-->

Nhiều điểm tích cực nhìn từ phổ điểm thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2023 cùng phổ điểm các môn thi, khối thi, một số chuyên gia đánh giá kết quả kỳ thi năm nay ổn định và không có sự biến động quá lớn so với năm 2022.
Chung sức, quyết tâm, không chủ quan 3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023 Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh (Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội): Đã có những cải tiến để tốt hơn

Kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cho ta một tín hiệu rất tích cực. Trước hết là khẳng định được việc ổn định của kỳ thi như Bộ GD&ĐT đã công bố. Thứ hai, đã có sự phân hóa và đây là cơ sở cần thiết. Thứ ba, đây là kỳ thi tốt nghiệp nên đòi hỏi một mặt bằng chung chứ không phải thi để chọn. Do đó, trên kết quả như vậy, qua các năm, tôi nhận định rằng, Bộ GD&ĐT giữ được một kỳ thi ổn định và dần dần đã có những cải tiến để tốt hơn.

Nhiều điểm tích cực nhìn từ phổ điểm thi tốt nghiệp THPT
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh

Đơn cử như môn Lịch sử, sau quả trình đã có những cải tiến về theo cách dạy, cách học, kiểm tra, đánh giá mới cho nên tín hiệu cho chúng ta rất đáng mừng. Đối với môn Giáo dục công dân, nhiều người cho rằng môn này điểm cao quá. Tôi cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện mức độ dân trí của các học sinh của chúng ta đang tăng lên. Đây là nền tảng rất cần thiết để chúng ta cùng nhìn nhận những môn chúng ta cần cải tiến.

Chẳng hạn như môn Tiếng Anh. Kết quả thi sẽ đặt ra yêu cầu cần cải thiện thế nào cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá cũng như đầu tư về ngoại ngữ cho các vùng miền khác nhau. Tức là tác động để chúng ta điều chỉnh về mặt chính sách. Đó là một trong những đơn cử để thấy rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt được kết quả và có nhiều tín hiệu tích cực, tiến bộ so với trước đây.

Đây là kỳ thi tốt nghiệp nên ở mức độ em nào đạt được là có thể tốt nghiệp chứ không phải là một cuộc thi để chọn lọc. Qua đây để thấy, sự điều chỉnh của đề thi không phải do các yêu cầu này, yêu cầu kia mà do yêu cầu để các em có một trình độ nhất định để trở thành công dân ra ngoài xã hội. Tôi cho rằng đây là mục đích tối thượng. Từ cơ sở như vậy, hàng năm, Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh để thích hợp với những yêu cầu chứ không phải điều chỉnh để chúng ta thay đổi số điểm. Tôi nghĩ rằng, mong muốn của chúng ta đã đạt được.

Một trong các kỳ thi đáng tin cậy nhất trong thời điểm hiện tại là kỳ thi tốt nghiệp THPT và hầu hết các trường đại học tin tưởng vào kết quả này cho nên đây là một cơ sở. Chúng ta thấy, đề thi mặc dù có mặt bằng chung nhưng có sự phân hóa. Chúng ta xem xét trên các tổ hợp khác nhau, tùy thuộc vào các trường có mong muốn tuyển sinh từng tổ hợp mà có thể nhìn nhận trên đây là một cơ sở được lựa chọn. Ví dụ như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi dành hơn 70% chỉ tiêu để tuyển các em thí sinh từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này để thấy được niềm tin đối với kỳ thi rất cao.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức (Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội): Về cơ bản giữ được ổn định như năm 2022

Qua phân tích phổ điểm từ kết quả kỳ thi, tôi cho rằng phổ điểm năm nay về cơ bản giữ được ổn định như năm ngoái và không có sự biến động quá lớn. Điều này rất tốt, không gây nên sự xáo trộn lớn đối với các thí sinh và phụ huynh cũng như công tác xét tuyển vào đại học.

Cụ thể, có thể thấy một số điểm nhấn trong năm nay. Thứ nhất là môn Toán điểm 8 trở lên, nếu như năm ngoái chiếm tỉ lệ 21% thì năm nay tỉ lệ môn Toán có sự sự điều chỉnh, sự phân hóa tốt hơn, chỉ chiếm hơn 15%. Môn Vật lí, năm ngoái tỉ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 22,74 %; năm nay, theo số liệu thống kê có 21,3%. Như vậy, về cơ bản phổ điểm môn Vật lí có thấp hơn, có sự phân hóa và thấp hơn so với năm ngoái, điểm giỏi cũng thấp hơn so với năm ngoái một chút. Đặc biệt môn Hóa học, tỉ lệ điểm giỏi của năm ngoái là 27,8%, năm nay tỉ lệ điểm giỏi chỉ 22,6%.

