--> -->

Những việc cần làm ngay khi phát hiện mình là F0

Để đảm bảo an toàn cho người nhiễm bệnh cũng như người cùng sống trong gia đình, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F0 cách ly, điều trị tại nhà cần luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác; không ăn uống cùng với người khác; không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác...
Để bệnh nhân F0 yên tâm điều trị tại nhà Hà Nội thêm 2.832 bệnh nhân F0, cả nước ghi nhận 31 ca Covid-19 do biến thể Omicron F0 tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn cách ly tại nhà 10 ngày

4 điều cần làm ngay

Có thể thấy, điều trị cho F0 tại nhà là biện pháp thích ứng phù hợp với tình hình dịch Covid-19 hiện nay. Theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách - Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, khi một người trong nhà có xét nghiệm xác nhận dương tính, việc đầu tiên cần làm là test nhanh Covid-19 cho mọi người trong gia đình. Tiếp theo, gia đình cần chuẩn bị một phòng cách ly cho F0, chỉ một người chăm sóc cho F0, tất cả thành viên khác nên được cách ly riêng rẽ với nhau.

Cũng theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách, khi gia đình có người bị nhiễm, cần làm ngay 4 việc sau: Thứ nhất, lưu lại ngay số điện thoại phòng, chống dịch, số điện thoại được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.

Thứ 2, thống nhất với cả gia đình và người nhiễm về vùng không gian dành riêng cho người bị nhiễm. Thứ 3, phân công 1 người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm. Thứ 4, cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết.

Những việc cần làm ngay khi phát hiện mình là F0
Khi phát hiện mình là F0, người bệnh cần bình tĩnh và làm theo đúng hướng dấn của cơ quan y tế

Vật dụng cần thiết bao gồm: Khẩu trang y tế dùng 1 lần, đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần; găng tay y tế sạch, tối thiểu dùng đủ cho người chăm sóc từ 2-3 tuần; nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử, máy đo huyết áp; thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy hoặc các túi nilong màu vàng để lót bên trong thùng; dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người bị nhiễm như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, chậu giặt.

Ngoài ra, cần chuẩn bị bộ đồ dùng trong ăn uống, xà phòng tắm giặt, máy giặt (nếu có); dụng cụ phơi, sấy, tẩy trang; các thuốc đang sử dụng trong nhà có bệnh sẵn như: cao huyết áp, đái tháo đường, gút với số lượng có thể dùng là ít nhất 30 ngày. Trong thuốc và đơn thuốc, các thuốc và đơn thuốc của bác sĩ đối với người bị nhiễm (nếu có).

“Khi 1 người trong nhà bạn bị nhiễm Covid-19 có nghĩa là bạn và những người khác trong nhà cũng có thể bị nhiễm. Do đó, cả gia đình cần phải cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Các bạn không nên quá lo lắng, tích trữ quá nhiều thực phẩm hay các nhu yếu phẩm khác”, bác sĩ Đỗ Doãn Bách lưu ý.

Bác sĩ Đỗ Doãn Bách nhấn mạnh, trong suốt thời gian cách ly tại nhà, người nhiễm và các thành viên trong nhà cần ghi nhớ 12 công việc cụ thể sau: Cách ly người nhiễm khỏi những người khác, bố trí người nhiễm phòng ngủ và các phòng vệ sinh riêng, nếu không có thì đánh dấu không gian riêng cho những người bị nhiễm; luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m đối với người bị nhiễm bệnh.

Đặc biệt, tuân thủ 4 “Không”: Không ăn chung với người khác; không di chuyển ra khỏi khu cách ly; không tiếp xúc gần với những người khác hoặc động vật nuôi; không dùng chung bát, đĩa, ly uống nước, bộ dụng cụ đồ ăn, khăn tắm hay ga giường với những người khác trong nhà.

Đảm bảo nhà ở luôn thông thoáng, luôn mở cửa sổ, cửa lối đi, nhằm không khí luôn được thay đổi. Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng không khí thổi từ phòng người nhiễm bệnh qua các không gian chung. Sử dụng quạt, máy lọc không khí.

Các phương pháp xử trí khi trở thành F0

Việc đeo khẩu trang đúng cách là một trong những điểm đáng lưu ý. Theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách, người nhiễm, người chăm sóc và các thành viên trong gia đình cần phải đeo khẩu trang liên tục. Người nhiễm phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi được cách ly để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi rút cho những người khác. Người chăm sóc thì sẽ phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc ở cùng không gian với người bị nhiễm và những người khác.

Các thành viên trong gia đình, trong hộ gia đình thì phải đeo khẩu trang mỗi khi họ ở chung phòng hoặc cùng không gian với những người khác. Các đối tượng không đeo khẩu trang bao gồm: Trẻ em dưới 2 tuổi, những người gặp khó thở hoặc là không thể tự bỏ khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.

Đặc biệt, theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, khi F0 điều trị ở nhà, nếu có những triệu chứng đơn giản, người bệnh hãy bình tĩnh xử lý. Ví dụ, đối với người lớn: Nếu sốt > 38.5°C hoặc đau đầu, đau người nhiều, cần uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên; uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. Đối với trẻ em: Nếu sốt > 38.5°C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà để xử lý.

Đối với triệu chứng ho: Dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ. Có thể dùng thêm vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ. Nếu người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 ≤ 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.

Nếu có một trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường; thở rên; rút lõm lồng ngực; phập phồng cánh mũi; khò khè; thở rít thì hít vào; nhịp thở tăng; các chỉ số sinh tồn khác bất thường như chỉ số bão hòa oxy máu giảm: SpO2 < 96%, mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg; đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật; tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân; không thể uống, trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn; trẻ có biểu hiện sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết…

Hiện nay, khi dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng điều này khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng. Nhiều người đã tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ. Nói về việc này, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh, khuyến cáo, việc tuỳ tiện tìm mua sử dụng thuốc corticoid và thuốc chống đông khi mới phát hiện dương tính và uống thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn làm cho bệnh nặng và kéo dài hơn.

