Những người lặng lẽ làm việc trong đêm giao thừa
Đêm 30 Tết, trong khi nhà nhà sum vầy đón giao thừa, chị Nguyễn Thị Thùy Linh, công nhân Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Gia Lâm cùng đồng nghiệp bắt đầu phân chia công việc, tỏa đi các hướng quét rác xuyên đêm trên từng con phố. Làm việc trên 10 năm cũng là từng ấy thời gian chị Linh phải làm việc đêm giao thừa.
Nhiều người mong Tết thì công nhân vệ sinh môi trường lại “sợ” Tết, bởi lượng rác những ngày này tăng gấp nhiều lần ngày thường, công việc của công nhân vì thế cũng vất vả hơn nhiều. |
Thậm chí, hai năm vừa rồi, phải qua thời khắc giao thừa đến 4 tiếng, chị Linh cùng đồng nghiệp mới được về nhà. Chị Linh cho biết những ngày cận kề Tết, lượng rác tăng gấp 4-5 lần so với ngày thường, đặc biệt ngày và đêm 30 Tết. Đây là thời điểm công nhân môi trường làm việc cực nhọc nhất trong năm.
“Thực sự là làm việc vào đêm giao thừa rất là vất vả. Làm việc những ngày cận Tết, tôi cũng mong muốn được về với gia đình nhưng nhìn khối lượng công việc thì chúng tôi cũng phải cố gắng. Cũng như việc nhà mình muốn sạch, đẹp thì mọi người cũng mong đường phố sạch đẹp để đón năm mới”, chị Linh chia sẻ.
Dù bao năm phải đón giao thừa ngoài đường, nhưng công việc ý nghĩa làm sạch đường phố lại là động lực để chị Linh cố gắng. Hơn hết, động lực lớn nhất với chị là cố gắng làm để lo cho 3 đứa con ăn học đến nơi đến chốn. Chị Linh chia sẻ, vất vả nhiều năm không được đón năm mới cùng chồng con nhưng chị luôn yêu công việc này vì chị và đồng nghiệp là những người làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Còn sức khỏe, chị sẽ còn gắn bó.
Nói về những ước vọng ngày đầu năm mới, chị Linh cho biết: “Đầu năm mới, tôi chỉ mong người dân, đặc biệt các bạn trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn nữa, không vứt rác bừa bãi, hãy bỏ vào nơi quy định để những người làm công việc như chúng tôi được trở về gia đình sớm hơn. Riêng với bản thân mình, tôi mong các con mình luôn khỏe mạnh, học giỏi, gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc”.
Chị Nguyễn Thị Thùy Linh, công nhân Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Gia Lâm chia sẻ về những kỉ niệm làm việc trong đêm giao thừa. |
Tương tự, bà Nguyễn Thị Sử, công nhân vệ sinh môi trường thuộc Công ty cổ phần Nam Hà Nội cho biết, bà đã có trên 15 năm thâm niên gắn bó với nghề. Bà Sử bày tỏ, nhiều người mong Tết thì công nhân vệ sinh môi trường lại “sợ” Tết, bởi lượng rác ngày Tết tăng gấp nhiều lần ngày thường, công việc của công nhân vì thế cũng vất vả hơn nhiều.
Thậm chí, có năm, vừa đẩy xe rác được thu gom ra điểm tập kết chờ để chuyển đi bà Sử vừa ngước nhìn pháo hoa do người dân bắn trong đêm giao thừa. Cũng như chị Linh, năm mới đến, bà Sử cũng mong muốn người dân ý thức hơn trong việc bỏ rác đúng nơi quy định để những công nhân như chị vơi bớt nhọc nhằn.
Bên cạnh những ước nguyện lớn lao, nhìn xa cho tương lai thì cũng có những mong ước rất đỗi bình dị. Được phân ca làm việc trong thời điểm giao thừa, chị Trần Thái Hà, công nhân Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội, chi nhánh Hai Bà Trưng chỉ mong muốn được trở về nhà, quây quần bên gia đình.
Chị Hà giãi bày: “Thấy mọi người được ở bên người thân yêu, tôi cũng thấy tủi thân, chạnh lòng, chỉ muốn bỏ lại tất cả để về với gia đình. Nhưng vì trách nhiệm với công việc, tôi lại tự động viên, an ủi mình. Phố phường đêm giao thừa đông vui, tấp nập nên tôi cũng đỡ buồn hơn. Bỏ công sức vì gia đình, vì xã hội, tôi cảm thấy vô cùng xứng đáng”.
Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội, chi nhánh Đống Đa phát cơm tất niên cho người lao động trong đêm 30 Tết. |
Cũng theo chị Hà, chị và các đồng nghiệp luôn cố gắng hoàn thành công việc của mình và vui vẻ bởi mình đã góp một phần nhỏ công sức để làm xanh, sạch, đẹp thành phố Hà Nội trong những ngày Tết đến xuân về. Với những người công nhân vệ sinh môi trường, niềm vui Tết của họ chính là mang lại bộ mặt sạch, đẹp cho Thành phố, cho những chuyến du xuân của tất cả mọi người được trọn vẹn.
Ngoài công nhân vệ sinh môi trường, những người thầm lặng, vất vả trong dịp Tết Nguyên đán còn là những cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Công an, những cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên báo chí đang miệt mài lấy tin, truyền tải thông tin đến mọi người, mọi nhà... Và còn rất nhiều những người đang tận tụy với công việc trong những ngày đầu tiên của năm mới Quý Mão 2023. Họ không ngại khó khăn, vất vả hoàn thành nhiệm vụ, lặng thầm góp phần nhỏ bé làm nên mùa xuân bình yên, tươi đẹp cho mọi người, mọi nhà.
Những mong ước trong đêm giao thừa dù là ở thời điểm trước mắt hay lâu dài, dù là đơn giản, mộc mạc hay cao xa thì đều hướng tới một cuộc sống tích cực, tốt đẹp hơn. Trong năm mới, những ước nguyện này sẽ là động lực để mọi người nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49