Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh
Vi phạm vẫn còn phổ biến
Vào mỗi khung giờ cao điểm, tình trạng học sinh ở Hà Nội vi phạm Luật Giao thông trở nên "nóng" hơn trên nhiều trục giao thông, nhất là các tuyến đường xung quanh trường học. Ghi nhận trưa 25/9, Đội CSGT đường bộ số 2 lập chốt kiểm tra việc tuân thủ luật giao thông của học sinh, xử lý vi phạm tại ngã tư Phan Đình Phùng - Hùng Vương (địa bàn quận Ba Đình). Chỉ sau 1 giờ triển khai, tổ công tác đã xử lý khoảng 10 trường hợp phụ huynh chở con đi học và học sinh điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Nhiều trường hợp điều khiển phương tiên phân khối lớn; điều khiển xe khi chưa có bằng lái, chưa đủ độ tuổi cho phép... |
Tại chốt kiểm tra, khi được nhắc nhở, muôn vàn các lý do được những học sinh vi phạm đưa ra nhằm biện minh cho hành động của mình như: Sáng dậy sớm đi vội quên mũ, sợ muộn học, nhà gần, bạn mượn mũ... để trình bày lý do không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Em D.H.Q (trú tại quận Ba Đình), hiện đang là học sinh lớp 11 cho biết, do sáng đi vội nên đã quên đội mũ bảo hiểm. "Em cảm thấy rất hối hận, vì sự sơ suất của mình mà ảnh hưởng đến trường, lớp và chính bản thân em. Em chắc chắn sẽ rút kinh nghiệm và không bao giờ tái phạm nữa", em Q chia sẻ.
Khi được nhắc nhở, muôn vàn các lý do được những học sinh vi phạm đưa ra nhằm biện minh cho hành động của mình. |
Không chỉ tồn tại vi phạm ở học sinh, nhiều phụ huynh đến đưa đón con em cũng "quên" đội mũ bảo hiểm. Cá biệt, có phụ huynh dù đội mũ bảo hiểm cho con, nhưng lại không cài quai đúng quy cách. Để giải thích hành vi không đội mũ bảo hiểm, đa số những phụ đều đưa ra các lí do giống nhau như: Nhà gần trường, đi vội, nhà tôi ngay đây, đón cháu về đi làm luôn...
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, Thiếu tá Nguyễn Đức Tuyến - cán bộ Đội CSGT đường bộ số 2, cho biết, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đối với các phương tiện xe máy, xe đạp điện là vô cùng quan trọng. Nhưng hiện nay, hiện tượng học sinh khi đến trường điều khiển xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm không chỉ nguy hiểm, mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Ngoài việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đơn vị thường xuyên tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến học sinh như: Điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, không chấp hành hiệu lệnh đèn, đặc biệt xử lý nghiêm những trường hợp phụ huynh chở con đi học không đội mũ bảo hiểm vi phạm hoặc các hành vi vi phạm khác.
Nhiều phụ huynh đến đưa đón con em cũng "quên" đội mũ bảo hiểm. |
"Các em học sinh sau khi bị xử lý đều nhận ra lỗi vi phạm. Tuy nhiên, để hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm luật giao thông của học sinh, phụ huynh cần, quan tâm, quản lý con mình, hướng dẫn các con khi tham giao thông phải đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường và đặc biệt không giao xe cho con em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện, đặc biệt phải gương mẫu, chấp hành quy định của luật giao thông để các con noi theo", Thiếu tá Nguyễn Đức Tuyến nhấn mạnh.
Cần những giải pháp lâu dài
Để có các giải pháp căn cơ làm giảm tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với các trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh trong tham gia giao thông, đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, tạo sức cuốn hút trong học sinh và cả giáo viên.
Mới đây, ngày 23/9, Đội CSGT đường bộ số 2 tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông cho hơn 1.000 cán bộ, giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An A.