Ví dụ, ở giai đoạn sớm nhiễm vi rút chưa có viêm, uống thuốc kháng viêm (corticoid) sẽ ức chế vi rút. Điều này sẽ khiến cho cơ thể không thể chống chọi lại vi rút gây ra bất lợi có thể làm cho tiến triển bệnh nặng hơn. Việc uống corticoid khi chưa cần sẽ làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể với vi rút, đặc biệt trong 4 ngày đầu khi bệnh nhân nhiễm. Ngoài ra, khi bệnh nhân chưa cần dùng tới thuốc kháng đông mà đã tự ý dùng thuốc thì có khả năng xảy ra tác dụng phụ, bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng chảy máu.

“F0 khi điều trị tại nhà nên bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Mỗi gói thuốc khi phát cho người dân đã được nhân viên y tế dặn dò cách sử dụng và có cả giấy hướng dẫn trong mỗi gói thuốc”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nếu không biết tự bảo vệ, nhất là thời điểm dịch tại Hà Nội đang căng thẳng, mỗi ngày khoảng 3.000 ca mắc mới. Do vậy, mỗi người cần tự chuẩn bị kiến thức, trang thiết bị để có những cách xử lý phù hợp.

Theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách: Rửa tay thường xuyên cũng là cách giảm lây nhiễm Covid-19 tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước tối thiểu 30s hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. Các thời điểm rửa tay hợp lý nhất là: Trước và sau khi nấu ăn; trước và sau khi ăn uống; sau khi ho, hắt xì hơi, xì mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác thải…
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Từ các phong trào thi đua yêu nước, 5 năm qua, số công nhân giỏi thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội được khen thưởng cấp trên cơ sở là 870 đồng chí, sáng kiến sáng tạo là 2.360 sáng kiến sáng tạo. Qua đó, khẳng định hiệu quả của phong trào thi đua và sự sáng tạo đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Công đoàn chủ động, sáng tạo chăm lo và đồng hành cùng người lao động

Công đoàn chủ động, sáng tạo chăm lo và đồng hành cùng người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Trường THCS Tảo Dương Văn (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) tiếp tục khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công đoàn đã chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, chăm lo thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên.
Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an phát động, đến nay, gần 27 tỷ đồng đã được cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô ủng hộ và nộp về Bộ Công an để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn trên khắp cả nước.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.

Tin khác

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an phát động, đến nay, gần 27 tỷ đồng đã được cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô ủng hộ và nộp về Bộ Công an để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn trên khắp cả nước.
Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Rủ nhau đạp xe đi chơi, ba cậu bé 10 tuổi ở Phúc Thọ bất ngờ có "chuyến phượt" dài hơn 30km ra tận quận Đống Đa, Hà Nội. Hành trình bất đắc dĩ khép lại không phải bằng la mắng mà bằng bánh, sữa và vòng tay ấm áp của các chiến sĩ Cảnh sát giao thông Hà Nội.
“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

Ngày 9/5/2025, nhân dịp Ngày Ngôn ngữ Bồ Đào Nha Thế giới (5/5), Ban Chấp hành Liên chi Đoàn – Liên chi Hội Khoa Tiếng Bồ Đào Nha, Trường Đại học Hà Nội phối hợp cùng Khoa Tiếng Bồ Đào Nha tổ chức đêm văn nghệ sinh viên 2025 với chủ đề “Saudade – Nỗi nhớ”.
Tỏa sáng đêm chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng phát thanh: Khi GenZ bật tiếng nói - SYNOVIA

Tỏa sáng đêm chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng phát thanh: Khi GenZ bật tiếng nói - SYNOVIA

Tối 10/5, tại Học viện Ngân hàng đã diễn ra vòng chung kết của cuộc thi tìm kiếm tài năng phát thanh “Khi GenZ bật tiếng nói - SYNOVIA” với những phần thi hết sức gay cấn và hồi hộp giữa các thí sinh đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Năm 2024 thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước khoảng 18.900 tỷ đồng. Các chuyên gia cảnh báo trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng. Lừa đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại kinh tế của người dùng mà còn làm suy giảm niềm tin của công chúng và kìm hãm tiềm năng đổi mới của công nghệ di động, ảnh hưởng tới chương trình chuyển đổi số quốc gia, do đó cần những biện pháp ứng phó hiệu quả hơn.
Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Theo Ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) vào chiều 13/5, và người dân có thể tới chiêm bái đến hết ngày 16/5.
Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Thời gian gần đây, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do sử dụng các bài thuốc ruyền miệng để chữa bệnh. Với việc tin tưởng sử dụng những bài thuốc truyền miệng thường là các phương thuốc dân gian được truyền lại qua nhiều đời, được coi là cách chữa bệnh hiệu quả và ít tác dụng phụ, đã khiến nhiều người bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Tối ngày 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á

8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Vật lí châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út, 8/8 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.
Khuyến khích nghệ sĩ, vận động viên tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển năng khiếu cho học sinh

Khuyến khích nghệ sĩ, vận động viên tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển năng khiếu cho học sinh

Trong bối cảnh năm học 2024-2025 đang bước vào giai đoạn nước rút, với hơn 22 triệu học sinh cả nước chuẩn bị kết thúc năm học và bước vào kỳ nghỉ hè, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg chỉ đạo trọng tâm về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm đủ biên chế giáo viên các cấp và tổ chức hiệu quả kỳ nghỉ hè cho trẻ em, học sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động