Những bệnh lạ lùng ở con người
Mong ước của người đàn ông mắc căn bệnh lạ | |
Xót thương bé gái mắc căn bệnh lạ | |
Căn bệnh lạ khiến cậu thiếu niên cứ 41 ngày lột da một lần |
Có một số người không may mắn trên thế giới gặp phải những bệnh hiếm và lạ. Chúng tồn tại và ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của họ. Một số bệnh đã tìm được cách điều trị nhưng không phải ai cũng có được cơ may đó. Thực tế, phần lớn những bệnh dưới đây đều chưa có cách chữa:
Hội chứng "đầu nổ tung"
Hội chứng đầu nổ tung nghe giống như trong phim kinh dị nhưng đó là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hàng nghìn người trên thế giới. Bệnh nhân nghe thấy âm thanh gì đó giống như tiếng một quả bom phát nổ, một khẩu súng cướp cò, tiếng nhạc cụ chát chúa... vang lên trong đầu ngay khi họ bắt đầu cố chợp mắt. Tuy nhiên họ không có triệu chứng đau, sưng hay bất cứ biểu hiện thể chất nào. Những người trên 50 tuổi thường dễ mắc nhất, một số người trẻ ở độ tuổi lên 10 cũng có thể là bệnh nhân của hội chứng này.
Hội chứng "Alice ở xứ sở thần tiên"
Hội chứng này được đặt theo tên cuốn tiểu thuyết của Lewis Carroll. Bệnh nhân có các triệu chứng như bị ảo giác, mất phương hướng, nhìn mọi vật theo kích cỡ quá nhỏ hay quá lớn so với thực tế. Các triệu chứng này thường gặp ở trẻ và hầu hết biến mất khi người bệnh bước vào tuổi teen, một số rất ít người lớn vẫn bị.
Hội chứng người hóa đá
Đây là một căn bệnh di truyền hiếm gặp. Hiện trên thế giới có khoảng 800 người đã được xác định là mắc bệnh này. Đặc trưng của bệnh là các mô liên kết trong cơ thể mềm dần, biến thành xương.
Hội chứng người hóa đá thường xuất hiện trước tuổi dậy thì. Sự phát triển bất thường của xương có thể dẫn đến tình trạng cứng hóa, hạn chế việc chuyển động của các khớp như đầu gối, cổ tay, vai, cột sống và cổ. Những người bệnh nặng có thể dẫn tới tình trạng bị tê liệt, biến cơ thể thành một khối giống như một bức tượng.
Hiện chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị đặc hiệu cho hội chứng kỳ lạ này.
Bệnh nhân mắc hội chứng người hóa đá. Ảnh: Reddit. |
Bệnh Argyria
Argyria hay còn gọi ngộ độc muối bạc, là bệnh hiếm gặp về da do bị ảnh hưởng bởi bạc, biểu hiện bằng việc da của bệnh nhân biến đổi thành màu xám xanh. Mắt cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi căn bệnh chưa có cách chữa này.
Hội chứng Menkes
Hội chứng Menkes ảnh hưởng tới lượng đồng trong cơ thể, dẫn tới sự thiếu hụt kim loại này. Rối loạn thường gặp ở nam hơn nữ. Các triệu chứng bắt đầu khi người bệnh còn nhỏ. Bệnh gây thoái hóa thần kinh, phát triển bất thường mô liên kết, loãng xương... Chế độ ăn giàu đồng kết hợp với axit amin histidin có thể làm gia tăng sự hấp thu đồng vào máu nhưng không cải thiện được chức năng não và không làm chậm đi quá trình diễn tiến của bệnh.
Bệnh chân voi
Giun chỉ hệ bạch huyết còn được gọi là bệnh chân voi, thường do giun ký sinh gây ra. Bệnh ban đầu không có triệu chứng gì, một số người cuối cùng phát triển sưng to ở cánh tay, cẳng chân hay cơ quan sinh dục ngoài. Da họ trở nên dày hơn và có thể đau. Cách điều trị có thể áp dụng cho một số trường hợp, bao gồm sử dụng kháng sinh để diệt nhiễm trùng.
Hội chứng Proteus - Hội chứng biến dạng
Hội chứng Proteus được đặc trưng bởi sự phát triển quá mức của da và xương. Ngoài ra còn có sự tăng trưởng bất thường của các mô dẫn đến sự phát triển không cân xứng của cơ thể và từ đó có thể tạo thành các khối u trong người bệnh. Hội chứng này được xác nhận và đặt tên là Proteus, dựa theo tên của một vị thần Hy Lạp - người có khả năng thay đổi hình dạng của mình. Trên thế giới có khoảng 120 người mắc phải hội chứng này.
