Những người mẹ hiền thứ hai
Lớp học năm đầu tiên khi về dạy ở Trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy) của cô giáo Tạ Thị Vĩnh Hà có 16 học trò, mỗi em một hoàn cảnh và khả năng học tập khác nhau. Trong số học trò này, cô Hà đặc biệt chú ý đến một HS có tên Thanh H. Đến lớp H. không trò chuyện với ai, không chơi với ai. Cùng với đó, điểm đầu vào môn toán của H. chỉ đạt 3,5 điểm nên em rất sợ học toán. Thấy học trò như thế, cô giáo Hà cất công tìm hiểu mới hay: cha mẹ H. ly hôn, H. ở cùng người bố bị kém thị lực nên em mặc cảm và gần như không có bạn bè chia sẻ. Kể từ đó, cô Hà thường xuyên trò chuyện, rủ H. về nhà ăn cơm và mua quà cho H. khi đến sinh nhật em... Dần dần, H. cởi mở hơn, trò chuyện với cô giáo cũng như bạn bè trong lớp. Sau khi H. đã lấy được sự tự tin, cô Hà bắt đầu hướng dẫn H. học toán. Lúc đầu là củng cố những kiến thức cơ bản bị hổng rồi kiên trì giảng đến khi H hiểu bài để theo kịp các bạn trên lớp. Cứ thế, đến kỳ thi vào lớp 10 THPT, H. đã trúng tuyển với môn toán đạt 7,5 điểm. Ngày tạm biệt lớp, tạm biệt trường, H. đã nhắn tin cho cô giáo Hà: “Con không còn sợ học môn toán nữa! Con yêu cô”.
Không chỉ có em H mà trong 5 năm qua còn có rất nhiều học trò cũng có nhiều kỷ niệm với cô giáo Hà- người không khác gì người mẹ thứ hai của các em. Bên cạnh những HS có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt cần được giúp đỡ, cô Hà cũng rất quan tâm đến các học trò trong lớp. Bằng cách này hay cách khác, trong mỗi buổi học cô kiểm tra trực tiếp mỗi em một lần. Từ đó, sàng lọc những HS tiếp thu bài còn chậm, còn kém để tổ chức kèm cặp ngay sau buổi học. Trung bình mỗi năm cô giáo Hà phụ đạo cho HS trên 100 tiết mà không thu tiền.
Cũng như cô giáo Hà, cô giáo Nguyễn Bích Hồng – Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai) cũng có 20 năm giúp đỡ rất nhiều HS nghèo có hoàn cảnh khó khăn, từ mở dạy lớp tình thương, giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức HS khuyết tật hoà nhập, phụ đạo HS yếu kém. Đặc biệt, như trường hợp em Vũ Danh Năng bị mắc bệnh hiểm nghèo nhưng hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, cô giáo Hồng đã kêu gọi sự chung tay của các ban ngành đoàn thể trong huyện giúp đỡ với số tiền hơn 160 triệu đồng, riêng cá nhân cô đóng góp 5.000.000 đồng để giúp em chữa bệnh, có cơ hội được tới trường.... Những việc làm cao cả của cô giáo Hồng đã được ngành giáo dục ghi nhận danh hiệu “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu thành phố.
Hay cô giáo Đỗ Thị Thanh – giáo viên dạy giỏi môn lịch sử cấp TP của Trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa), dù hoàn cảnh khó khăn, chồng mất sớm khi con còn nhỏ, một mình cô tần tảo nuôi 2 con ăn học. Nhưng hơn 30 năm qua cô vẫn dành thời gian dạy miễn phí cho các HS thi đại học môn Sử hay vẫn dành dụm trong số tiền lương ít ỏi của mình để mua sách giáo khoa, vở tặng HS có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ thế, cô giáo Thanh còn vận động phụ huynh trong lớp đóng góp ủng hộ và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của trường với số tiền hơn 70 triệu đồng...
Còn có rất nhiều tấm gương cá nhân tiêu biểu khác không thể kể hết như thầy Nguyễn Anh Chiến, Chủ tịch công đoàn - Phó hiệu trưởng Trường THCS Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức), thầy Ngô Mạnh Cường, Trường THCS Sơn Công (huyện Ứng Hoà), cô Lê Thu Hương, Phó giám đốc Trung tâm GDTX Nguyễn Văn Tố, thầy Nguyễn Xuân Hoà - CTCĐ trung tâm GDTX Ứng Hoà... đã có nhiều sáng kiến như: dạy miễn phí, tặng học bổng, quyên góp, đỡ đầu đưa HS về nhà nuôi dưỡng, giúp các em vượt qua thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống.
Phải khẳng định, sau mười năm triển khai thực hiện cuộc vận động “Nhà giáo Hà Nội đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” của ngành GD&ĐT đã góp phần tạo nên nét đẹp của nhà giáo Hà Nội giàu lòng nhân ái. Cũng từ cuộc vận động này hoạt động nhân đạo, từ thiện do ngành và các tổ chức của Thành phố phát động đều được đông đảo nhà giáo, học sinh Thủ đô hưởng ứng tích cực, trở thành niềm tự hào và chiếm được tình cảm trân trọng của ngành giáo dục và nhân dân các tỉnh trong cả nước.
Ngày 18/11/2014, tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Nhà giáo Hà Nội đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt”, ngành GD&ĐT Hà Nội và Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Hà Nội đã có quyết định khen thưởng 178 nhà giáo tiêu biểu nhằm ghi nhận những nỗ lực miệt mài và thầm lặng cống hiến, hết lòng thương yêu HS nghèo, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của các thầy cô. |
Kim Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Cộng đồng 03/02/2025 09:36
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06