-->

Những thách thức quản lý giáo dục của thế kỷ 21

Một hệ thống giáo dục thành công dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó các nhà quản lý và thầy cô giáo vẫn được coi là 2 yếu tố chính, có thể tác động tới 80% kết quả thực thi mọi nỗ lực nâng giáo dục lên một tầm cao mới.
nhung thach thuc quan ly giao duc cua the ky 21 Quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017 – 2018
nhung thach thuc quan ly giao duc cua the ky 21 Đơn giản hóa 30 TTHC ngành Giáo dục và Đào tạo
nhung thach thuc quan ly giao duc cua the ky 21 Giáo viên, cán bộ quản lý quyết định thành bại của đổi mới giáo dục
nhung thach thuc quan ly giao duc cua the ky 21 Hai bộ Giáo dục và Lao động nói gì về giáo dục nghề nghiệp

Nghị quyết số 29-NQ/TW kết luận: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 cũng đã xây dựng chuẩn và chương trình bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực nhưng còn nhiều điều bất cập.

Bản dự thảo 27/7/2017 chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được trình phê duyệt cũng đã chốt lại 5 phẩm chất và 10 năng lực mà học sinh phổ thông cần đạt được. Câu hỏi tương ứng sẽ là phẩm chất và năng lực của những người làm giáo dục, đặc biệt là các nhà quản lý giáo dục sẽ ra sao?

Năng lực ứng dụng công nghệ

nhung thach thuc quan ly giao duc cua the ky 21
Bà Đỗ Thuỳ Dương, Tổng Giám đốc Công ty CP Hội tụ nhân tài.

Theo bà Đỗ Thuỳ Dương, Tổng Giám đốc Công ty CP Hội tụ nhân tài, trường học truyền thống tại Việt Nam lâu nay vẫn đặt nặng sự quan tâm vào kiến thức được truyền đạt, theo đó, vai trò của người học là lắng nghe, ghi chép và học thuộc. Vai trò của người dạy là chia sẻ, giảng giải và kiểm tra mức độ ghi nhớ của học trò về những nội dung đã học.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, bất kỳ kiến thức nào của nhân loại đều có thể được truy cập “google” với thời gian ra kết quả được tính bằng giây. Bất kỳ ai, ở bất cứ nơi nào, chỉ cần có internet và kỹ năng tìm kiếm cơ bản là có thể đọc, nghe, biết điều mình muốn biết. Nếu cần hiểu sâu hơn và có khả năng ngoại ngữ, có thể nghe, xem các chuyên gia khắp thế giới phản biện, bình luận, đối thoại về vấn đề hoặc đọc các nghiên cứu, sách, tài liệu từ thư viện của những trường đại học hang đầu thế giới hoặc đơn giản nhất và kiến thức sơ đẳng nhất sẽ được cung cấp trên nền tảng wiki. Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức ở trường học từ vai trò là nhiệm vụ trọng tâm trở thành nhiệm vụ thứ yếu, tương tự, việc ghi nhớ cũng không còn cần thiết.

Hiện nay, học viên sẽ cần những thầy cô giáo biết tổ chức việc học, dẫn dắt việc tìm kiếm kiến thức và thách thức việc ứng dụng kiến thức thu thập được trong thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể, đa dạng trong môi trường học cũng như môi trường thực tế.

Sự phát triển của mạng xã hội

Thực tế cho thấy mạng xã hội có thể có những tác động trái chiều tới sự phát triển của xã hội nhưng không thể cấm và không thể phủ nhận. Vậy nhà quản lý cần có năng lực như thế nào để có thể quản lý và sử dụng hiệu quả mạng xã hội trong việc nâng cao hiệu quả quản trị trường học.

Những yêu cầu và phản hồi từ phụ huynh, học sinh trước đây có thể được gửi đến ban giám hiệu nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm, hội phụ huynh hoặc trực tiếp được báo cáo tới ban giám hiệu nếu là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và phần lớn dưới hình thức văn bản, đơn từ, kiến nghị theo đó số lượng các phản hồi nhà trường nhận được cũng rất giới hạn và thường là những trường hợp đơn lẻ, cụ thể.

Ngày nay với sự tiện dụng và tâm lý được kích thích phản hồi bởi những tác dụng có thể nhìn thấy của mạng xã hội, bất kỳ vấn đề lớn bé, tác động cá thể hoặc tác động lên diện rộng đều có thể được phụ huynh, học sinh hoặc bất kỳ ai đó vô tình biết được thông tin đều đưa lên diễn đàn chung để thảo luận không theo bất kỳ một nguyên tắc chính thống nào.

Chính vì vậy, theo bà Đỗ Thuỳ Dương, với các nhà quản lý giáo dục, khả năng chịu được sức ép của truyền thông, biết tập trung vào vấn đề quản trọng của nhà trường thay vì chạy theo dư luận, khả năng quản trị khủng hoảng truyền thông với những vấn đề mang tính tiêu cực và khả năng vận dụng truyền thông trở thành kênh tương tác, đối thoại với cộng đồng, phụ huynh và xây dựng uy tín của nhà trường đã trở thành một năng lực thiết yếu.

Năng lực xây dựng chiến lược phát triển trường học

Thế giới mở rộng và cơ hội giao lưu, hợp tác quốc tế trong giáo dục ngày càng lớn dẫn đến các triết lý, quan điểm, kỳ vọng về chất lượng giáo dục ngày càng đa dạng. Giáo dục công lập đặc biệt phục vụ cho toàn dân, sẽ đứng trước những kỳ vọng đa dạng của rất nhiều phân đoạn khách hàng khác nhau.

