Những trang sử giấu kín đã được hé lộ
Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân đồng hành cùng Thủ đô văn hiến | |
Mở phòng trưng bày chuyên đề “Mặt trận Việt Minh - Đại đoàn kết dân tộc” |
Trong khuôn khổ hoạt động văn hóa và hợp tác nghe nhìn Pháp - Việt, Viện Pháp tại Hà Nội - L’Espace sẽ tổ chức trình chiếu từ ngày 5- 26.6.2016 bộ phim tài liệu “Công binh, đêm dài Đông Dương” của đạo diễn Lê Lâm (người từng 50 năm sống và làm việc ở nước ngoài, đã từng đoạt một số giải thưởng quốc tế).
Sách của Pierre Daum và phim của Lê Lâm về lính thợ Đông Dương ở Pháp (1939 - 1952). |
Trước Thế chiến thứ 2 bùng nổ, chính quyền thực dân đã cưỡng bức 2 vạn thanh niên Việt Nam sang Pháp thay thế công nhân trong các xưởng sản xuất vũ khí phải ra trận chống phát xít Đức. Họ được gọi là “thợ không chuyên” (ONS) hay “lính thợ”, bị tước tự do, bị giam hãm trong các doanh trại, phải làm việc ở các nhà máy và trên đồng ruộng, nhưng không hề được trả lương. Bị hiểu lầm là lính đánh thuê, họ bị quân đội Hít-le (lúc đó chiếm đóng Pháp) hành hạ, đồng thời bị các ông chủ bù nhìn Pháp bóc lột thậm tệ, phải sống rất bi thảm. Nhưng họ chính là những người đầu tiên trồng lúa, làm ra những hạt gạo ở Cà Mạc (Carmague) - miền Nam nước Pháp.
Sống trên đất Pháp giữa chế độ thực dân mà lòng những lính thợ vẫn luôn nhớ về Việt Nam và góp công sức ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuy vậy, một số trong những “lính thợ Việt Nam trên đất Pháp” khi về nước đã bị hiểu lầm là kẻ phản quốc vì từng làm việc cho nước Pháp. Những cựu lính thợ vốn từng bị ngược đãi bên xứ người đành phải tiếp tục che giấu quá khứ với đồng bào của mình, biết bị đánh giá sai cũng đành im lặng.
Đạo diễn Lê Lâm sinh năm 1948 tại Hải Phòng, ông sang Pháp du học từ năm 1966 tại Trường Bách khoa, là đạo diễn, biên kịch của nhiều tác phẩm xuất sắc về Đông Dương như : “Long Vân khánh hội “ (1981), “Đế chế tàn vụn” (1984), “20 đêm và một ngày mưa” (2006) và “Công binh, đêm dài Đông Dương”. |
Giờ đây, những trang sử oan ức, đau thương của những người lính thợ Việt Nam trên đất Pháp trong Thế chiến thứ 2 đã dần được hé mở. Nhiều công trình nghiên cứu văn hóa - xã hội của người Pháp và người Việt về đề tài này đã được thực hiện. Năm 1996, Dzu Lê Liêu làm bộ phim tài liệu “Những người đàn ông ở Ba Kì”. Tại Paris, ông Đặng Văn Long cho in cuốn sách bằng tiếng Việt dưới dạng tiểu thuyết hóa có tựa đề “Người Việt Nam ở Pháp 1940 - 1954” và phụ lục tiếng Pháp. Năm 1996, NXB Lao động xuất bản cuốn “Lính thợ ONS” của Đặng Văn Long. Năm 2016, đạo diễn Rachid Bouchareb làm bộ phim “Người bản xứ”. Năm 2010, bà Liêm Khê Luguern cho ấn hành cuốn song ngữ “Những người lính thợ” (NXB Đà Nẵng). Trước đó, năm 2009, nhà báo Pierre Daum đã kỳ công viết cuốn “Lính thợ Đông Dương ở Pháp (1939 - 1952) - một trang sử thuộc địa bị lãng quên” (NXB Tri Thức ấn hành năm 2014) và năm 2013, cuốn sách này đã được đạo diễn Pháp gốc Việt Lam Lê (Lê Lâm) chuyển thể thành phim “Công binh, đêm dài Đông Dương".
Trong số 20.000 thanh niên Việt Nam bị cưỡng bức sang Pháp làm lính thợ, nghệ sĩ Lê Bá Đảng là người duy nhất mà tên tuổi được cả thế giới biết tới và đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Chính phủ Pháp và Nhà nước Việt Nam. Một tác phẩm của ông đã được sử dụng làm đài tưởng niệm cấp Nhà nước nhằm tôn vinh những đóng góp với nước Pháp của 2 vạn lính thợ Việt Nam từ năm 1939, được khánh thành năm 2014 tại Camargue (miền Nam nước Pháp) - như một sự công khai thừa nhận từ 2 quốc gia, rằng những con người này thực sự là nạn nhân của chế độ thực dân thuộc địa trong quá khứ.
Cũng bởi bộ phim này có đề tài liên quan tới Việt Nam và thời thuộc địa, một đề tài mà phía Pháp không muốn nêu lên, nên rất khó tìm nguồn tài trợ. Dù vậy, đạo diễn vẫn có được tài trợ của các hội đồng cấp vùng và Cục Điện ảnh quốc gia Pháp, dù số kinh phí này chỉ bằng nửa dự tính.
Chắc chắn, sau khi xem bộ phim "Công binh, đêm dài Đông Dương" rất nhiều người trong chúng ta sẽ thấy trang sử bị che giấu bấy lâu về nỗi đau của 20.000 lính thợ Việt Nam tại Pháp đã bị vạch trần.
Lê Quang Vinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05