Một trong số các bệnh nhân đó là Smith, 24 tuổi, sống tại Walsoken, hạt Cambridgeshire (Anh). Anh trông như một người khổng lồ với chiều cao hơn 2,1 m và cân nặng tới 120 kg. So với người thường, anh có thêm 21 xương ở bàn tay, vì vậy rất đau đớn. Anh được chẩn đoán mắc hội chứng Proteus, căn bệnh khiến cơ thể anh phát triển không ngừng và biến dạng.
Robert Smith (người đàn ông mặc áo trắng) trông như người khổng lồ vì mắc hội chứng Proteus. Ảnh: Brunchnews. |
Hội chứng Cotard - xác sống
Hội chứng xác sống là một bệnh tâm thần hiếm gặp, người mắc bệnh này tin rằng họ đã hoàn toàn chết. Bệnh tâm thần phân liệt cũng khá phổ biến ở nhiều bệnh nhân mắc hội chứng này. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia châu Âu đã phát hiện có mối quan hệ giữa tình trạng suy thận, hội chứng Cotard với việc sử dụng một loại thuốc bôi da.
Cách điều trị thông thường là sử dụng thuốc. Chạy thận nhân tạo cũng giúp giải quyết các triệu chứng.
Bệnh người cây
Loạn sản thượng bì dạng hạt cơm còn được gọi là bệnh người cây, bệnh cực hiếm và có tính di truyền. Bệnh nhân có các chấm nâu đỏ bất thường trên mặt, cổ và thân thể. Một số người bệnh, các thương tổn chỉ giới hạn ở một chi nào đó. Hiện chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh này. Biện pháp khắc phục chỉ là cắt lọc các vùng da tổn thương.
Hội chứng người sói
Hội chứng người sói, thường được gọi là hội chứng rậm lông (Hypertrichosis) - sự phát triển quá mức hệ thống lông tóc trên phần lớn cơ thể. Hội chứng này chia làm hai loại, bao gồm loại phổ rộng là lông tóc bao phủ khắp cơ thể và loại tập trung - lông rậm chỉ ở một vùng nhất định. Bệnh chưa có cách chữa nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng ở bệnh nhân. Tẩy lông tạm thời có thể loại bỏ lông tóc mọc quá mức nhưng chỉ được một thời gian ngắn.
Bệnh nhân mắc hội chứng Hypertrichosis. Ảnh: Healthool. |
Hội chứng mặt sư tử
Căn bệnh cực hiếm này có đặc điểm là sự phát triển quá mức của xương sọ và mặt. Người bệnh thường có gương mặt bị phù nề và gần như bị biến dạng hoàn toàn. Hội chứng mặt sư tử không phải bệnh mà là một triệu chứng của bệnh khác.
Progeria - Bệnh già trước tuổi
Progeria là bệnh cực hiếm, cứ 8 triệu người mới có một người mắc. Rối loạn hiếm gặp này giống như sự lão hóa và thể hiện ở độ tuổi rất trẻ. Da thay đổi, sự phát triển bất thường và rụng tóc là những triệu chứng phổ biến của bệnh này. Hiện chưa có cách chữa nào được chứng minh là hiệu quả. Hầu hết việc điều trị mới chỉ đơn giản là tập trung làm giảm các vấn đề gây khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân.
Hội chứng bàn tay lạ
Hội chứng bàn tay lạ là một bệnh hiếm về thần kinh, gây ra các chuyển động tay ngẫu nhiên mà chủ thể biết nó đang xảy ra nhưng không thể kiểm soát được. Bệnh nhân mắc chứng này ý thức được về chuyển động của cánh tay bất trị của mình song lại không thể điều khiển nó theo ý họ. Đôi khi cánh tay lạ này còn gây phiền phức, thậm chí tấn công chủ nhân của nó. Hiện chưa có cách chữa cho chứng bệnh kỳ lạ này. Các triệu chứng có thể giảm và được kiểm soát bằng cách tạo "việc làm" cho cánh tay lạ, như cho cầm nắm một vật gì đó để nó không rảnh rang gây chuyện.
Viêm cân mạc hoại tử
Viêm cân mạc hoại tử là một bệnh hiếm, thường được biết đến với tên gọi bệnh vi khuẩn ăn thịt. Những người mắc bệnh này thường bị đau đớn khủng khiếp và tổn thương nghiêm trọng. Da của họ bị mất màu, bỏng rộp, chảy mủ. Phẫu thuật là cách duy nhất để khắc phục tình trạng này. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh khá cao, khoảng 73% nếu không điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58