là DN nhỏ và vừa, nên năng lực cạnh tranh yếu, không thể tạo ra được năng lực cạnh tranh với các DN Nhà nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các DNTN cũng không liên kết với nhau, mà “mạnh ai nấy chạy”, dẫn đến chồng chéo, tự bản thân các DNTN cạnh tranh, chèn ép nhau, làm suy yếu thêm. Dẫn đến, việc tiếp cận cơ hội đầu tư, cơ hội phát triển của DNTN khó hơn rất nhiều so với DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN Nhà nước có tiềm lực lớn

Để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, chúng ta không thể để cho các doanh nghiệp này tự bươn trải, tự cạnh tranh với nhau, tự mâu thuẫn với nhau mà cần phải có định hướng, để tạo ra sự phát triển đồng thuận theo một chiều, tạo ra hợp lực.

Muốn vậy, các DNTN phải liên kết lại với nhau, và điều này Nhà nước không thể làm thay được, mà phải có các DN đóng vai trò dẫn dắt, như là chim đầu đàn, kéo theo các DN khác phát triển theo xu hướng đó. Muốn có các DN đầu đàn, thì cần có sự định hướng của Nhà nước cho các DN này, dành những thị trường mà Nhà nước thấy rằng đặt hàng, giao nhiệm vụ cho khu vực kinh tế tư nhân thực hiện sẽ hiệu quả hơn, tốt hơn khu vực Nhà nước.

Ví dụ trong triển khai xây dựng cao tốc Bắc – Nam, Nhà nước có thể đặt hàng cho các DNTN sản xuất đường ray, toa xe, xây dựng cầu, đường dẫn... Khi yên tâm đã có đầu ra thì các DN lớn sẽ đầu tư và kêu gọi các DN nhỏ cùng tham gia, mỗi DN sẽ thực hiện một khâu, tạo ra chuỗi liên kết, hệ sinh thái, hỗ trợ cho nhau.

Như vậy, cần có bàn tay của Nhà nước để định hướng thông qua đặt hàng, giao nhiệm vụ... để hình thành nên những tập đoàn lớn, những doanh nghiệp lớn có thế lực đóng vai trò dẫn dắt và tạo ra hệ sinh thái liên kết giữa các DN với nhau. Trong cải cách thể chế, cần phải có sự thay đổi trong cơ chế quản lý đầu tư công, cho phép Nhà nước đặt hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân thực hiện các dự án.

Phóng viên: Giáo sư có đề xuất, kiến nghị gì về việc thực thi các chính sách về phát triển kinh tế tư nhân thật sự hiệu quả?

GS.TS, ĐBQH Hoàng Văn Cường: Thực tế cho thấy, chính sách pháp luật của mình không thiếu. Tuy nhiên, việc thực thi nhiều khi chưa mang lại kết quả, do nhiều yếu tố. Có thể do bản thân các cơ chế chính sách chồng chéo, mâu thuẫn nên khó khăn khi thực hiện. Cũng có thể trong quá trình thực hiện, các chính sách không bao trùm, cụ thể hóa được hết các diễn biến thực tế vì chính sách có khuôn khổ, còn thực tế thì muôn hình vạn trạng.

Dẫn đến khi áp dụng vào thực tế, người ta không biết có phù hợp hay không, được phép hay không, nên trông chờ, xin ý kiến của nhiều cơ quan... nên mất thời gian. Điều này liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, nhưng khu vực tư nhân sẽ bị chịu thiệt thòi nhiều hơn.

Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, tôi cho rằng, cần thay đổi quan điểm chỉ đạo trong áp dụng chính sách. Việc áp dụng không nên máy móc mà phải vận dụng phù hợp để vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhưng đồng thời không để xảy ra hậu quả xấu cho xã hội, cho đối tượng quản lý và không có các yếu tố vụ lợi.

Cán bộ thực thi cần được trao quyền và có sự chủ động, sáng tạo trong việc tìm giải pháp phù hợp với thực tiễn. Nếu có quan điểm như vậy, người thực thi sẽ phải tìm giải pháp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hải Lý (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bài cuối: Nhân rộng mô hình, cách làm hay trong công tác chăm lo đời sống cho người lao động

Bài cuối: Nhân rộng mô hình, cách làm hay trong công tác chăm lo đời sống cho người lao động

Phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) với phương châm hướng về cơ sở, phục vụ đoàn viên, người lao động; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô.
Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Sáng nay 30/4, Công an Thành phố đã tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, vì hòa bình, thống nhất của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Sáng 30/4, hàng nghìn người dân và du khách đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lực lượng chức năng đã chủ động duy trì trật tự công cộng, kiểm soát an ninh, hướng dẫn và hỗ trợ người dân vào Lăng được an toàn, trang nghiêm và trọn vẹn ý nghĩa.
Tuần phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tuần phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức hai sự kiện điện ảnh quan trọng trên phạm vi cả nước.
Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.

Tin khác

Tự tin về một Việt Nam lớn mạnh

Tự tin về một Việt Nam lớn mạnh

Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, việc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại tổ chức hành chính nhà nước theo hướng tinh giản, hiệu quả đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước ta đang triển khai. Xoay quanh Nghị quyết số 60 của Trung ương về việc bỏ cấp huyện, nhập các xã (chính quyền hai cấp), nhiều địa phương trên cả nước đã bước đầu triển khai các bước chuẩn bị, tạo tiền đề cho một cuộc chuyển đổi lớn, hướng tới nền hành chính hiện đại, năng động, hiệu suất cao.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
Hoạt động hướng tới người lao động, vì người lao động phải bền bỉ, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi

Hoạt động hướng tới người lao động, vì người lao động phải bền bỉ, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là dịp để cùng nhau tôn vinh những thành quả lao động, nâng cao ý thức về an toàn lao động, và cam kết tiếp tục đồng hành vì một tương lai bền vững, vì giai cấp công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới. Những hoạt động hướng tới người lao động, vì người lao động không chỉ trong Tháng Công nhân, mà phải bền bỉ, thường xuyên, mọi lúc mọi nơi.
"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Hiện nay, tại Việt Nam, chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu. Việc phổ cập tri thức số cho toàn dân đóng vai trò quan trọng, góp phần thu hẹp khoảng cách số, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm bỏ không ai bị bỏ lại phía sau. Phong trào "Bình dân học vụ số" được phát động, lan tỏa nhằm tăng năng lực số, khả năng sử dụng các thiết bị và ứng dụng số cho người dân.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.
Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4 tại Hà Nội, sáng 17/4 đã diễn ra Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề "Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu".
Chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên trí tuệ

Chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên trí tuệ

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, phát triển xanh và bền vững là phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng hướng vào phục vụ phát triển xanh và bền vững. Việt Nam đã đưa bộ 3 này về chung một bộ quản lý nhà nước. Coi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu.
Xem thêm
Phiên bản di động