--> -->

Níu giữ… vàng son một thuở

Kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nên vài thập kỷ qua tranh Đông Hồ đã vắng bóng trên tường treo của mọi nhà những ngày Tết cổ truyền. Song may mắn thay, khi nghề đang dần mai một thì có không ít những “viên ngọc quý” của làng Hồ vẫn đang âm thầm níu giữ và phát triển dòng tranh truyền thống này.
niu giu vang son mot thuo Tranh Đông Hồ được tái hiện trên 300m tường tôn
niu giu vang son mot thuo Độc đáo làm tranh dân gian trên mẹt tre

Đi qua chiếc cầu Hồ, rẽ vào đường bờ đê khoảng một cây số, làng Đông Hồ hiện ra yên bình. Kinh tế phát triển, những nóc nhà cao vợi ở làng cũng vì thế mà nối nhau san sát. Nhưng lạ ở chỗ, hiện giờ cái tên làng tranh Đông Hồ không còn được nhiều người dùng đến. Thay vào đó, người ta hay nhắc đến cái danh hàng mã Đông Hồ hơn. Vì sao ư? Bởi thay vì cảnh phơi tranh la liệt trước đây, giờ những nơi nào có thể phơi nắng được thì đều chất đầy đồ hàng mã.

Trong trí nhớ của các cao niên trong làng Đông Hồ thì nghề làm tranh đã có từ lâu lắm. Cụ thể vào khoảng thời gian nào thì không mấy ai nhớ rõ. Chỉ biết, khoảng thế kỷ XVIII đã có không ít nghệ nhân của làng được mời vào cung. Lại có ý kiến khác quả quyết rằng, cái nghiệp này ra đời ở thời vua Hồ Quý Ly. Bởi thời điểm này người ta bắt đầu ban phát, sử dụng tiền giấy. Họ dùng tiền giấy để giao thương, trao đổi sản vật. Hay nói cách khác, dấu tích đó chứng tỏ nghề in khắc gỗ đã phát triển với trình độ cao. Mà in khắc gỗ, lại xuất phát từ hình thức in kinh Phật. Vậy thì in khắc gỗ - hình thức in tranh, phải có từ nghìn năm về trước. Dĩ nhiên, nếu cứ nương theo sự suy luận thì hẳn nghề in tranh làng Hồ phát tích từ thời điểm ấy…

niu giu vang son mot thuo
Giờ đây trong làng rất ít gia đình còn làm nghề tranh.

…Thuở nghề thịnh, 17 dòng họ làng Hồ cùng làm tranh, cùng gây dựng thương hiệu Đông Hồ nức tiếng Kinh Bắc. Nhưng nay, trải qua không ít biến thiên của lịch sử giờ những người níu giữ hồn cốt của nghề chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Theo một thống kê sơ bộ, hiện tại dòng tranh Đông Hồ chỉ còn khoảng 20 người thực hành nghề và 4 nghệ nhân truyền dạy. Nói như vậy để thấy rằng, nghề làm tranh Đông Hồ những năm gần đây đang mong manh tựa tấm lụa trước gió.

Làm thế nào để giữ được nghề? Đó là câu hỏi thường trực trong đầu các nghệ nhân còn lại của làng Hồ. Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh – người nữ nghệ nhân duy nhất của làng tranh Đông Hồ cũng luôn đau đáu với câu hỏi như vậy. Theo tìm hiểu, bà Oanh năm nay gần 60 tuổi. Thế nhưng, bà là một trong số ít người có trên 40 năm gắn bó với những nét vẽ mộc mạc của tranh Đông Hồ. Theo thông tin riêng của người viết, bà Oanh cũng chính là con dâu của nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam – người có công phục dựng dòng tranh dân gian Đông Hồ năm xưa.

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam từng là chủ nhiệm hợp tác xã sản xuất tranh Đông Hồ. Sau khi hợp tác xã giải thể, ông đã hướng cho con cháu làm tranh tại nhà, quyết lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc qua những bức tranh mộc mạc khi mà cả làng tranh đều đã chuyển sang làm vàng mã.

Cả đại gia đình ông Nguyễn Hữu Sam hơn chục con người ai ai cũng biết làm tranh, từ con trai con dâu cho đến các cháu chắt. Theo lời kể của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, để giữ cho màu sắc của tranh đông Hồ không bao giờ biến mất. khi người ta vứt hết những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ cổ thì gia đình bà lại chia nhau đi xin về. Và hiện tại, ngay trong gia đình bà hiện còn lưu giữ rất nhiều bản khắc có niên đại trên 100 năm.

niu giu vang son mot thuo

Nói sâu về nghề làm tranh, nghệ nhân Oanh bộc bạch: “Chỉ gọi là đủ ăn để giữ lấy nếp nghề của cha ông chứ không nghĩ đến làm giàu. Sản xuất tranh truyền thống Đông Hồ cũng là một nghề. Muốn nghệ nhân và người làm tranh bảo tồn bền vững nghề thì nhất thiết sản phẩm tranh phải bán ra được. Hay nói cách khác, tranh phải nuôi sống được họ và nhất thiết phải có đầu ra tốt”.

