Nhiễm khuẩn bệnh viện: Mối nguy hiểm với người bệnh
Nhiễm khuẩn bệnh viện: Liệu có được “xóa sổ”? | |
Tiếng kêu cứu từ bệnh nhân nghèo |
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện nay, nhiều cơ sở y tế chỉ chú trọng đến công tác khám, chữa bệnh với việc đầu tư máy móc hiện đại như siêu âm, chụp chiếu, song lại thiếu quan tâm, coi nhẹ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, trong khi đó lại là khâu quan trọng quyết định việc điều trị bệnh nhân thành công.
Bệnh nhẹ biến thành nặng!
Phát biểu tại Hội nghị Triển khai Kế hoạch Hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 2016 - 2020, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới.
NKBV đã và đang là gánh nặng cho người bệnh (NB), các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước chậm phát triển và đang phát triển do làm tăng tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng sáng sinh của vi khuẩn và tăng chi phí điều trị.
Tại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến cũng thừa nhận, vấn nạn NKBV ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân. Đặc biệt còn có tình trạng người bệnh khi đến bệnh viện mức độ bệnh nhẹ, song do quá trình KSNK cơ sở không tốt dẫn tới tình trạng bệnh nặng, thậm chí có thể tử vong.
Không làm tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện sẽ biến bệnh nhẹ thành nặng. |
Tại các cơ sở KBCB, thường xuyên phải đối phó với bệnh dịch có nguy cơ lây nhiễm cao do các tác nhân gây bệnh qua đường máu như HIV, viêm ga B, C và nhiều tác nhân lây nhiễm qua đường hô hấp như cúm A (H5N1, H1N1, H7N9,…), lao phổi và các vi khuẩn đa kháng sinh, thì việc kiểm soát nhiễm khuẩn hết sức quan trọng… Đặc biệt, hiện nay xuất hiện nhiều bệnh nhiễm khuẩn mới nổi có tỉ lệ tử vong cao, nếu khâu kiểm soát nhiễm khuẩn không được tốt, nguy cơ lây bệnh hoặc trở thành đại dịch là không tránh khỏi.
Trách nhiệm thuộc người đứng đầu bệnh viện
Sở dĩ có tình trạng NKBV trên, theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, có nguyên nhân khách quan do khí hậu, thời tiết Việt Nam mưa ẩm, gió mùa, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển, song nguyên nhân chủ yếu là do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện nay vẫn chưa thật sự hiểu hết vai trò, tầm quan trọng của công tác KSNK.
Các bệnh viện, đầu tư cho hoạt động KSNK cũng như chính sách ưu đãi, thu hút những người làm công tác KSNK chưa phù hợp. Bên cạnh đó, nhân lực KSNK còn thiếu và yếu khi đa số nhân viên phụ trách công tác giám sát NKBV chưa được đào tạo thực hiện giám sát chuyên trách, cá biệt có tình trạng nhân lực bộ phận này là “con ông cháu cha” trong ngành, chưa được đào tạo bài bản để thành bác sĩ, điều dưỡng, y tá thì “nhét” vào các Khoa, Phòng KSNK.
Bàn tới nỗi lo KSNK bệnh viện, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đau lòng khi nhắc tới vụ dịch sởi năm 2014 khiến hơn 100 trẻ tử vong mà nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhi bị lây chéo các bệnh khác do công tác KSNK của cơ sở y tế chưa thực hiện tốt.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng, hơn 100 trẻ có lẽ sẽ không tử vong do dịch nếu người dân không đổ xô lên tuyến Trung ương khám bệnh; nếu người dân không bỏ tiêm vắc xin sởi do sợ nhân viên y tế ăn bớt vắc xin, tiêm nhầm vắc xin... vì sởi là bệnh lành tính, hoàn toàn có thể chữa tại nhà, chữa tại y tế cơ sở. “Nếu cơ sở y tế làm tốt hơn nữa công tác KSNK, bệnh dịch sẽ dễ kiểm soát hơn rất nhiều” - ông Lương Ngọc Khuê nói.
Từ bài học đau xót đó, vị lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng, các cơ sở y tế bên cạnh việc chỉ chú trọng vào việc mua sắm máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì cần phải làm tốt hơn nữa công tác KSNK và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để đầu tư tương xứng.
Nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương và VINAREX (2013), khảo sát trên 3.671 NB của 15 khoa Hồi sức tích cực tại 15 BV từ 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy tỉ lệ NKBV là 27,3%, tỉ lệ sử dụng kháng sinh thay đổi ở các khoa và BV dao động từ 60,5% đến 99,5%. |
Với tầm quan trọng của công tác kiểm soát KSNK, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho rằng, trong 5 năm tới, công tác KSNK tại Việt Nam cần hoàn thiện và đưa vào áp dụng bộ tiêu chí chất lượng về KSNK bằng việc cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu được quy định tại Kế hoạch Hành động quốc về KSNK để các bệnh viện nghiên cứu thực hiện cải tiến chất lượng KSNK.
Tại Việt Nam, nghiên cứu cắt ngang của Bộ Y tế thời gian vừa qua trên 9.345 người bệnh của 10 bệnh viện cho thấy tỉ lệ NKBV 5,8% và viêm phổi bệnh viện chiếm 55,4%.
Cũng thời gian này, một nghiên cứu cắt ngang khác của Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh trên các bệnh viện công lập cho thấy tỉ lệ NKBV là 6,4%, trong đó viêm phổi đứng hàng đầu chiếm đến 54,3%, kế đến là nhiễm khuẩn tiết niệu (12,3%), nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn huyết tương đương nhau (10%).
Nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương và VINAREX (2013), khảo sát trên 3.671 NB của 15 Khoa Hồi sức tích cực tại 15 BV từ 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy tