-->

Những lá thư thời chiến - Bản anh hùng ca của dân tộc Việt Nam

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thương binh-liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017), Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Quỹ mãi mãi tuổi 20 phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Những lá thư thời chiến với lịch sử, truyền thống và văn hóa dân tộc” nhằm khẳng định giá trị của công trình xuất bản này với các thế hệ bạn đọc hôm nay và mai sau.
nhung la thu thoi chien ban anh hung ca cua dan toc viet nam Huyện Thường Tín kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ
nhung la thu thoi chien ban anh hung ca cua dan toc viet nam LĐLĐ quận Hoàn Kiếm tặng quà cho CNVCLĐ là thương binh, con liệt sĩ

Hội thảo đã thu hút được hơn 30 tham luận của các tác giả khắp mọi miền đất nước gửi về. Các tham luận đều được viết sâu sắc, công phu, ngợi ca các tác giả của những bức thư-những con người đa cảm và dũng cảm, ca ngợi hành động anh hùng của các nhân vật trong những bức thư thời chiến.

nhung la thu thoi chien ban anh hung ca cua dan toc viet nam
Phong thư thời chiến. (Ảnh: Nhà báo Đặng Vương Hưng cung cấp)

Các đại biểu tham dự hội thảo cùng nhau giải đáp những câu hỏi: Tại sao những trang viết của “Những lá thư thời chiến Việt Nam” lại có sức lay động và lan tỏa mạnh mẽ đến như vậy trong đời sống cộng đồng những năm qua? Tại sao nhiều nhà nghiên cứu đã coi đây là “Những trang sử trung thực, sinh động và thú vị nhất” do nhân dân sáng tạo ra? Giá trị của nó với lịch sử, truyền thống và văn hóa dân tộc như thế nào? Nếu coi cuốn sách là một di sản và một tài sản thì phải làm sao để thế hệ bạn đọc hôm nay và mai sau sẽ tiếp cận, khai thác tác phẩm này tốt nhất cho đời sống xã hội?

Hội thảo cũng được nghe nhiều câu chuyện xúc động xung quanh các bức thư thời chiến, trong đó có câu chuyện của thiếu tướng Phan Khắc Hy (nguyên Chính ủy Bộ tư lệnh Không quân, Phó Tư lệnh Bộ đội Trường sơn-Đường Hồ Chí Minh) về 500 lá thư ông gửi cho gia đình; bà Hoàng Phương Trang (Chánh văn phòng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) đã tiết lộ những lá thư của chồng mình - ông Trần Phương Thạc, một trong những thanh niên đầu tiên của Hà Nội vào chiến trường Quảng Trị, từ Phó Bí thư Quận đoàn Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 1964, trở thành Chủ tịch Ủy ban Quân quản Đông Hà năm 1972 và tiếp theo là Bí thư Tỉnh đoàn đầu tiên của Quảng Trị năm 1975…

“Những lá thư thời chiến Việt Nam” là một trong những cuốn sách tiêu biểu, nằm trong công trình tủ sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” của đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc, vừa được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tôn vinh trang trọng trong đợt tặng thưởng lớn nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh, liệt sỹ.

Nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao tuyển tập “Những bức thư thời chiến Việt Nam,” cho đây là một công trình sưu tầm và giới thiệu độc đáo mang tính nhân văn sâu sắc. Cuốn sách là kết quả của Cuộc vận động sưu tầm, biên soạn, xuất bản được tiến hành từ tháng 12/2004.

“Những lá thư thời chiến Việt Nam” là cuốn sách tập hợp hơn 300 lá thư của 127 tác giả. Người viết thư thuộc đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp xã hội: Từ Chủ tịch nước đến nông dân, công nhân, bộ đội, thanh niên xung phong… Họ giống nhau ở một điểm là đều trực tiếp đi qua chiến tranh. Đặc biệt, đa phần các tác giả, nhân vật trong thư được giới thiệu trong cuốn sách này hầu hết họ đều không còn nữa. Bởi thế, nhiều lá thư không chỉ là kỷ vật vô giá, mà còn là di vật thiêng liêng, từng đặt trên bàn thờ của nhiều gia đình Việt Nam.

nhung la thu thoi chien ban anh hung ca cua dan toc viet nam
Những lá thư thời chiến. (Ảnh: Nhà báo Đặng Vương Hưng cung cấp)

Các đại biểu cũng ghi nhận những bức thư thời chiến không phải từ ngòi bút tài năng và óc tưởng tượng dồi dào của nhà văn, mà từ suy nghĩ, từ tấm lòng, việc làm chân thực của người chiến sỹ ngoài mặt trận muốn bày tỏ với cha mẹ, vợ con, người yêu hoặc người thân ở hậu phương miền Bắc nên sức thuyết phục của nó mạnh hơn bất cứ tác phẩm nghệ thuật hư cấu nào. Hàng ngàn bức thư là hàng ngàn tâm sự, hàng ngàn sự việc chân thực, chân thành mà tác giả gửi tới gia đình, tới người thân, cho biết những điều sâu kín nhất, chân thực nhất xúc động nhất đang diễn ra trong thực tế cuộc chiến.

Cùng chung quan điểm đó, giáo sư Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc nhấn mạnh chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà Công trình “Những lá thư thời chiến Việt Nam” do nhà văn Đặng Vương Hưng kỳ công thực hiện trong 10 năm (2005-2015) lại nhận được nhiều lời biểu dương, khen ngợi, sự ủng hộ và đồng thuận cao của dư luận xã hội đến vậy.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này đã tạo cảm hứng “khơi nguồn” cho sự ra đời của hàng trăm tác phẩm của Tủ sách “Mãi mãi tuổi 20” và cả phong trào “Tiếp lửa truyền thống” giữa các cựu chiến binh và thế hệ trẻ cả nước, đã diễn ra sâu rộng hàng chục năm qua.

Là người trực tiếp nhận được một bức thư từ người anh nơi chiến trường gửi về, giáo sư Hoàng Chương ghi nhận mỗi bức thư của những chiến sỹ ở tiền tuyến gửi về cho gia đình đều mang thông điệp tinh thần, đã cổ vũ cho cha mẹ, vợ con và người yêu thêm nghị lực về sự hy sinh để vượt qua muôn vàn khó khăn trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của Mỹ trên miền Bắc…

Theo Mỹ Bình/ vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động