Mang theo nỗi niềm của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, chúng tôi tiếp tục ghé vào thăm nhà ông Nguyễn Đăng Chế, gia đình có truyền thống 20 thế hệ làm tranh. Nhắc đến ông Chế, không ít người trong làng hồ hởi khoe rằng, đây là “địa chỉ đỏ” âm thầm gìn giữ những tinh hoa của nghề tranh suốt bao năm nay. Ở trong làng người ta có thể quên nghề tranh nhưng trong khuôn viên gia đình ông thì khác. Nơi đó lúc nào cũng tấp nập với tiếng đục bản khắc và rực rỡ với màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ.

Nghe nói, thời trẻ, ông Nguyễn Đăng Chế cũng theo học Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội và công tác tại nhà xuất bản Mỹ thuật. Và chỉ sau khi về hưu năm 1991, ông mới có thời gian riêng để thực hiện ước mơ ấp ủ của mình. Ông đi tìm mua những bản ván khắc cổ. Đến nay, ông Chế sở hữu khoảng 1000 bộ ván khắc, độ tuổi từ 50 đến 100 năm, trong đó bộ ván xưa nhất hơn 400 năm do cụ tổ 9 đời để lại.

Giã từ làng tranh nức tiếng đất Kinh Bắc, người viết không khỏi băn khoăn bởi như lời những nghệ nhân âm thầm níu nghề tranh như Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Thị Oanh thì họ đều sống được với nghề. Thậm chí, như ông Chế nói, ông còn khá lên được, các con ông khá lên được như ngày nay là nhờ tranh. Nếu như vậy, tại sao gần như cả làng Đông Hồ lại không thể tiếp tục làm tranh mà phải chuyển sang làm hàng mã? Hay phải chăng đó là quy luật thịnh suy tất yếu?

Mong rằng với tình yêu của những người nghệ nhân với làng nghề, dòng tranh quý mang tên Đông Hồ sẽ tiếp tục lưu giữ và phát triền trong nền văn hóa Việt Nam. Để rồi, lớp hậu thế mai này, mỗi khi nghe lời nhắn: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về làng Mái với anh thì về/ Làng Mái có lịch có lề/ Có ao tắm mát có nghề làm tranh…” sẽ đều thấy thổn thức, rộn rã tìm về Đông Hồ.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao giải Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025.
Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đây là chủ đề buổi tọa đàm “Đào tạo sau đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới” vừa được Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều khách mời, diễn giả và đông đảo các bạn sinh viên.
Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, trong năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Công đoàn Ngành Xây dựng và Công đoàn huyện Thanh Oai với tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, bài bản, khoa học, đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Đề nghị không tiếp tục quy định mặt hàng xăng là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đề xuất của nhiều đại biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngày 9/5.
Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.
Giữ vững, phát huy được vai trò của tổ chức Công đoàn sau khi tinh gọn tổ chức, bộ máy

Giữ vững, phát huy được vai trò của tổ chức Công đoàn sau khi tinh gọn tổ chức, bộ máy

Ngày 9/5, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ Công đoàn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn năm 2024.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội triển khai nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân 2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội triển khai nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân 2025

Sáng nay (9/5), Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân; Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động năm 2025; Tuyên dương tập thể, cá nhân trong các hoạt phong trào thi đua yêu nước.

Tin khác

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng 14 tỉnh, thành phố tổ chức Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" từ ngày 16 đến 20/5/2025 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Ngày 9/5, Trường Đại học Văn Lang có thông báo chính thức liên quan đến việc sinh viên N.N.G (khóa 29, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc) có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với cựu chiến binh trong sự kiện diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào tối ngày 29/4/2025.
Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Từ ngày 16 đến 18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức sự kiện "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đẹp đặc trưng về văn hóa, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh Lâm Đồng sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông.
"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Nhà văn hóa Hữu Ngọc, học giả nổi tiếng và người bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam với thế giới, đã qua đời vào lúc 19h10 tối 2/5/2025 tại Hà Nội, hưởng thọ 107 tuổi. Lễ viếng sẽ diễn ra vào ngày 5/5 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 198, Hà Nội.
Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Đây là thông báo mới nhất phát đi chiều nay (3/5) từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh liên quan tới việc chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức, một trong những sự kiện thuộc chương trình Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Tối nay (2/5), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”, nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên sóng VTV1.
Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội những ngày này đi đâu cũng thấy màu cờ đỏ trang trọng, màu sắc vui tươi, đầy ý nghĩa của tranh cổ động. Cùng với dòng chảy thời gian, mọi thứ có thể thay đổi nhưng sức sống và vai trò của tranh cổ động, phản ánh những sự kiện quan trọng của địa phương, đất nước thì mãi trường tồn. Giờ tìm được lớp người: “muôn năm cũ” chuyên về dòng tranh cổ động không phải chuyện dễ. Chúng tôi tìm về thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội để tìm một người như thế.
Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và điện ảnh trên toàn địa bàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ đón mừng dấu mốc Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày này, tôi cảm nhận rõ không khí hân hoan đón mừng ngày hội trọng đại của người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động