Nỗi khổ của giám thị
Trường mầm non công lập “ngại” giữ trẻ ngày thứ Bảy | |
Học trò đang bị biến thành máy photocopy như thế nào? |
Giám thị - nỗi ám ảnh của các thế hệ học trò
Ở các trường học, việc theo dõi học sinh hằng ngày trong thời gian dài từ một đến ba năm khiến những người làm công việc giám thị trở nên quen thuộc với học sinh. Họ thường được gọi vui là cái máy phân loại học sinh từ chăm ngoan đến cá biệt nhanh và tổng quát nhất. Việc mỗi thầy (cô) giám thị có một sổ "Nam tào" vẫn luôn là nỗi ám ảnh của các học sinh cá biệt.
Những giờ chào cờ đầu tuần hoặc những tiết học sinh hoạt ngoại khóa thường ít bài và khá thoải mái.
Giám thị là hình ảnh gắn bó với nhiều thế hệ học trò. (ảnh minh họa) |
Thoải mái đến mức các cô cậu học sinh tranh thủ chộp lấy thời cơ trốn tiết học. Những lúc như thế thì nhà vệ sinh, góc sân trường, phía sau bục chào cờ, bãi giữ xe, căng tin… luôn là những nơi trốn lý tưởng để làm việc riêng như hút thuốc, ăn quà vặt... Ngoài việc "rảo" ở hành lang, lớp học, thì bất kỳ vị giám thị nào có nhiều kinh nghiệm cũng có thể nắm vững địa bàn mình quản lý. Học sinh nào nghịch ngợm quá đà hoặc có những việc làm trái nội quy nhà trường sẽ bị nhắc nhở hoặc được mời lên phòng giám thị “uống nước trà”. Với những lớp “có vấn đề”, ban giám hiệu, thầy cô giám thị và giáo viên chủ nhiệm càng “chăm sóc” kỹ hơn.
Còn với học sinh, thì em nào cũng thuộc lòng các quy định xử lý và khi đó, việc phải ngồi ở phòng giám thị trở thành nỗi ám ánh của hầu hết các thế hệ học trò. Tuấn Anh - lớp 11 Trường THPT Tạ Quang Bửu kể vanh vách: "Một trong những tội danh khó thể xin tha, nhưng rất nhiều học sinh mắc phải là việc sử dụng tài liệu trong những lần kiểm tra quan trọng, thi giữa kỳ… nếu bị phát hiện. Không những bị xuống phòng giám thị viết kiểm điểm, mà học sinh còn có thể phải làm lại bài kiểm tra và mời phụ huynh đến gặp nhà trường.
Còn điều cấm kỵ nhất khi đi học là đánh nhau. Dù vụ việc xảy ra ở trong hay ngoài trường, nếu việc này bị các giám thị phát hiện, những học sinh có liên quan dĩ nhiên sẽ phải xuống phòng giám thị và nhẹ nhất chỉ là viết bản kiểm điểm, còn nặng nhất có thể bị đình chỉ học luôn...". Tất cả những lỗi của học sinh đều được giám thị ghi chép cẩn thận vào sổ và tổng kết, rồi báo về từng lớp vào tiết sinh hoạt cuối tuần, thậm chí được thông tin đến cha mẹ học sinh trong mỗi kỳ họp phụ huynh. Chính vì thái độ làm việc nghiêm khắc đó nên nhiều giám thị được học sinh đặt cho những biệt danh "hùm xám", "hắc ám"...
Tỏ ra khá hài lòng về sự vào cuộc nhiệt tình của các thầy, cô giám thị nhà trường, chị Minh Hạnh (ở phường Linh Đàm) chia sẻ khá tâm đắc về chuyện mà con gái mình tâm sự mới đây: “Lớp con có bạn quá hiếu động, không chịu học và làm bài, không ngồi yên trong giờ học, kết quả học kỳ 1 học lực kém, thầy hiệu trưởng đã mời phụ huynh và cả bạn lên nói chuyện, sau đó cử thầy giám thị theo sát, dò bài của bạn. Những thầy cô khác cũng quan tâm đặc biệt đến bạn. Sau một thời gian, bạn đó tiến bộ lên trông thấy”.
Cần phương pháp mềm dẻo
Trên thực tế, để đạt được kết quả giáo dục tích cực, đòi hỏi các thầy, cô phải vào cuộc một cách mềm dẻo, linh động. Thầy Ngọc Vượng - một giáo viên đã nghỉ hưu - chia sẻ kinh nghiệm hơn 10 năm làm giám thị: "Muốn quản lý tốt, trước hết phải nắm rõ tâm lý học trò. Ví dụ những ngày đầu năm, học sinh nào cũng chăm chỉ đến trường đúng giờ, nhưng cùng lắm chỉ được vài tuần, “vi-rút lười” sẽ trỗi dậy. Đặc biệt, khi mùa đông, thì số học sinh đi muộn sẽ tăng lên. Hay việc học sinh đánh nhau, thường thì không diễn ra đơn lẻ, mà luôn có tổ chức. Sau khi sự việc xảy ra chắc chắn sẽ có màn "phục thù". Vì vậy, nếu chưa kiểm soát được sự việc ngay từ đầu, thì cần phải tiếp tục có biện pháp ngăn chặn kịp thời để cuộc ẩu đả không có cơ hội tiếp diễn... Cứ nắm quy trình phạm lỗi rồi đưa ra phương pháp xử lý tất sẽ quản lý tốt".
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: "Cần xây dựng một đội ngũ giám thị vững vàng về năng lực và có chuyên môn quản lý học sinh cùng với những kiến thức tối cần thiết như tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm, kiến thức về xã hội học… Điều đó sẽ giúp việc quản lý học sinh trở nên nhẹ nhàng và sâu sát hơn so với giao phó cho giáo viên bộ môn kiêm giáo viên chủ nhiệm như hiện nay...". |
Còn cô Hải Yến (Trường THCS Thăng Long) chia sẻ thêm kinh nghiệm của bản thân: “Để quản lý được học sinh, chỉ nhìn, nghe thôi thì không đủ. Học sinh có nhiều trò lắm, mình không thể nào bao quát hết. Nhiều khi cô đi đằng trước, trò vi phạm đi đằng sau thì cũng khó phát hiện. Nên muốn nắm bắt được “âm mưu” của học sinh ngay từ lúc đang manh nha thì giám thị cần phải có đội ngũ "chân rết" là cán bộ lớp, "thậm chí phải nhờ đồng nghiệp, đồng thời cũng là phụ huynh trong trường, khéo léo dò hỏi con về các mối quan hệ giữa các học sinh trong từng khối lớp để có thông tin nhiều chiều".
Cũng nhờ phương pháp nói trên mà việc học sinh hút thuốc, đánh nhau, ăn quà vặt trong lớp không thể qua mắt giám thị. Nhiều chuyện mới chỉ manh nha hình thành qua những bức thư gửi kín dưới ngăn bàn cũng đã bị giám thị phát hiện và có kế hoạch ngăn chặn. Thừa nhận hiệu quả từ việc quản lý sát sao này, chị Minh Hạnh (phường Linh Đàm) cho biết: "Quả thật, từ năm con gái học lớp 6 đến nay, thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh ở trường; đồng thời, qua những lần trò chuyện với con, tôi cũng có những thông tin về trường hợp học sinh cá biệt thích quậy hơn thích học nhưng tuyệt nhiên không có chuyện học sinh “xử” nhau như lâu nay báo chí thường báo động...".
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08