Những phụ nữ làm đẹp cho đời
Phụ nữ cần nhất điều gì ở đàn ông trong ngày valentine? | |
Quy định mới 2018 về chế độ thai sản phụ nữ cần biết |
Gìn giữ xứ đạo bình yên
Từng là một địa bàn khá nổi cộm về vấn đề an ninh trật tự, khu phố vùng ven phường 2, của thị xã Quảng Trị đang thay da đổi thịt từng ngày. Trong phường 2 thì khu phố 5 vốn là nơi có tình hình an ninh trật tự khá phức tạp. Tình trạng trộm cắp, thanh thiếu niên chơi bời lêu lổng không còn là chuyện lạ.
Thế nhưng, nhiều năm sau khi mô hình xứ đạo bình yên đi vào cuộc sống, khu phố 5 phường 2 đã có những bước chuyển mình đáng kể. Có được thành quả đó là công sức không nhỏ của những chị em trong cho hội phụ nữ khu phố 5.
Chị Nguyễn Thị Đế thay mặt Hội nàng dâu tự quản của dòng họ nhận Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. |
Là một trong những cho hội trưởng tiêu biểu của toàn quốc được tham dự và trình bày tham luận tại Lễ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Thông tư liên tịch số 01 (giữa Bộ Công an và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), chị Lê Thị Vân – Chi hội trưởng chi hội khu phố 5 đã tự hào chia sẻ về mô hình xứ đạo bình yên. Chị Vân cho biết, đại đa số người dân sinh sống tại khu phố là người theo Thiên Chúa giáo.
Chính vì thế, cách thức sinh hoạt chi hội của các chị em cũng có nhiều điểm đặc biệt. Thế nên, chi hội đã thành lập các tổ như tổ bà mẹ giáo dân kết hợp với ban cán sự khu phố đến tiếp cận với cha xứ, trao đổi với cha về nhiều vấn đề của địa phương, 2 bên phối hợp cùng tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt phương châm sống tốt đời đẹp đạo.
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ, gắn bó, hiệu quả ấy mà chi hội đã cảm hóa, giáo dục được nhiều thanh thiếu niên lầm lỡ trở về với cuộc sống đời thường. Một kỷ niệm mà chị Vân chia sẻ khiến cả hội trường xúc động. Đó là trường hợp của thiếu niên Lê Nhật Hoàng (SN 2001).
Cháu Hoàng vốn học rất giỏi, tuy nhiên khi lên cấp 3 cháu bị bạn bè rủ rê nên nghiệm game online lúc nào không hay. Cháu thường hay bỏ học đi chơi game thâu đêm. Thấy mẹ Hoàng buồn rầu, than phiền với các chị em trong chi hội, chị Vân đã nghĩ cách để động viên, thuyết phục Hoàng.
Chị Lê Thị Vân chia sẻ những câu chuyện về mô hình xứ đạo bình yên. |
Khi chi hội vào cuộc động viên, thuyết phục thì cháu Hoàng bỏ trốn sang nhà bà, chui lên nóc nhà trốn trên đấy một đêm. “Tôi chạy qua tiếp cận, động viên, tôi lên thấy cháu nằm trên gác, động viên, lấy thức ăn cho cháu. Khi thấy tôi mang thức ăn lên, Hoàng mới hỏi: “Bà Vân ơi, cháu muốn làm giám đốc thì học gì.
Cháu phải học cấp 3, cháu phải đỗ đại học, giúp ích cho gia đình, xã hội. Cháu cầm lấy tay tôi, bà Vân ơi cháu không ham chơi nữa, cháu sẽ không phụ lòng ông bà, cha mẹ nữa. Hiện cháu học lớp 11 Trường THPT Quảng Trị, học tốt, được thầy cô khen ngợi”, chị Vân kể lại.
“Sân khấu hóa” những câu chuyện đời thường
Đó là cách làm của những chị em phụ nữ phường Thanh Châu (Phủ Lý – Hà Nam) trong việc tuyên truyền, vận động đẩy lùi bạo lực gia đình, cảm hóa những ông chồng có máu vũ phu. Trong câu chuyện này, chị Nguyễn Thị Thanh Hoan, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thanh Châu (Phủ Lý, Hà Nam) chia sẻ về cách để hạn chế bạo lực gia đình.
