Nỗ lực đổi thay đời sống công nhân
Cần nhân rộng mô hình Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân | |
Đẩy lùi các TNXH đang rình rập đời sống công nhân |
Thỏa lòng mong đợi
Bắc Thăng Long là khu công nghiệp đầu tiên không chỉ có nhà ở cho công nhân mà còn có trường mầm non dành cho con em công nhân. Khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 14.10.2015, Trường Mầm non Kim Chung (cơ sở 2) đã đỡ đần được rất nhiều khó khăn cho công nhân có con nhỏ tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
Một góc nhà ở dành cho công nhân của khu công nghiệp. Thực tế, số nhà ở khang trang như thế này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của 1/3 số công nhân. |
Công trình có vốn đầu tư 20 tỉ đồng bao gồm 9 nhà 2 tầng, nhà phụ trợ trên tổng diện tích 5.288m2 theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng ở Việt Nam hiện hành với các nhóm lớp, phòng đa năng, bếp ăn, văn phòng hiệu bộ, khu vực giặt và phơi quần áo; sân có vườn hoa, cây cảnh bóng mát, đường nội bộ… Cứ 4 giờ 30 phút chiều là cổng trường lại tấp nập công nhân tới đón con, trò chuyện rôm rả.
Trao đổi với PV Báo Lao động Thủ đô, chị Nguyễn Thị Hoa -công nhân Công ty TNHH Panasonic Việt Nam - cho biết: Tôi đang chờ đón 2 đứa con, một 4 tuổi và một 2 tuổi. Từ khi có Trường Mầm non Kim Chung cơ sở 2, việc đưa đón con trở nên nhẹ nhàng hẳn.
Trường Mầm non Kim Chung cơ sở 2. |
Trước đây, tôi gửi con ở nhà trẻ tư, nhưng khá tốn kém (1,2 triệu đồng/tháng/cháu ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi), trong khi lương tháng chỉ 5 triệu đồng nên đành mang con về quê và 3-4 tháng mới về thăm con một lần.
Chị Hoa tâm sự, trường công lập ở quanh KCN hiện chỉ thu học phí 300-400 nghìn đồng/tháng, giáo viên tốt, cơ sở vật chất khang trang, nhưng không nhận con công nhân. Trường tư hoặc các điểm trông trẻ tư giá cao, chất lượng không tương xứng, nhưng phải chấp nhận.
Bắc Thăng Long là khu công nghiệp đầu tiên không chỉ có nhà ở cho công nhân mà còn có trường mầm non dành cho con em công nhân. Khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 14.10.2015, Trường Mầm non Kim Chung (cơ sở 2) đã đỡ đần được rất nhiều khó khăn cho công nhân có con nhỏ tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Công trình có vốn đầu tư 20 tỉ đồng bao gồm 9 nhà 2 tầng, nhà phụ trợ trên tổng diện tích 5.288m2 theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng ở Việt Nam hiện hành với các nhóm lớp, phòng đa năng, bếp ăn, văn phòng hiệu bộ, khu vực giặt và phơi quần áo; sân có vườn hoa, cây cảnh bóng mát, đường nội bộ… Cứ 4 giờ 30 phút chiều là cổng trường lại tấp nập công nhân tới đón con, trò chuyện rôm rả. |
Nếu muốn cho con em mình được học trường công thì công nhân phải gửi con ở trường công lập thị trấn Quang Minh. Nhưng công nhân làm theo ca kíp, trường chỉ nhận chăm sóc trẻ giờ hành chính nên cha mẹ các cháu lại tốn thêm tiền thuê người đưa đón, trông con trong quãng thời gian bố mẹ chưa tan ca.
Còn chị Hoàng Thị Thoa, (26 tuổi, công nhân công ty TNHH linh kiện điện tử SEI) chia sẻ về chi phí nuôi một cậu con trai 4 tuổi cũng đang theo học tại Trường Mầm non Kim Chung: “Không tháng nào dưới 2 triệu, cộng thêm tiền sữa là quá nửa tháng lương của mình rồi.
Nhưng đưa con về quê tận Thanh Hóa rồi lâu lâu về thăm một lần thì nhớ con không chịu nổi. Ngày trước, mình cho cháu học trường tư thục, đóng đủ loại tiền. Bây giờ nhờ có Trường Mầm non Kim Chung này mà anh chị em công nhân có con nhỏ như mình thấy đỡ khổ hơn rất nhiều”.
