Những dấu hiệu trẻ có thể bị tự kỷ
Ít cười
Con bạn có cười đáp trả khi bạn nở nụ cười ấm áp vui tươi với chúng? Con bạn có tự mỉm cười với chính mình hay không? Trẻ 6 tháng tuổi có thể cười giòn giã hay thể hiện cảm xúc vui vẻ. Liệu con bạn có thường xuyên cười một mình? Nếu bé ít cười hoặc hay cười một mình thì bạn nên để ý hơn đến bé.
Không phản ứng khi được gọi tên
Nếu trẻ không phản ứng khi được gọi tên từ lúc 6-12 tháng tuổi, cha mẹ có thể lo lắng rằng con mình khiếm thính và không biết đó có thể là dấu hiệu của chứng tự kỷ. Nếu thấy hành vi này ở trẻ, hãy theo dõi và tham khảo bác sĩ.
Khó khăn trong giao tiếp
Đây là một dấu hiện dễ dàng nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Các chuyên gia cho rằng các bé mắc chứng tự kỷ thường ít nói hơn các bé bình thường khác. Trong trường hợp bé có biểu hiện tự cô lập và không có xu hướng chia sẻ, nói chuyện hay kết bạn với bất cứ ai kể cả bố mẹ hay bạn bè cùng trang lứa thì các bậc phu huynh hãy đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Không sử dụng cử chỉ
Bố mẹ nên biết dù các bé chưa đến tuổi biết nói đều sẽ có những cách giao tiếp bằng nhiều cử chỉ và biểu cảm khác nhau như vẫy tay, lắc đầu, “mi gió”. Những cử chỉ nhỏ này thường xuất hiện ở trẻ sau 12 tháng tuổi và dần dần có nhiều động tác đa dạng hơn với mức độ thường xuyên trong những tháng tiếp theo. Bé sẽ có xu hướng tiếp cận với những thứ xung quanh thông qua cử chỉ, tuy nhiên với những trẻ mắc chứng tự kỷ, bé sẽ không có những cử chỉ và điệu bộ để giao tiếp với người xung quanh.
Không bắt chước
Các bé bình thường ở độ tuổi từ 3 đến 5 thường học hỏi bằng cách quan sát và thể hiện khả năng sáng tạo và giàu trí tưởng tượng của mình qua các hoạt động như làm đẹp cho búp bê, chơi đồ hàng hay diễn lại những cảnh hành động trên phim hoặc những tình huống xảy ra xung quanh mình. Đối với các trường hợp bị tự kỷ, các bé không có xu hướng bắt chước hay tự động chơi các trò chơi đóng vai nếu không có sự yêu cầu hay chỉ dẫn của người lớn.
Mắt không linh hoạt
Ánh mắt của trẻ dường như hạn chế khi giao tiếp với bạn hay người yêu thương khác. Đây sẽ là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ bởi ánh mắt là một hình thức truyền thông và thể hiện sự hiểu biết.
Lặp đi lặp lại một hành vi
Khi thấy con trẻ hay có những hành động lặp đi lặp lại thay vì sáng tạo, thay đổi thì đó chính là lúc các bậc phu huynh nên lưu ý. Việc lặp đi lặp lại và sự ám ảnh trật tự thể hiện qua việc qua câu chữ và thói quen của trẻ. Nếu có chuyện nào đó xảy ra bất ngờ khác với thường ngày hay làm ảnh hưởng đến thói quen, trẻ tự kỷ sẽ khó có thể chấp nhận và thích nghi được với những thay đổi đó. Các bé sẽ nổi giận, phản ứng vô cùng mạnh mẽ và có xu hướng bạo lực. Những biểu hiện như vậy thường xảy ra ở các bé lớn, nhưng bố mẹ có thể quan sát để nhận ra sự ám ảnh trật tự và lặp lại của con trẻ ngay từ lúc sơ sinh.
Thường xuyên né tránh ánh mắt người đối diện
Không nhìn mắt người đối diện kể cả gọi tên được xem là một trong những biểu hiện bé gặp khó khăn trong giao tiếp. Các nhà nghiên cứu từ Viện Tâm thần học về Trẻ vị thành viên Hoa Kỳ đã làm một cuộc so sánh và đánh giá mức độ nhìn vào khuôn mặt người đối diện của những trẻ có nguy cơ bị tử kỷ cao và những trẻ có nguy cơ bị tự kỷ thấp.
Kết quả cho thấy họ không phát hiện có sự khác biệt nào giữa hai nhóm trẻ sáu tháng tuổi nhưng ở các bé 12 tháng tuổi, các chuyên gia thấy nhóm những bé có nguy cơ tự kỷ cao có số lần nhìn mặt người đối diện ít hơn hẳn so với nhóm còn lại. Vì thế bố mẹ hãy thường xuyên chú ý đến những biểu hiện và phản ứng của con trẻ.
Bé không chia sẻ sở thích với ai kể cả bố mẹ
Một đứa trẻ bình thường sẽ luôn muốn khoe với bạn những gì bé thấy, bé làm, nhưng những bé tự kỷ sẽ không thể hiện điều đó. Bé sẽ không kể bạn nghe và cũng không muốn bạn chơi cùng bé. Điều các bạn cần làm không cần phải bắt ép bé phải chia sẻ hay tham gia với các bạn mà hãy khuyến khích bé quan sát các bạn chơi để khơi dậy sự tò mò và dần dần cải thiện sự giao tiếp và tương tác.
Gặp bác sĩ để được tư vấn
Có thể bé đang gặp một vấn đề khác hoặc chỉ đơn giản là phát triển chậm hơn một chút. Các nhà nghiên cứu cho rằng những đứa bé được nhận nuôi từng chịu tổn thương tâm lý sẽ có một trong số các biểu hiện trên. Bạn cảm thấy lo lắng về những dấu hiệu của con mình thì nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ có những cuộc kiếm tra chuyên môn cho trẻ.
Khánh Ly (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58