--> -->

Nhiều mặt hàng tăng giá trước Tết: Chỉ do yếu tố tâm lý

Những ngày qua, giá một số mặt hàng tại chợ dân sinh, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn (heo), thịt bò và các loại hải sản, nguồn hàng về các chợ đầu mối vẫn ổn định. Nhiều ý kiến cho rằng, sự tăng giá này chủ yếu do yếu tố tâm lý.
Vựa phật thủ Hà Nội tất bật vào vụ Tết Thông tin đầy đủ, chính xác cho người dân về thị trường, giá cả dịp Tết Nguyên đán

Một số mặt hàng rục rịch tăng giá

Tại các chợ truyền thống ở TPHCM, mấy ngày nay, giá thịt lợn tăng hơn 10.000 đồng/kg. Cụ thể: Thịt đùi giá khoảng 140.000 đồng/kg, thịt ba rọi giá từ 170.000-220.000đồng/kg. Nhiều tiểu thương cho biết, giá lợn hơi tăng do nguồn cung ít.

Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội, giá thịt lợn cũng tăng khoảng 10.000 đồng/kg trong gần 3 tháng qua. Lý giải nguyên nhân tăng giá thịt lợn, bà Nguyễn Thị Tuyết (kinh doanh thịt lợn tại ngõ 56 Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: Giá lợn hơi đã ở mức 78.000-80.000 đồng/kg, giá lợn móc hàm cũng tăng khoảng 20.000 đồng/kg lên mức 100.000 đồng/kg, khiến các tiểu thương phải tăng giá bán lẻ. Giá thịt bò hiện tại cũng tăng khoảng 5.000 đồng/kg từ 3 ngày nay.

Giá thịt lợn sẽ tăng vào dịp Tết theo quy luật, nhưng không quá đột biến do nguồn cung không quá thiếu. Ảnh: Vũ Long-Khương Lực
Giá thịt lợn sẽ tăng vào dịp Tết theo quy luật, nhưng không quá đột biến do nguồn cung không quá thiếu. Ảnh: Vũ Long-Khương Lực

Không riêng gì mặt hàng thịt, cá, giá một số nông sản cũng đã tăng. Tại TP.Hồ Chí Minh, giá thực phẩm, rau củ cũng tăng nhẹ. Cụ thể, tại chợ Phú Nhuận (quận Phú Nhuận) giá bông cải trắng, bông cải xanh 50.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; cà rốt 22.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; bí xanh 20.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; mồng tơi 36.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; rau muống 37.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; cải xanh, cải ngọt 40.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; khoai tây, cà tím 25.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; cà chua 37.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; khổ qua 26.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; ớt 165.000 đồng/kg; gừng 60.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg.

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mặt hàng tôm, giá tôm tăng nhẹ. Tại các địa phương như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu… giá tôm thẻ size 20 con đang ở mức 206.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg, size 30 con 166.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; size 40 con ở mức 162.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; size 50 con 142.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.

Nguồn cung thịt lợn không quá thiếu

Mặc dù giá một số mặt hàng tăng, tuy nhiên, Ban quản lý (BQL) chợ đầu mối Hóc Môn (TPHCM) cho hay, nguồn cung không thiếu. Hiện nay, lượng lợn về chợ vẫn ổn định hơn 4.500 con/ngày. Theo một số thương lái, vào lúc cao điểm Tết (28, 29 Âm lịch), nhu cầu thịt lợn sẽ tăng lên gấp đôi, lượng lợn hơi về chợ mỗi ngày khoảng 9.000 con. Giá lợn hơi lúc đó có thể tăng từ 80.000-90.000đồng/kg.

Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai - lý giải: Nguyên nhân giá lợn tăng là do nguồn cung cấp lợn hơi ít, số lượng lợn trong dân, một số doanh nghiệp tái đàn không thành công. Theo quy luật, trước Tết 1-2 tháng, nhu cầu thịt chế biến thực phẩm sẽ tăng mạnh, đây cũng là dịp giá lợn hơi tăng mạnh nhất trong năm.