Khác với cách làm thường này, đó là khi xảy ra bạo lực gia đình Chi hội, Hội Phụ nữ thường tiếp cận với nạn nhân để động viên, xoa dịu thì Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thanh Châu lại chọn việc tiếp cận với người gây ra bạo lực gia đình để tuyên truyền, giải thích.
Rõ ràng, so với cách làm truyền thống thì việc tiếp cận với người gây ra bạo lực gia đình sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Thế nhưng, bằng tình thương và trách nhiệm, các chị đã chọn cái khó để làm và mang đến nhiều kết quả tích cực. Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, chị Hoan cho rằng một mình hội phụ nữ thì sẽ không thành công trong việc phòng chống bạo lực gia đình.
Vì thế cần phối hợp chặt chẽ với công an địa bàn, cảnh sát khu vực, thành lập mạng lưới hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. “Chúng tôi tự viết kịch bản, biên tập từ những câu chuyện đời thường sau đó sân khấu hóa, cách mới trong tuyên truyền và xây dựng mô hình Câu lạc bộ phụ nữ làm dân vận khéo”, chị Hoan chia sẻ.
Những nàng dâu tự quản
Huyện Quang Bình (Hà Giang) là huyện nơi địa đầu Tổ quốc nhưng lại khá thành công với các mô hình Hội nàng dâu tự quản. Nhờ những mô hình này, nhiều năm qua tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được đảm bảo, hạn chế tối đa những mâu thuẫn trong gia đình, tạo nên một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.
Còn khá trẻ, nhưng chị Nguyễn Thị Đế đã là Chi hội trưởng chi hội nàng dâu tự quản của dòng họ Nguyễn Bảo Quang. Chị Đế kể, chi hội thành lập từ năm 2013, trải qua 5 năm hoạt động, các nàng dâu của dòng họ luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Từ sự ra đời và hoạt động hiệu quả của hội nàng dâu tự quản về an ninh trật tự của dòng họ Nguyễn Bảo Quang, đến nay đã nhân ra 8 dòng họ khác trên địa bàn huyện Quang Bình.
Chị Đế kể, “Xuất phát từ một lần tôi đến nhà người quen trong họ, thấy chị (một phụ nữ làm dâu dòng họ Nguyễn Bảo Quang) rất khổ sở vì bị chồng đánh đập. Tôi có hỏi sao chị lại khóc, chị chia sẻ là đã rất nhiều lần bị chồng đánh mỗi lúc uống rượu say về… Sau nhiều ngày trăn trở, tôi đã gặp gỡ lấy ý kiến một số chị em và hôm họp họ có phát biểu xin ý kiến bác trưởng họ cho thành lập “Hội Nàng dâu tự quản”. Mục đích nhằm để chị em nàng dâu có nhiều điều kiện gặp gỡ, chia sẻ, giúp đỡ nhau nuôi dạy con cái tốt hơn”.
Ra đời và hoạt động đã được một thời gian khá dài, Hội nàng dâu tự quản mang lại hiệu quả tích cực với nhiều hoạt động đi vào chiều sâu. Khi những nàng dâu tham gia Hội, họ có các buổi sinh hoạt định kỳ, gặp gỡ, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm, cách thức để vợ chồng hạnh phúc, tránh mâu thuẫn mẹ chồng- nàng dâu; bảo ban con em học hành tiến bộ, cùng nhau phát triển kinh tế…
Từ khi tham gia hội, ở những dòng họ này, mâu thuẫn của các thành viên trong gia đình đã không còn xảy ra: Không còn nạn bạo hành gia đình, cãi vã mẹ chồng- con dâu hay tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” nữa. Đổi lại là thái độ xây đắp tích cực, sự cởi mở, ôn hòa, nhường nhịn giữa các thành viên trong gia đình…
Hà Khê – Thanh Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Chính sách 24/01/2025 15:11
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00