“Người lãnh đạo, quản lý trường học nếu không nắm được vai trò, trách nhiệm và đối tượng dân cư, học sinh tại địa bàn của mình, cũng như những đặc điểm riêng có trong hệ thống giáo dục Việt Nam, những quy định đặc thù của hệ thống giáo dục tại địa phương, sẽ không thể truyền thông hiệu quả về các chính sách của giáo dục, sẽ có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đòi hỏi đa dạng khác nhau của những nhóm phụ huynh khác nhau. Và như vậy sẽ khó có thể quyết liệt dẫn dắt trường học của mình đạt được mục tiêu trên con đường đã định”, bà Đỗ Thuỳ Dương nói.

Tất cả những điều này đòi hỏi nhà quản trị trường học thế kỷ 21 cần có năng lực về quản trị chiến lược, có tầm nhìn, hiểu sứ mệnh và nhận thức được giá trị cốt lõi mà nhà trường đang theo đuổi, từ đó có những mục tiêu cụ thể phù hợp với từng giai đoạn và phương pháp khả thi để đạt mục tiêu đó.

Tự chủ trong giáo dục

Không phải đến gần đây người ta mới nhắc nhiều đến khả năng tự chủ trong quản trị giáo dục thế kỷ 21, nhưng cụ thể hoá thành những chính sách, đưa ra những lộ trình cụ thể để ban giám hiệu các trường phổ thông có thể hiện thực hoá việc tự chủ trong giáo dục thì còn là câu chuyện rất mới.

Theo bà Đỗ Thuỳ Dương, một chủ doanh nghiệp, hoặc một cán bộ quản lý doanh nghiệp thong thường, quản lý từ 50 nhân sự trở lên đã phải được đào tạo rất bài bản về các kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, một giáo viên dẫn dắt cho 50 học sinh/ lớp, một hiệu trưởng quản lý nhà trường với hàng ngàn học sinh và hàng trăm giáo viên, ứng xử trong mối quan hệ đa chiều ở nhiều lứa tuổi khác nhau, quan điểm và kỳ vọng khác nhau từ cấp bộ, sở, ngành, chính quyền địa phương, đến phụ huynh, học sinh… lại không được trang bị những kỹ năng quản lý và lãnh đạo cơ bản.

Điều này dẫn tới việc đa phần làm việc theo quy trình, giấy tờ hoàn toàn mang tính bàn giấy, tập trung vào xử lý các vấn đề phát sinh nhiều hơn là theo đuổi một tầm nhìn dài hạn, giải quyết những vấn đề cần tình cảm bằng pháp lý (Ví dụ như phân định đúng sai trong quan hệ thầy trò khi phát sinh mâu thuẫn) và giải quyết những vấn đề cần minh bạch, có hệ thống và quy chế nền tảng bằng tình cảm, định tính (Ví dụ đánh giá kết quả công việc của đội ngũ giáo chức).

Chưa kể đến các công tác về quản trị cơ sở vật chất, quản trị tài chính, minh bạch và quản lý tốt các nguồn thu, gây quỹ từ hội phụ huynh và cựu học sinh…

Tất cả những chức năng này đòi hỏi một nhà quản trị chuyên nghiệp có hiểu biết trong lĩnh vực giáo dục chứ không phải một nhà giáo dục giỏi giảng dạy là có thể đáp ứng.

Năng lực quản trị sự thay đổi

Bà Đỗ Thuỳ Dương cho rằng, những thay đổi về công nghệ và môi trường đang dẫn dắt những thay đổi về kinh tế-xã hội. Tất cả những khung quy định về tương tác xã hội theo đó cũng cần có phạm vi cho sự phát triển linh hoạt. Đặc biệt khi xã hội luôn luôn phát triển nhanh hơn các quy định của pháp lý. Khoảng cách giữa những điều pháp luật cho phép làm và pháp luật không cấm làm cũng khiến nhiều nhà quản trị khó khăn trong quản lý

Việc có những thay đổi thường xuyên từ phía các cơ quan chủ quản cũng khiến nhà quản trị trường học gặp nhiều sức ép trong việc phải thực thi đáp ứng sự thay đổi nếu họ không được trang bị về tâm lý và năng lực quản trị, dẫn dắt, thích ứng với sự thay đổi.

Như vậy, theo bà Đỗ Thuỳ Dương, 5 năng lực (Quản trị sự thay đổi, năng lực quản trị chuyên nghiệp, năng lực quản trị chiến lược, năng lực quản trị truyền thong và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường học) này là những năng lực khác biệt với những yêu cầu truyền thống và là thách thức với cả những quốc gia đã có sự phát triển trong quản trị trường học. Giáo dục Việt Nam phải sẵn sàng để những nhà quản trị trường học, những người tiên phong và nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục có thể được trang bị năng lực tương ứng với sứ mệnh quan trọng mà họ đang nắm giữ.

Theo Phương Liên/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý, trong đó có việc bổ sung tổ hợp tuyển sinh.
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi và đáp án các môn thi của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành 2 đợt. Thời gian đăng ký thi đợt 1 bắt đầu từ ngày 20/1 và kết thúc vào ngày 20/2.
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

(LĐTĐ) Với 200 học sinh đoạt giải, thành phố Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT).
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 18/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

(LĐTĐ) Trước thông tin phản ánh trên mạng xã hội về việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã họp, chính thức “chốt” phương án thi môn thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 là tổ hợp Khoa học tự nhiên, ngày 17/1, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có phản hồi.
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chuẩn bị đón Tết cổ truyền, ngày 16/1, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”; đồng thời gặp mặt, tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) là vợ và học sinh là con chiến sĩ đang công tác biển đảo.
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc

Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc

(LĐTĐ) Việc tổ chức Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho những học sinh có năng khiếu, đam mê âm nhạc; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng âm nhạc trên địa bàn Thủ đô...
Xem thêm
Phiên bản di động