Nỗi niềm công nhân nam
Tết an bình, vui tươi trong CNVCLĐ | |
Hệ thống bia ma nhai Động Kính Chủ là bảo vật quốc gia |
Tiết kiệm từng đồng…
Theo quan sát của phóng viên, khu vực chợ Bầu, chợ Mun gần KCN Thăng Long (huyện Đông Anh) và các cửa hàng nhỏ quanh khu trọ của công nhân luôn nhộn nhịp người mua bán. Ở đó, không chỉ có nữ công nhân mà còn có rất nhiều nam công nhân cũng đang mặc cả từng mớ rau, lạng thịt.
Những áp lực công việc và cuộc sống đang đè nặng lên đôi vai của những nam công nhân |
Tại các quán cơm bình dân, khách hàng chủ yếu cũng là nam công nhân. Anh Hoàng Văn Đức (sinh năm 1987, quê Bắc Giang, đang làm việc tại Công ty TNHH Toho Việt Nam) cho biết: “Những ngày đầu lên đây làm việc, tôi còn bỡ ngỡ, ngại ngùng, nên đi chợ mua rau người ta nói bao nhiêu, mua bằng ấy chứ có biết trả giá hay kỳ kèo gì đâu.
Nhưng nhiều lần đi chợ về tôi bị mấy chị em cùng xóm chê là mua đắt quá, rồi chỉ tôi cách mặc cả. Cùng đi với anh Đức, anh Nguyễn Văn Hùng (quê Hà Nam, làm việc tại Công ty TNHH SEI Việt Nam) chia sẻ: “Mình sống lâu thành quen nên bây giờ ra chợ mua lạng thịt cũng mặc cả.
Nhưng mà cũng phải thế thật, vì chi phí sinh hoạt ngày càng cao, hàng tháng còn phải trả tiền phòng trọ, tiền điện, nước,… còn phải dành dụm tiền gửi về nhà cho bố mẹ nữa. Không thế thì có khi cuối tháng mì tôm cũng chẳng có để ăn”. Anh Hùng cho biết thêm, để giảm bớt chi phí và cũng để yên tâm khi ăn uống, mỗi lần về quê, bố mẹ lại chuẩn bị cho rất nhiều thực phẩm để mang ra Hà Nội. Nhiều khi đi xe khách, tay xách nách mang một đống đồ vừa ngại vừa mệt nhưng cũng phải cố để giảm bớt việc chi tiêu ở trên này.
Đa số công nhân nam còn độc thân đang làm việc ở các KCN đều chọn phương án ở trọ chung từ 2 đến 3 người với nhau để giảm bớt chi tiêu. Cùng với 2 người bạn đồng nghiệp thuê trọ trong căn phòng khoảng 15m2, anh Toản (quê Ninh Bình, đang làm việc tại Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam) tâm sự: “Giá thuê phòng này là 1 triệu đồng/tháng, cả tiền điện, nước, vệ sinh hàng tháng mỗi người phải đóng khoảng 400 nghìn đồng.
Đa số nam công nhân đều cho rằng cuộc sống của họ nặng nề và nhàm chán. Bởi họ phải xa gia đình để kiếm việc, lo cho cuộc sống bản thân, lo gửi tiền về chăm sóc bố mẹ, lo dành tiền xây dựng mái ấm riêng… và trăm thứ cần đến tiền khác. Không ít nam công nhân còn kiếm công việc làm thêm ngoài thời gian làm việc tại công ty để tăng thu nhập. |
Tất nhiên ở chung cũng có nhiều cái bất tiện nhưng mỗi người đều bớt “cái tôi” một chút thì cũng không vấn đề gì. Ngoài ra, anh em cũng “góp gạo thổi cơm chung” nên cũng giảm được khá nhiều chi tiêu trong ăn uống”.
Trong khi đó, anh Nguyễn Tiến Mạnh (quê Hải Dương, đang làm việc tại Công ty TNHH Showa Việt Nam) vừa mới “chân ướt chân ráo” lên làm việc ở KCN Thăng Long, Hà Nội đang phải thuê trọ một mình trong căn phòng rộng chưa đầy 10m2 (Đây là loại nhà cấp 4, mái lợp fibro xi măng, mùa đông lạnh, mùa hè nóng như rang, phổ biến cho công nhân thuê) chia sẻ:
“Vất vả cả ngày mình mới tìm được phòng này, tuy điều kiện không được tốt nhưng giá rẻ, 500 nghìn đồng/tháng, cả điện nước nữa chắc khoảng 600 nghìn đồng. Cũng mới lên nên mình toàn ăn cơm bụi, như vậy nhanh và tiện hơn tự nấu rất nhiều. Tính ra với 20 nghìn đồng/suất ăn ở quán là đủ ấm bụng rồi. Còn để tự nấu tính chi li thì một bữa ăn cung tốn 20 nghìn đồng không đủ”.
