Những bước tiến mới trong chăm sóc sức khỏe cho người dân
Nhiều thành tựu nổi bật
Những năm gần đây, ngành Y tế Thủ đô ngày càng phát triển đột phá, đem lại sự hài lòng cho người bệnh. Theo thống kê, hiện nay, Hà Nội có mạng lưới y tế phát triển rộng khắp với 41 bệnh viện công, 5 trung tâm chuyên khoa, 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; 52 phòng khám đa khoa khu vực, 4 nhà hộ sinh; 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 3.953 cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, 8.142 cơ sở dược...
Nhờ việc sửa chữa, nâng cấp, xây mới nhiều cơ sở y tế, từ năm 2015 đến năm 2020, tỉ lệ giường bệnh tăng từ 21,7 lên 27,1 giường bệnh/vạn dân. Đặc biệt, từ năm 2017, tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến Thành phố đã chấm dứt, công suất sử dụng giường bệnh tính theo giường kế hoạch đạt gần 115%.
Kỹ thuật truyền ối cho bào thai thiểu ối tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Ảnh: Bệnh viện) |
Không chỉ nâng cấp về cơ sở vật chất, giai đoạn 2016-2020, các bệnh viện tuyến Thành phố tiếp tục được đầu tư trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh. Trong đó, có nhiều trang thiết bị hiện đại, như phòng mổ tích hợp, phòng mổ hybrid (kết hợp giữa phòng mổ hiện đại và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến), robot phẫu thuật…
Bên cạnh đó, các bệnh viện còn tập trung phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, nhiều lĩnh vực ngang tầm với các bệnh viện trung ương và trong khu vực, như: Tim mạch, chẩn đoán và điều trị ung thư, phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật thẩm mỹ, sản phụ khoa...
Đơn cử, tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, những năm qua, bệnh viện đã khẳng định vị thế quan trọng của mình trong công tác điều trị, khám chữa bệnh sản, phụ khoa. Bệnh viện đã tiến hành nhiều kỹ thuật mới nhằm đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Từ cuối năm 2019 đến nay, nhờ triển khai thành công kỹ thuật sinh học phân tử và laser quang đông trong điều trị hội chứng truyền máu song thai, dải xơ buồng ối, Bệnh viện đã can thiệp bào thai cho 40 sản phụ, giúp 20 trẻ chào đời khỏe mạnh.
Trước đây, nếu không có kỹ thuật này, nhiều thai phụ phải chấp nhận thai nhi tử vong hoặc được chào đời thì cũng mang dị tật. Đây cũng là bệnh viện công đầu tiên và duy nhất hiện nay đang triển khai thường quy kỹ thuật can thiệp bào thai. Việc ứng dụng kỹ thuật này tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành sản khoa, đưa sản khoa Việt Nam tiến kịp và hội nhập với các quốc gia phát triển khác trên thế giới.
Không chỉ tuyến thành phố, ngay cả với bệnh viện tuyến huyện cũng đã có nhiều sự đổi thay đáng kể. Hiện nay, 100% bệnh viện tuyến huyện đã thực hiện phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa, u nang buồng trứng...Ngoài ra, còn phát triển kỹ thuật cao trong các lĩnh vực: Sản phụ khoa, tim mạch, ung bướu... Chính vì vậy đã giúp người dân tin tưởng, lựa chọn chăm sóc sức khỏe ngay tại địa phương.
Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố đã đầu tư nâng cấp hệ thống trạm y tế. Đặc biệt, từ tháng 7/2018, ngành Y tế Hà Nội đã tích cực triển khai mô hình trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Mô hình này bước đầu phát huy vai trò “người gác cổng” của hệ thống y tế cơ sở khi đem lại nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, năm 2019 toàn Thành phố đã triển khai 279 trạm y tế điểm, đạt 47,7%; tính đến 8/2020 đã triển khai 177 trạm y tế điểm. Tích luỹ năm 2019 và 8 tháng đầu năm 2020 toàn Thành phố đã triển khai được 456 trạm y tế điểm đạt 95,19%. Các trạm y tế này được đầu tư toàn diện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và đào tạo nhân lực. Nhờ đó, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở, chú trọng ngay từ công tác phòng bệnh.
Để người dân được hưởng lợi
Cùng với việc ứng dụng và phát triển các kỹ thuật mới trong điều trị, việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, áp dụng các biện pháp cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm phiền hà cho người bệnh cũng ngành Y tế Thủ đô triển khai quyết liệt và hiệu quả. Đơn cử như việc nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, giúp nhiều người bệnh được hưởng lợi.
Các bệnh viện của Hà Nội đang ứng dụng những công nghệ tốt nhất trong việc khám và điều trị bệnh |
Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, sau hơn 1 năm triển khai bệnh án điện tử bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực. Từ khi áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử, bệnh nhân không còn phải mang nhiều loại giấy tờ khi đi khám chữa bệnh; việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế minh bạch, không còn tình trạng trục lợi thẻ bảo hiểm y tế; khi ứng dụng thẻ từ thông minh để tiếp đón bệnh nhân rút ngắn thời gian tiếp đón từ khoảng 3 phút/1 bệnh nhân xuống còn từ 5-10 giây/1 bệnh nhân…
Ngoài ra, ngành Y tế Hà Nội cũng đã triển khai có hiệu quả việc khám chữa bệnh từ xa. Theo đó, cả 4 bệnh viện tuyến cuối là Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều đã triển khai Đề án khám chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế.
Sau hơn 2 tháng triển khai thực hiện Đề án, tính đến ngày 15/10/2020, Bệnh viện Tim Hà Nội đã kết nối 100 điểm cầu, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội kết nối 45 điểm cầu, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn kết nối 52 điểm cầu và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 39 điểm cầu. Đã có vài chục ca bệnh nặng, diễn biến phức tạp được các thầy thuốc tuyến trên hội chẩn, tư vấn khám, điều trị và phẫu thuật.
Là bệnh viện đầu tiên của ngành y tế Thủ đô triển khai Đề án Khám chữa bệnh từ xa, Bệnh viện Tim Hà Nội đã thường xuyên gắp kết với việc tư vấn khám, chữa bệnh từ xa với các bác sỹ tuyến dưới bằng nhiều hình thức như telemedicine, qua điện thoại, zalo, viber… Việc triển khai khám chữa bệnh từ xa góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh.
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiềm – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, khẳng định: “Sự phối hợp giữa các đơn vị y tế từ tuyến trên đến cơ sở thông qua việc khám bệnh từ xa, thông qua mạng internet để mọi người dân đều được tư vấn, khám chữa bệnh ngay tại tuyến xã với sự hỗ trợ hiệu quả, chất lượng của các bác sĩ từ tuyến thành phố, Trung ương phải được đẩy mạnh trong ngành y tế Thủ đô”.
Trong năm qua, Hà Nội cũng là một trong số các địa phương chống dịch Covid-19 hiệu quả. Các chiến sĩ áo trắng đã tiếp tục thể hiện ý chí, không ngại khó khăn gian khổ, đứng vững ở tuyến đầu chống dịch. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thành phố, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, ngành Y tế Thủ đô đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai sớm các biện pháp phòng, chống dịch rất mạnh mẽ. Kết quả là, những ổ dịch được nhanh chóng dập dứt điểm, số lượng ca mắc chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với quy mô dân số, tất cả các bệnh nhân nặng được điều trị bình phục… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45