Những sinh viên dân tộc thiểu số đỗ đầu đại học
Hàng trăm học sinh đánh đu tính mạng trên chuyến đò ọp ẹp | |
Các thầy ơi, hãy cứu môn lịch sử! | |
“Khai tử” môn lịch sử? |
Chững chạc trong bộ quân phục màu xanh, Lã Duy Khánh quê Yên Thế (Bắc Giang) đỗ đầu chuyên ngành Bác sĩ đa khoa, Học viện Quân y với 28,25 điểm, nếu cộng điểm ưu tiên là 31,75. Khánh chọn quân y vì muốn trở thành bác sĩ, một phần vì gia đình nghèo. Ngày còn phổ thông, em thường đạp chiếc xe cọc cạch gần chục km đến trường. "Bố mẹ vay nợ cho mấy chị em đi học, thầy cô, bạn bè giúp đỡ em suốt mấy năm. Cuộc sống nơi huyện miền núi chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng không phải dễ dàng gì", chàng trai dân tộc Nùng tâm sự
Cái khó, cái nghèo thôi thúc Khánh vươn lên. Liên tục 12 năm, em là học sinh giỏi, đi thi tỉnh giành giải nhất môn Toán, giải nhì môn Vật lý. Giờ Khánh làm quen với kỷ luật trong quân ngũ bằng 6 tháng rèn luyện trên trường Sĩ quan Lục quân 1. Ngoài chế độ rèn luyện nghiêm khắc với những giờ hành quân dã ngoại, học viên còn không được dùng điện thoại. "Nhiều khi em rất nhớ nhà. Với em, bố luôn là người có ảnh hưởng nhất. Bố chỉ là nông dân nghèo nhưng sống thuần hậu, luôn dạy con phải biết vươn lên. Gia đình là động lực cho em phấn đấu", Khánh cho hay.
Dịp Bích Thảo, dân tộc Hoa, quê Yên Sơn (Tuyên Quang) có thành tích rất đáng nể. 12 năm liền, Thảo là học sinh giỏi, giành giải Nhì Sinh học quốc gia, giải Nhất cuộc thi giải toán trên máy tính Casio toàn quốc, ẵm nhiều giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi môn Sinh học cấp tỉnh các năm.
Cô gái sống dưới chân núi Là giờ trở thành sinh viên Đại học Y Hà Nội. Ảnh: NVCC. |
Dưới chân núi Là, xã Chân Sơn nơi Thảo sinh sống, nhiều bạn cùng trang lứa không có tiền đi học nên nghỉ sớm. Em là người đầu tiên của trường cấp 2 Chân Sơn thi vào trường THPT chuyên Tuyên Quang và đỗ với kết quả cao. Những năm cấp 3, tiền đóng học của Thảo chủ yếu dành dụm từ số tiền thưởng từ các kỳ thi học sinh giỏi mà em tiết kiệm được. "Thảo rất nghị lực", cô Dương Thị Thu Hà, chủ nhiệm của Thảo cho hay.
Vượt qua kỳ thi THPT quốc gia, Thảo được 24,75 điểm. Cộng thêm 6,5 điểm ưu tiên, em trở thành sinh viên chuyên ngành Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội. Việc Thảo nhận được số điểm ưu tiên lớn khiến nhiều người bàn tán, cho rằng không công bằng. Còn Thảo chia sẻ, được cộng 3,5 điểm ưu tiên gồm 1,5 điểm khu vực 1 và 2 điểm dân tộc. 3 điểm khuyến khích còn lại là giành giải Nhì quốc gia môn Sinh học.
"Các bạn vẫn nói nông thôn, miền núi cũng nhiều nhà giàu hơn thành phố. Nhưng ai có thể chọn cho mình gia đình và nơi sinh ra. Bọn em ở nơi xa xôi, điều kiện học không được như các bạn thành phố. Nên mong các bạn đừng so sánh việc được ưu tiên hay không", Thảo nói.
Ma Xuân Quang (dân tộc Tày, quê Tuyên Quang) đậu Đại học Bách khoa Hà Nội với 25 điểm. Từ bé, Quang đã thích những thứ liên quan đến máy móc nên chọn Bách khoa. Vào đại học, em tiếp tục thi vào lớp Kỹ sư tài năng cơ điện tử K60, Trung tâm đào tạo tài năng của trường.
Ma Xuân Quang là sinh viên lớp Kỹ sư tài năng cơ điện tử K60, Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh:P.H. |
Ngày học ở trường THPT chuyên Tuyên Quang, em là học sinh giỏi nhiều năm liền, đi thi quốc gia giành giải khuyến khích môn Vật lý. "Trong trường chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số. Có nhiều bạn đến từ làng bản xa xôi, nhà nghèo nhưng rất cố gắng, khát khao đi học", Quang chia sẻ.
Nhớ lại những ngày còn ôn thi học sinh giỏi quốc gia, Quang kể trường không đủ kinh phí để mời thầy cô về dạy nên học sinh phải khăn gói xuống Hà Nội ôn thi cùng các bạn tỉnh khác. Được học với các giáo sư, thầy giỏi trong một tuần, các em lại về Tuyên Quang ôn tiếp. Khi kỳ thi học sinh giỏi quốc gia kết thúc, cũng là lúc Quang cùng các bạn quay sang tập trung sức cho kỳ thi THPT quốc gia. "Trước đó, bọn em chỉ học một môn để thi nên đến lúc dàn sức cho nhiều môn khác gặp khó khăn, có lúc tưởng chừng kiệt sức", Quang chia sẻ.
Xuống Hà Nội học, gặp được nhiều bạn giỏi hơn, chàng sinh viên vùng cao đang cố gắng học thêm tiếng Anh, tin học, chuẩn bị cho mình nền tảng vững chắc để đạt kết quả tốt nhất trong những năm trên giảng đường.
Theo Phương Hòa/Vnexpress
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54