Nỗi sợ hãi mang tên... xe buýt
Xe buýt nhanh: Hiện đại nhưng vẫn lo ngại | |
Transerco vận chuyển trên 400 triệu lượt khách bằng xe buýt | |
Hà Nội yêu cầu "xóa" nạn quấy rối tình dục trên xe buýt |
Nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt được lưu truyền qua nhiều thế hệ, trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Ứng xử có văn hóa, lịch sự, thân thiện, kính trên nhường dưới...
liệu còn đúng trong xã hội hiện nay? Đây là một câu hỏi chưa có lời giải bởi một bộ phận người hiện nay bôi nhọ, phá vỡ truyền thống đó qua văn hóa ứng xử trên xe buýt.
Thực trạng xe buýt hiện nay là một điều đáng lo ngại không chỉ với những người trực tiếp tham gia giao thông bằng xe buýt mà còn với đông đảo bộ phận người dân tham gia giao thông bằng các loại phương tiện khác.
Những nỗi sợ mang tên xe buýt
Giao thông đô thị là một bài toán không có lời giải đối với các nhà lãnh đạo và những người tham gia giao thông. Nhất là trên địa bàn Hà Nội, nơi tập trung đông dân từ mọi tỉnh thành sinh sống, bài toán giao thông càng trở nên nan giải hơn bao giờ hết.
Tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông luôn là nỗi sợ hãi với mọi người dân, đặc biệt vào những giờ cao điểm, tình trạng này còn trở nên nặng nề hơn. Các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt được ưu tiên đưa sử dụng là một biện pháp hữu hiệu để giảm tải tình trạng ách tắc, tai nạn giao thông đô thị.
Tuy nhiên, với nhiều vấn đề hiện nay như: tình trạng quấy rối tình dục, móc trộm tài sản cá nhân, lái xe đi ẩu,……… khiến xe buýt trở thành nỗi sợ hãi của tất cả mọi người.
Xe buýt hay……. “xe điên”
Xe buýt bị gắn mác là “xe điên” bởi ý thức của các tài xế quá kém, họ hay lạng lách, lái ẩu,…. Trong điều kiện giao thông hay ùn nghẽn, ách tắc thì việc lạng lách, lái ẩu, tranh đường thường gây ra những va chạm, tai nạn đối với các phương tiện giao thông khác.
Nghề tài xế là một trong những nghề nguy hiểm nhất cho bản thân và cho cả những đối tượng được phục vụ. Nhưng hiện nay để tuyển một tài xế thì quá dễ dàng, không cần học thức nhiều, chỉ cần có bằng lái và chút kinh nghiệm là có thể điều khiển phương tiện, nắm quyền sinh tử của vài chục con người và không biết nếu có chuyện gì xảy ra... thì lấy gì chịu trách nhiệm??
Đa số các tài xế đều là những người trẻ tuổi. Họ mỗi ngày đều ở ngoài đường va chạm với nhiều loại người khác nhau, nên máu yêng hùng cùng sự nóng nảy muốn thể hiện cái tôi của mình cao hơn những người bình thường. Vì vậy những hệ lụy của những lần vi phạm giao thông, gây tai nạn và trả giá bằng chính những mạng người là điều không thể tránh khỏi.
Nhiều bất cập trong phong cách phục vụ của nhà xe
Bên cạnh những nhân viên nhà xe điềm đạm, lịch sự, tận tình niềm nở giúp đỡ người già, phụ nữ có thai,… tuân thủ đúng luật lệ, quy định thì lại có những phần tử “một con sâu làm rầu nồi canh”. Họ lái xe liều lĩnh, chèn ép xe đạp, xe máy cùng chiều, lấn đường, lấn làn, bất thình lình tấp vào lề đường chỉ để mua cốc trà hay gói kẹo, đã gây ra không ít nỗi kinh hoàng cho người đi đường.
Không chỉ có vậy, trên xe khi khách chưa kịp lên hết hay chưa xuống xong các tài xế đã vội vàng đóng cửa làm khách bị ngã, bị kẹp tay. Còn các phụ xe thì cáu gắt, nói năng thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng hành khách.
Ngoài ra, tình trạng nhồi khách đến nghẹt thở hay tình trạng bỏ tuyến vẫn xảy ra trên nhiều tuyến xe buýt. Với mỗi tuyến xe buýt, do không có quy định về số lượng người trên xe là bao nhiêu nên rất hay xảy ra tình trạng các phụ xe đón khách, nhồi khách đến nỗi có những người chỉ đứng bằng một chân hay chân không chạm đất do sự chen lấn.
Chính việc nhồi đông khách trên xe đã dẫn đến tình trạng nhiều kẻ gian lợi dụng tình hình để thực hiện các hành vi như móc trộm ví, điện thoại, tài sản cá nhân của khách trên xe. Hoặc những tên “yêu râu xanh” thừa “nước đục thả câu” mà sàm sỡ, quấy rối tình dục các hành khách nữ.
Văn hóa xe buýt: Giới trẻ hiện nay liệu có đang “sống nhạt” ?
Trên xe buýt, để thể hiện văn hóa tối thiểu, giới trẻ phải nhường ghế ngồi cho người già, người khuyết tật, phụ nữ có thai, và trẻ em hay giúp đỡ họ bước xuống xe bởi xe rất lắc người già, người khuyết tật thường dễ bị ngã.
Tuy nhiên, một bộ phận giới trẻ hiện nay ngày càng có lối sống nhạt. Với họ, lên xe buýt thì ai nhanh chân người đó sẽ có chỗ ngồi. Nhìn thấy người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ em lên xe, họ vội vàng quay mặt đi hay giả vờ ngủ coi như không biết và chờ những người khác nhường ghế cho họ.
Đây là tình trạng đáng báo động, cảnh tỉnh về lối sống hiện nay của một bộ phận giới trẻ cần được cải thiện.
Ngoài những điều nêu trên, có một tình trạng nổi bật không kém, các tài xế và phụ xe thông đồng với nhau để lậu vé nhằm kiếm trác thêm. Họ thường nhân lúc xe đông khách, đứng thu tiền vé lượt của hành khách rồi nhắc họ đi lui vào trong mà không xé vé cho họ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03