Có thể nói, Trường Mầm non Kim Chung cơ sở 2 đi vào hoạt động đã thỏa lòng mong đợi của nhiều công nhân có con nhỏ tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Nói như cô Trần Thị Thanh - Hiệu trưởng nhà trường - thì, hiện nay, cơ sở 2 của nhà trường đang trông giữ 240 cháu, hầu hết là con em công nhân ở xa.
Mặc dù là tín hiệu đáng mừng, nhưng Trường Mầm non Kim Chung cơ sở 2 cũng chưa đáp ứng được hết nhu cầu gửi trẻ của công nhân. “Đi vào hoạt động chưa đầy một năm, đến nay mới được hai học kỳ, nên một số công việc vẫn chưa được hoàn thiện.
Tuy nhiên chúng tôi cũng sẽ nỗ lực hết mình để các cháu được gần bố mẹ, mà không phải về quê hay học trường tư” - cô Trần Thị Thanh nhấn mạnh.
Tất cả vì người lao động
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 25 cây số, khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai tập trung nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tìm về nơi đây, chúng tôi không mấy khó khăn khi hỏi thăm trụ sở của Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam, một địa chỉ tin cậy với công nhân lao động vì những chế độ phúc lợi rất tốt nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Qua các câu chuyện với công nhân, chúng tôi mới hiểu vì sao đối với Meiko, người lao động đã vào làm đều có tâm lý muốn gắn bó lâu dài, trong khi ở nhiều nơi, hiện tượng lao động mùa vụ không phải là chuyện hiếm gặp.
Anh Nguyễn Viết Hưng (Cty Meiko) cho biết: “Tôi đã đi làm ở nhiều nơi, nhưng tôi chưa thấy ở đâu, công ty nào lại chăm chú đến đời sống người lao động như ở đây. Hiện tôi đang ở ký túc của công ty, ngay ngày đầu vào, BQL đã cho mỗi người phiếu mua hàng dưới siêu thị để mua sắm đồ đạc cá nhân cần thiết như cốc chén, chăn màn…
Phòng của tôi có 8 người ở chung, giường chiếu, bàn ghế đều được bố trí đầy đủ, các đồ dùng sinh hoạt hiện đại khác như quạt, bình tắm nóng lạnh, điều hòa cũng không thiếu.
“Đặc biệt, không chỉ được miễn toàn bộ chi phí phòng ở mà các khoản tiền điện, nước, tất cả các công nhân ở đây đều được công ty hỗ trợ. Nhờ vậy, mỗi tháng tôi cũng tiết kiệm được một khoản không nhỏ để gửi về quê” - anh Hưng vui vẻ tâm sự.
Theo ông Phan Thanh Hải, Chủ tịch Công đoàn Công ty Meiko Việt Nam - để người lao động ổn định về chỗ ở, công ty đã đầu tư 8 triệu USD xây dựng 3 tòa nhà ở cho công nhân và không hề thu phí.
Để phục vụ đời sống tinh thần cho người lao động, công ty dành hẳn một phòng giải trí có trang bị tivi và dàn loa, karaoke cho người lao động sử dụng miễn phí sau giờ làm việc. Công ty cũng bố trí một thư viện xinh xắn có sách, báo, tạp chí cho công nhân tìm hiểu thông tin. “Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để chăm lo đời sống tôi hơn cho công nhân” - ông Phan Thanh Hải nhấn mạnh.
Có thể nói, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, Liên đoàn lao động Thành phố và sự vào cuộc của các cấp các ngành, đời sống công nhân tại các KCN Bắc Thăng Long, Thạch Thất – Quốc Oai nói riêng cũng như nhiều KCN khác trên địa bàn Thủ đô đã có nhiều đổi thay tích cực.
Mong rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều hơn nữa sự quan tâm, đầu tư đến đời sống của không chỉ công nhân mà cả con em họ, để người lao động không bị thiệt thòi, yên tâm làm việc.
Tuấn Dũng – Quỳnh Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Tin mới 24/01/2025 23:09
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Tin mới 24/01/2025 19:23
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 24/01/2025 17:30
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39