Những chất không thể thiếu cho sự phát triển não bé ở trẻ em.
Theo PGS.TS. Ninh Thị Ứng - Khoa Thần Kinh (Bệnh viện Nhi Trung ương), sự phát triển tâm thần vận động trẻ em diễn biến song song với sự trưởng thành của hệ thần kinh trung ương và cơ thể nãi chung. Khi sinh ra hệ thần kinh kém phát triển nhất so với cơ quan khác. Sự trưởng thành tiếp tục trong năm năm đầu. Bộ não trẻ sơ sinh nặng 300-500 gram, ở trẻ 15 tuổi não nặng 1200-1400 gram tương đương với não người lớn, đó là kết quả của myelin hoá. Myelin là hợp chất gồm chất protit và chất lipid (aminomono phosphatide).
Sự phát triển tức phát triển tinh thần vận động trẻ em, cần được dinh dưỡng đầy đủ các chất đạm, béo, bột đường, vitamin, khoáng chất, nước hàng ngày |
Nhu cầu năng lượng: Trẻ dưới 1 tuổi: 100 – 200 Kcal/Kg/ngày. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu là chất bột đường, có ở trong gạo, bột mỳ, khoai, đường mật, một gram cho 4 Kcal; nhu cầu chất bột đường 10 – 15g/kg/ngày, 1 gram bằng 4Kcal. Chất béo: một gram cho 9 Kcal. Chất đạm: một gram cho 4 Kcal.
Nhu cầu chất đạm: Trẻ em cần nhiều đạm để xây dựng, chất myelin, phát triển các mô, đổi mới tế bào, tổng hợp các men cho chuyển hoá các hooc môn, các khoáng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Chất đạm bao gồm các loại axit amin. Trứng, sữa, thịt, cá tôm, chứa axit amin cơ bản thiết yếu. Chất đạm của đậu nành và các loại đậu khác có chất lượng gần bắng đam thịt: 100 gram thịt cá nạc cung cấp trung bình 20gram đạm; Số lượng 2-3 gram/kg/ngày.
Nhu cầu chất béo (lipid): 60% thành phần của não là chất béo, axit photpho chứa nhiều nhất trong não. Chất này không chuyển thành năng lượng mà nó tạo thành chất myelin góp phần dẫn truyền thông tin. Dầu, bơ, lạc, vừng, dầu thực vật, sữa chứa axit béo chuỗi dài và không nọ rất cần cho sự phát triển, tăng trưởng não bộ. Axit béo để hoà tan các vitamin A, D, E, K.
Nhu cầu sinh tố (vitamin): Trong các vitamin thì vitamin A, B1, B2, B12, C, E là các vitamin mà não trực tiếp cần đến; Vitamin A liên quan đến sự hợp thành abbumin của hệ thần kinh. Nếu thiếu vitamin A mắt sẽ nhìn không rõ. Vitamin A có nhiều trong gan gà, lươn, lá tía tô, rau chân vịt, rau cải, lá su hào, cây cải dầu, cà rốt, trứng gà; Vitamin B1: là chất không thể thiếu được cho sự phát triển của não và khả năng tư duy. Có nhiều trong gạo, con men, lạc, nấm, thịt lợn, hạt đậu, đậu tằm, sữa tách bơ, tỏi; Vitamin B2: Đường Gluco được dùng làm nguồn năng lượng cho não, khi đường Glucô tiến hành quá trình trao đổi chất, cần một lượng Vitamin nhóm B rất lớn. Vitamin B2 có nhiều trong men, gan bß, gan lợn, thịt gà, xúc xích thịt cá, cá tươi, sữa bò, cá chạch, lá su hào; Vitamin B6: Chủ yếu liên quan đến quá trình trao đổi chất của An-bu-min, có tác dụng bổ trợ cho các chất xúc tác trong não, có nhiều trong các loại cá, hạnh đào, yến, hạt đậu, gạo chưa giã; Vitamin B12: Nếu thiếu Vitamin này sẽ dẫn đến thiếu máu, làm cho não không lấy được ôxy và các chất dinh dưỡng. Nó có trong gan bò, gan lợn, sữa tách bơ, dê, cá trích; Vitamin C: Là nguyên tố rất cần thiết cho việc hợp thành và liên kết các tế bào não. Nó có trong rau cần hà lan, cải bắp, súp lơ, ớt tròn, lá su hào, cải dầu, rau chân vịt, quả hồng ngọt; Vitamin E: Có thể cản trở quá trình lão hoá của não. Có nhiều trong hạt đậu, lạc, đậu đất, vng đen, trứng gà, bánh mì, bột tiểu mạch, gan bò, đậu Hà Lan.
Nhu cầu về chất khoáng và các yếu tố vi lượng như: Sắt: Cấu thành các sắc tố hồng cầu. Nhiệm vụ chính của nó là đưa ô-xy lên não. Có nhiều trong rau câu, cá, tôm, gan lợn, hải thảo, vừng, sợi cà rốt,, hạt đậu, đậu phụ miếng, cần Hà Lan, bột đậu vàng v..v.. ;Canxi: Có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh. Có trong tôm khô, cá khô, hải thảo, sữa tách bơ, vừng, tôm nõn, tảo quần đới, v..v..
Phốt pho: 80% lượng phốt pho thường kết hợp với canxi. Mỡ phốt pho là thành phần trọng yếu của não. Có trong gạo, cá khô, bột cá, cá ướp muối rồi phơi khô, phôi tiểu mạch, cá mực khô, và một số loại cá khác; Kẽm: Trong não chứa rất nhiều chất dung môi, mà kẽm là thành phần cấu tạo nên các dung môi này, có tác dụng rất quan trọng. Có trong đậu phụ bì, đậu phụ miếng, cá khô, con hàu, rau câu, con men, thịt lợn, chân giò, cam lộ, hạt đậu, nấm, sò biển v..v..; Đồng: Có liên quan đến việc hấp thụ sắt, nó là vật chuyển ôxy tới não, có tác dụng rất quan trọng.
Con men: Có trong mộc nhĩ, con hàu, rau câu, cá khô, trứng gà, sữa tách bơ, thịt lợn; Mar-gar: Nó có tác dụng làm linh hoạt hoá các chất dung môi. Có chứa trong mộc nhĩ, rau câu, đậu phụ, rau câu xanh, mạch phiến, vừng, hạnh đào, cá khô.
Nhu cầu về nước: Trẻ sơ sinh nước chiếm 75% khối lượng cơ thể, trẻ lớn chiếm 65%. Do tầm quan trọng như vậy nên cần cung cấp hàng ngày đủ nước cho trẻ em; Trẻ nhỏ trung bình 120 – 150ml/Kg; Trẻ lớn 50ml/Kg. Trời nóng cần gấp 2 gấp 3.
Tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng chính trong khẩu phần ăn: Chất đạm 10 – 14% tổng năng lượng (trong đó đạm động vật nên 50%); Chất béo 30 – 40%, trong đó chât béo thực vật nên 30% tổng số chất béo đưa vào; Chất bột đường: 50-60%, trong đó đường chỉ nên dưới 30% tổng số chất bột đường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58