Thông thường, việc tiêu thụ thịt lợn sẽ tăng mạnh trong những ngày cận Tết, thường là tăng gấp đôi so với ngày thường. Hiện các doanh nghiệp đã chuẩn bị xong kế hoạch sản xuất, chế biến, cung cấp thịt lợn tươi dịp Tết. Ngoài lượng thịt lợn giết mổ "nóng", nhiều doanh nghiệp còn nhập khẩu, lưu kho số lượng lớn thịt lợn đông lạnh, sẵn sàng đưa ra thị trường trong trường hợp có biến động về nguồn cung, giá cả.

Ông Lê Xuân Huy - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi CP. Việt Nam - cho rằng, giá lợn hơi trên thị trường tăng mạnh kể từ giữa tháng 12 đến nay là do giá lợn Thái Lan tăng nên không có lượng lợn nhập khẩu, cùng với thịt đông lạnh cũng tăng giá dẫn đến lượng nhập khẩu giảm. Nhập khẩu thịt lợn giảm một phần do không ít doanh nghiệp đang thiếu container rỗng để đựng hàng vận chuyển.

Ông Huy cũng cho biết, dù tình hình nhập khẩu đang gặp một số khó khăn nhưng lượng thịt lợn nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng đã góp phần làm cho giá cả không tăng đột biến khi nguồn cung lợn tái đàn chưa kịp cân bằng giữa cung và cầu đối với mặt hàng này.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Mặc dù dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến tại nhiều địa phương, nhiều lợn bệnh vẫn phải tiêu hủy khiến sản lượng thịt lợn sụt giảm, nhưng ngành chăn nuôi đã đẩy mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, gia cầm và thủy sản, nên nguồn cung thực phẩm đã bù đắp cơ bản nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Mặt khác, công tác tái đàn lợn để phục vụ Tết vẫn được đẩy mạnh. Nhờ đó, tổng đàn lợn của cả nước đến nay đã phục hồi trên 85% so với trước dịch, đạt trên 26 triệu con, đàn nái đã phục hồi đạt 3 triệu con nên quý I/2021 sản lượng thịt lợn sẽ tiếp tục tăng. Điều này dự báo mặt hàng thịt lợn không quá thiếu như đầu năm 2020.

Theo Vũ Long - Ngọc Lễ/laodong.vn

https://laodong.vn/kinh-te/nhieu-mat-hang-tang-gia-truoc-tet-chi-do-yeu-to-tam-ly-869940.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Hướng các hoạt động Công đoàn về cơ sở, từ đầu năm đến nay, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn quận tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, công tác trọng tâm, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, người lao động.
Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế. Không ít ý kiến cho rằng đây là bước đi cần thiết để hạn chế đầu cơ, nhưng cách tính và thực thi lại đang khiến nhiều người dân, nhà đầu tư và chuyên gia tài chính tỏ ra băn khoăn.
Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ và là dịp để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Dứa dại và những ngày xanh

Dứa dại và những ngày xanh

Không ai trồng chúng. Cũng không ai gọi tên. Càng không ai có thể nhớ nổi lần đầu tiên bắt gặp một bụi dứa dại là khi nào. Vậy mà bất chợt trong ký ức, chúng hiện lên rõ ràng như thể cả thời thơ ấu đã lặng lẽ trôi qua dưới những tán lá gai góc của loài cây chẳng ai buồn chăm bón, cũng không ai nghĩ sẽ có ngày nhớ đến.

Tin khác

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thời gian gần đây, thị trường thực phẩm online tại Việt Nam chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một mặt hàng tưởng chừng như xa lạ, nhưng lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người tiêu dùng đó là lòng se điếu.
Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện mang chủ đề “Tự hào nông sản Việt 2025”. Sự kiện kéo dài liên tục từ nay đến hết ngày 7/5/2025 trên toàn hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market của tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động