Đội CSGT đường bộ số 2 tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông cho hơn 1.000 cán bộ, giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An A. |
Tại buổi tuyên truyền, Thiếu tá Nguyễn Anh Văn - cán bộ Đội CSGT đường bộ số 2, đã trực tiếp chia sẻ và tuyên truyền một số nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ; đồng thời hướng dẫn đội mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng đúng quy cách, và độ tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia các loại phương tiện giao thông.
Những kiến thức về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông được lực lượng chức năng phổ biến như: Số lượng người được phép ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe máy điện; mức xử phạt một số lỗi khi tham gia giao thông; các trường hợp được ưu tiên khi tham gia giao thông...
Bên cạnh đó, học sinh cũng được tuyên truyền về các hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông; các quy định xử phạt vi phạm TTATGT theo quy định; cách nhận biết một số biển báo giao thông và ý nghĩa của biển báo hiệu giao thông cùng một số biển báo thường gặp,…
Học sinh cũng được tuyên truyền về các hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông. |
Cùng với đó, các tình huống, câu hỏi thực tế gặp phải khi tham gia giao thông hàng ngày được các em học sinh, cán bộ giáo viên nêu để cán bộ tuyên truyền giải thích, hướng dẫn, từ đó, đã cập nhật thêm nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích cho học sinh và các giáo viên.
Theo Chỉ huy Đội CSGT đường bộ số 2, thời gian qua, tình hình học sinh vi phạm Luật Giao thông diễn ra khá phổ biến, trong đó có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến các em học sinh. Đây là hoạt động thường niên được Đội CSGT đường bộ số 2 duy trì tổ chức trên địa bàn đơn vị phụ trách. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành các quy định về TTATGT. Qua đó, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, nêu cao tinh thần trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc bảo đảm TTATGT cho học sinh.
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành các quy định về TTATGT. |
Thông tin với phóng viên, Đại tá Trần Đình Nghĩa - Trưởng Phòng CSGT (Công an thành phố Hà Nội), cho biết, thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới", Phòng CSGT đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ sở giáo dục, gia đình phụ huynh trong công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho các em học sinh.
"Nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, Phòng CSGT sẽ bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, và xử lý nghiêm những trường hợp học sinh, sinh viên, phụ huynh điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về TTATGT. Từ đó, phòng ngừa tai nạn giao thông, góp phần hình thành ý thức chấp hành pháp luật cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Công tác này sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục các ngày trong tuần và xuyên suốt năm học", Đại tá Trần Đình Nghĩa nhấn mạnh.
Phụ huynh phải gương mẫu, chấp hành quy định của luật giao thông để các con noi theo. |
Theo các chuyên gia giao thông, trong khi chờ đợi các ban, ngành chức năng triển khai các mô hình kéo giảm tai nạn tại khu vực trường học, từ những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông cho học sinh có thể thấy giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm pháp luật giao thông là kết hợp giữa giáo dục, quản lý, xử lý giữa nhà trường, gia đình và lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở con em mình chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, uốn nắn ngăn chặn ngay từ ban đầu các hành vi vi phạm. Đừng buông lỏng quản lý hoặc phó mặc cho nhà trường, cho cơ quan chức năng bởi trước hết, sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh sẽ đảm bảo được sức khỏe và tính mạng của chính con em mình và cả những người cùng tham gia giao thông.
Từ ngày 5/9 đến nay, Phòng CSGT Hà Nội đã phối hợp với Công an cơ sở, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố tổ chức 18 buổi học ngoại khoá, tuyên truyền pháp luật về TTATGT cho gần 23.000 học sinh các cấp và hàng nghìn giáo viên. Đồng thời qua công tác tuần tra, kiểm soát đã phát hiện, xử lý 785 trường hợp học sinh vi phạm, tạm giữ 427 phương tiện các loại, phạt tiền khoảng 400 triệu đồng. Các vi phạm điển hình là không đội mũ bảo hiểm, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện và giao xe cho người chưa đủ điệu kiện… Trong đó, 10 Tổ công tác đặc biệt xử lý 425 trường hợp học sinh vi phạm TTATGT, tạm giữ 161 phương tiện, riêng vi phạm về đội mũ bảo hiểm 352 trường hợp. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03