… vì nhiều áp lực
Tiếp xúc với chúng tôi, anh Nguyễn Xuân Tiến (sinh năm 1984, đang làm việc tại Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam, KCN Thăng Long, huyện Đông Anh) hiếm khi nở nụ cười, mang vẻ mặt khắc khổ, anh coi những gì mình đang làm là gánh nặng hiển nhiên.
Anh Tiến cho biết, hiện cả 2 vợ chồng anh cùng làm công nhân ở KCN Thăng Long, thu nhập mỗi tháng trung bình hơn chục triệu đồng, tiết kiệm thì cũng đủ chi tiêu. Nhưng vợ anh vừa sinh cháu thứ 3 nên phải về nhà (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) để nghỉ thai sản, phòng trọ giờ chỉ còn ba bố con tự chăm nhau.
“Nếu không vướng việc học của các cháu thì mình đã cho chúng về nhà với ông bà rồi. Ba bố con chăm nhau đúng là rất vất vả. Hàng ngày mình đều phải tranh thủ thời gian, buổi sáng đưa các con đi học sau đó đến công ty làm việc, buổi chiều lại vội vàng về đón con. Những hôm về muộn, mình phải mất tiền trông thêm giờ. Nhiều lúc thấy nản, muốn bỏ tất cả để về quê làm lại từ đầu” – anh Tiến bộc bạch.
Đa số nam công nhân đều cho rằng cuộc sống của họ nặng nề và nhàm chán. Bởi họ phải xa gia đình để kiếm việc, lo cho cuộc sống bản thân, lo gửi tiền về chăm sóc bố mẹ, lo dành tiền xây dựng mái ấm riêng… và trăm thứ cần đến tiền khác. Không ít nam công nhân còn kiếm công việc làm thêm ngoài thời gian làm việc tại công ty để tăng thu nhập.
Nguyễn Thế Anh (quê Hải Dương, đang làm việc tại Công ty TNHH FCC Việt Nam, KCN Thăng Long) tâm sự: Em tốt nghiệp trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương Mại, nhưng về quê không xin được việc nên lại xuống Hà Nội làm công nhân. Mới đấy mà đã gần 5 năm. Thời gian đầu, em cũng chỉ lo cuộc sống cho bản thân mình, lương bao nhiêu tiêu bấy nhiêu.
Nhưng khi đi làm được khoảng 2 năm, em đã nghĩ về gia đình và tương lai của mình. Bố mẹ em ở nhà làm nông nên khá vất vả, mà nhà giờ lại chỉ có mình em, còn 2 chị gái đã lấy chồng. Vì thế, em biết mình cần phải chăm lo cho bố mẹ để có cuộc sống tốt hơn.
Từ đó em lao vào làm việc, tìm kiếm công ty trả lương cao, làm việc vất vả một chút cũng được. Ngoài giờ làm và giờ tăng ca ở công ty, em lại tranh thủ bán sim, thẻ và các linh kiện điện thoại để kiếm thêm thu nhập. Bố mẹ vẫn luôn nhắc nhở, làm gì thì làm cũng phải an toàn và giữ gìn sức khỏe. Nhiều lúc cũng thấy cuộc sống mình cực quá, suốt ngày phải lo kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Nhiều lúc mệt mỏi, sau giờ tan ca em chẳng muốn quay về phòng trọ, chỉ muốn lên xe về thẳng quê ở nhà với bố mẹ, nhưng để có tương lai tốt đẹp hơn, em lại tự nhủ mình phải cố gắng. Sau 5 năm sống trong áp lực, em cũng đã quen với nó.
“Không chỉ riêng em mà hầu hết nam công nhân ở đây đều phải đi làm để phụ giúp gia đình, rồi lo cho tương lai sau này. Đợt nghỉ Tết vừa qua, về quê nhiều người hỏi về chuyện lấy vợ mà em không dám trả lời. Bởi đến yêu còn chả dám thì nói gì chuyện lập gia đình vì sợ không lo nổi cho gia đình” - Thế Anh nói.
Trên địa bàn TP Hà Nội có hàng chục nghìn công nhân đang làm việc ở các KCN, trong đó có một bộ phận không nhỏ là những nam công nhân ở nhiều vùng quê nghèo tìm đến với ước mong “đổi đời”. Thế nhưng thực tế cuộc sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn và đang hàng ngày phải gánh nhiều áp lực trên vai.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025
Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Tin khác
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Hoạt động 03/02/2025 12:29
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Công đoàn 03/02/2025 10:55
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn
Hoạt động 02/02/2025 11:46
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước
Hoạt động 02/02/2025 08:52
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công
Hoạt động 01/02/2025 18:57
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 01/02/2025 09:54
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh
Công đoàn 31/01/2025 20:36
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 20:29
LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/01/2025 10:54
Những “thủ lĩnh” Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 06:29