Nỗ lực làm giàu từ nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh
Làng nghề mây tre đan Phú Vinh hôm nay Người giữ hồn cho nghề mây tre đan |
Những giá trị văn hóa lâu đời
Nằm trong khu vực trung tâm vùng Đồng bằng Sông Hồng, thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong đó rất nhiều làng nghề có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm.
Cùng với gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, sơn mài Duyên Thái, rèn Đa Sỹ, đúc đồng Ngũ Xã, làng nghề mây tre đan Phú Vinh đã và đang ngày càng hấp dẫn du khách trong và nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ làng nghề qua từng sản phẩm đặc trưng.
Làng nghề Phú Vinh thuộc xã Phú Nghĩa - Chương Mỹ - Hà Nội. Làng nằm dọc theo trục quốc lộ 6A nối liền Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, cách huyện lỵ Chương Mỹ 5km, cách trung tâm Hà Nội 27 km theo hướng Tây Nam.
Theo nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phương Quang, chủ cơ sở sản xuất mây tre đan trong làng Phú Vinh, nơi đây được coi là “xứ Mây” nổi tiếng về nghề đan mây tre với lịch sử phát triển nghề lâu đời.
Qua thời gian, nhiều vật liệu mới được bổ sung, các mẫu mã sản phẩm được cải tiến, kỹ thuật đan mây tre của người làng được nâng cao để sản phẩm ngày càng tinh xảo và có giá trị kinh tế hơn.
Người Phú Vinh cha truyền con nối làm nghề này, nhà nào cũng có người làm nghề mây tre đan, từ thanh niên trai tráng, phụ nữ đến người già, trẻ nhỏ.
Trước đây, sản phẩm từ mây tre đan chủ yếu là đồ dùng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như thúng, mủng, dần, sàng, túi, hộp... Đến nay, đã sáng tạo được hàng trăm mẫu hàng xuất khẩu như: đĩa mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây; sản phẩm mỹ nghệ như: đồ trang trí, chao đèn, rèm cửa, tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi, câu đối, bàn, ghế, sa lông; đồ nội thất khách sạn, nhà hàng bằng tre trúc.
Chỉ từ những sợi mây, thanh tre trắng phau, người thợ làng nghề với đôi bàn tay như có thần có thể tạo ra những mặt hàng đẹp mắt, hấp dẫn nhiều khách hàng. Bằng sự sáng tạo, khéo léo của mình, người dân ở đây đã sản xuất ra không biết bao nhiêu những loại đồ mây tre đan tinh xảo những vẫn mộc mạc đậm chất làng quê.
Nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu
Hiện làng nghề đã phát triển với nhiều cơ sở trong huyện để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Niềm đam mê và tình yêu với nghề truyền thống đã được thể hiện trên từng sản phẩm của những người thợ.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phương Quang cho biết: “Cơ sở sản xuất mây tre đan của tôi hiện thu hút số lượng người lao động lớn nhất trong vùng. Vì mây tre đan đặc thù chia làm nhiều công đoạn nên số lượng người tham gia sản xuất rất đông. Nếu lượng đặt hàng ổn định, thu nhập mỗi người dân cũng được khoảng 150-200 nghìn/ ngày. Với mức sống ở khu vực ngoại thành, thu nhập như vậy tương đối ổn định, giúp họ trang trải cuộc sống”.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phương Quang đang đan mây. |
Đặc biệt, hiện nay, sản phẩm mây, tre, giang đan của làng nghề Phú Vinh đã chen chân vào được những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha... Mây tre đan cũng đã trở thành một hàng hoá có trong danh mục xuất khẩu sang thị trường các nước. Thị trường xuất khẩu mây tre đan ngày càng mở rộng và giá trị kim ngạch thu được ngày càng nhiều, được xếp vào nhóm các hàng hoá xuất khẩu quan trọng của nước ta hiện nay.
Trước tác động của đại dịch Covid-19, nhiều cơ sở sản xuất mây tre đan của làng nghề Phú Vinh đã gặp phải những khó khăn chung trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính là do họ chưa chú trọng đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Để làng nghề phát triển ổn định, bền vững rất cần một sự đột phá trong tư duy, cách làm hay để phát triển và quảng bá sản phẩm.
Với mong muốn phát triển làng nghề, mang lại thu nhập ổn định cho bà con trong làng, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phương Quang đã nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, đặc biệt là thay đổi cách quảng bá thương hiệu để nhiều người biết đến sản phẩm làng nghề hơn. Bên cạnh đó, anh cũng tập trung cải tiến kỹ thuật, mẫu mã, áp dụng công nghệ vào sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, kết nối với khách hàng.
"Thay vì quảng bá sản phẩm bằng cách truyền miệng, người nào biết tự tìm đến đặt hàng, tôi đã đẩy mạnh kênh bán hàng qua mạng bằng việc lập trang facebook và trang web để nhiều người có thể tìm đến dễ dàng hơn. Đặc biệt, tôi cũng tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, các hội trợ, lễ hội để người dân được tiếp cận gần với sản phẩm hơn", nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phương Quang cho biết.
Từ các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hiệu quả đã duy trì và tăng số hộ sản xuất, số lao động tại các làng nghề để đáp ứng sản lượng, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Việc quảng bá, phát triển và xây dựng thương hiệu các làng nghề còn mang lại nhiều lợi ích về mặt xã hội, giúp tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, giảm bớt tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ gia đình và người lao động nông thôn tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống.
Việc xây dựng thương hiệu làng nghề không chỉ là quảng bá tiêu thụ sản phẩm, còn giúp phát triển du lịch. Trong đó, mây tre đan cũng được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm quà lưu niệm du lịch mang tính đặc trưng của Thủ đô Hà Nội.
Vừa qua, thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội năm 2022. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã khẳng định: "Cùng với xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; chủ trương đẩy mạnh phát triển các sản phẩm quà lưu niệm du lịch mang tính đặc trưng của Thủ đô Hà Nội cũng là yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch, làng nghề, điểm đến, di tích, doanh nghiệp lữ hành, toàn thể các đơn vị hoạt động du lịch đang hướng đến để xây dựng thương hiệu quà tặng cho du lịch Thủ đô".
Việc tổ chức Lễ hội không chỉ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội mà còn là cầu nối đưa du khách đến với sản phẩm truyền thống, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lực lượng lao động.
Với sự vào cuộc chung tay của các cấp, ngành cũng như sự thay đổi tư duy của các cơ sở sản xuất truyền thống, tin rằng làng nghề mây tre đan Phú Vinh nói riêng và các làng nghề truyền thống nói chung sẽ luôn được duy trì và ổn định sản xuất, là niềm tự hào của quê hương, đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11