Nhiều điểm tích cực nhìn từ phổ điểm thi tốt nghiệp THPT
Giáo sư Nguyễn Đình Đức

Đối với môn Lịch sừ, năm nay đề thi cũng có sự điều chỉnh phù hợp. Năm ngoái tỉ lệ điểm giỏi, điểm 8 trở lên của môn Lịch sử là 18%, năm nay chỉ còn 13%. Điều này cho thấy, đề thi phù hợp với trình độ của thí sinh cũng như chương trình THPT. Qua đây cũng có sự phản ánh cải thiện rất tốt đối với môn Lịch sử. Bởi vì như năm 2021, tỉ lệ điểm 8 trở lên chỉ đạt 5,43 %.

Riêng môn Ngữ văn, nếu theo tỉ lệ thông kê điểm giỏi năm ngoái là 42%, tính từ điểm 7 trở lên thì năm nay tỉ lệ này chiếm 46% - có nhích hơn so với năm ngoái.

Đối với môn Tiếng Anh, năm 2021 tỉ lệ điểm giỏi tiếng Anh gần 20%; năm 2022 tỉ lệ điểm giỏi là 11,9%. Năm nay, tỉ lệ này chiếm 15,03%. Điều này cho thấy đề thi đã sự điều chỉnh rất phù hợp và về cơ bản giữ được sự ổn định.

Về môn Giáo dục Công dân, theo thống kê, năm ngoái số điểm giỏi chiếm 61,85 % thì năm nay chiếm 61%. Như vậy, mặc dù có nhiều điểm 10 hơn năm ngoái nhưng thực tế thí sinh đạt điểm 8 trở lên môn Giáo dục công dân lại giảm hơn năm ngoái và cơ bản ổn định ở mức 61%. Tỉ lệ điểm giỏi như vậy thể hiện được năng lực của các em, sự quan tâm đến xã hội và hiểu biết về giáo dục công dân tốt hơn.

Những tín hiệu về kết quả kỳ thi THPT năm nay cho thấy đề thi đã có sự điều chỉnh, có sự phân hóa rõ rệt, đặc biệt là những môn thi thuộc lĩnh vực STEM; sự phân hóa, sự điều chỉnh của năm nay tốt hơn so với năm ngoái. Về tổng thể, kỳ thi đã diễn ra rất thành công, cơ bản giữ được ổn định như năm 2022. Bên cạnh đó tôi nhận thấy, công tác tổ chức, chấm thi, coi thi, công tác đảm bảo an ninh kỳ thi năm nay an toàn, nghiêm túc. Như vậy, kỳ thi THPT đã thành công tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng đề ra.

Năm nay, theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, kỳ thi sẽ giữ mức ổn định đến năm 2025. Do đó, các trường đại học vẫn sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 như một kênh để tuyển sinh. Về điều này các trường đại học có thể yên tâm.

Về mức điểm tốt nghiệp THPT năm nay dự báo ở một số ngành sẽ có biến động một chút về điểm xét tuyển và có lẽ sẽ không tăng đối với khối khoa học tự nhiên. Thậm chí tỉ lệ % chỉ tiêu của các phương thức tuyển sinh khác có thể tăng lên nên có thể giảm từ 0,5 - 1 điểm. Về cơ bản, theo tôi kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học năm nay không có sự biến động lớn so với năm ngoái và các trường đại học yên tâm sử dụng kết quả để tuyển sinh.

Tôi cho rằng, đề thi tốt nghiệp THPT năm nay đã bám sát chương trình THPT. Đề thi có sự phân hóa rất tốt. Như môn Sinh học, môn Toán, môn Hóa học, môn Lịch sử đã có sự phân hóa rõ rệt so với năm ngoái. Đây là nỗ lực rất lớn của ngành với bộ đề thi đáp ứng yêu cầu. Trên cơ sở đó, các trường đại học cũng yên tâm hơn với kết quả phổ thông.

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc (nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT): Một số môn có sự cải thiện tốt hơn

Qua quan sát phổ điểm do Ban Chỉ đạo thi công bố, tôi thấy các phổ điểm năm nay cùng hai năm trước tương đối ổn định. Sự ổn định này nói lên việc ra của Bộ GD&ĐT khá chắc chắn, tạo ra sự ổn định cho xã hội, cho học sinh, phụ huynh. Đây là điều đáng mừng.

Nhiều điểm tích cực nhìn từ phổ điểm thi tốt nghiệp THPT
Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc

Đặc biệt, một số môn có sự cải thiện tốt hơn. Ví dụ như phổ điểm của môn Lịch sử năm nay, về hình dáng đẹp hơn so với hai năm trước. Các môn Toán, Vật lí, Hóa học tính ổn định khá cao.

Môn Giáo dục công dân có thể thấy được có nhiều điểm khá giỏi, đây là điều đáng mừng không có gì lo lắng.

Về phổ điểm môn Tiếng Anh, Bộ GD&ĐT nên phân tích đến từng vùng, từng trường học để xem như thế nào. Trên cơ sở đó mới có một kết luận và các đề xuất chính xác về dạy và học ngoại ngữ.

Có thể nói rằng, kỳ thi đã đạt được mục đích đánh giá tốt nghiệp THPT và là căn cứ cho các trường đại học tham khảo, xét tuyển vì có sự phân hóa tốt.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý, trong đó có việc bổ sung tổ hợp tuyển sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động