Những thực phẩm không nên ăn khi đau họng
Thực phẩm ngừa viêm họng khi mùa đông về | |
Sốt nhẹ, mũi xanh đặc có cần dùng kháng sinh? | |
Trẻ bị viêm họng nên và không nên ăn gì | |
Tại sao càng nóng càng không nên uống nước lạnh? |
Để bệnh viêm họng nhanh khỏi, ngoài việc uống thuốc đầy đủ, tránh gió, nói ít đi thì nên uống nhiều nước để làm dịu cơn khó chịu của họng. Ngoài ra, điều bạn cần phải tránh một số loại thực phẩm dưới đây để tình trạng bệnh không nặng thêm, theo Boldsky.
1. Thức ăn chua
Như đồ muối chua, dưa chua và hoa quả có mùi vị chua.
Điều này làm cho cổ họng ngứa và đau đớn. Tránh các trái cây có múi chứa vị chua, chanh, me... nói chung các loại chứa nhiều acid cao, khi bạn bị đau họng. Thậm chí thức ăn được chế biến trong giấm cũng có hại cho cổ họng. Vì vậy, tránh các loại thực phẩm này.
2. Thức ăn cay
Mặc dù ăn các món có vị cay có thể giúp chúng ta khỏi cảm lạnh, có lợi cho tiêu hóa nhưng với người bị viêm họng cấp thì đồ ăn cay không phải là sự lựa chọn tốt.
Ăn thực phẩm cay làm tình trạng viêm họng càng nặng thêm. Ảnh: Internet |
Tùy vào từng thể bệnh và từng người, có người rát nhiều, có người rát ít, có người không rát. Ăn món cay như ớt, tiêu, gừng thì thực báo hại. Sẽ làm cho họng cảm thấy bị rát sưng lên bội phần. Bạn sẽ thấy nóng khó chịu và bệnh tình như nặng hơn. Về bản chất, các món cay này làm nóng đỏ phần viêm, chỉ làm nặng thêm cảm giác mà thôi.
Các loại thực phẩm như ớt cay, nhất là ớt bé dạng ớt chỉ thiên, hạt tiêu đen, gừng... và các loại gia vị cay khác có thể gây tổn thương cho cổ họng vì vậy tránh có chúng.
3. Thức ăn khô
Khi bạn bị đau họng, không có thức ăn khô. Nó không chỉ trở nên khó nuốt mà còn gây đau đớn cho bạn. Tránh các loại trái cây cứng, ngũ cốc, các loại hạt... Ngâm hoặc nấu các món ăn để chúng trở nên dễ nuốt và cũng không đau đớn.
4. Caffeine
Một tách cà phê nóng có thể cứu trợ bạn tỉnh táo và bớt mệt mỏi nhưng nó là tạm thời. Sau khi vào cổ họng chúng sẽ khiến trở nên ngứa và đau đớn. Vì vậy, tránh uống đồ uống có chứa caffeine để chữa bệnh viêm họng.
Thay vì nhấm nháp một tách cà phê nóng, bạn hãy uống một ly trà gừng thảo mộc hay uống một ly nước ấm để tránh đau cổ họng và ngứa.
5. Rượu và đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn có thể khiến bạn cảm thấy ấm áp vào mùa đông nhưng không tốt cho người bị đau họng. Tránh uống rượu hoặc bia ướp lạnh nếu bạn muốn chữa bệnh viêm họng.
Theo Nguyên Hà/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02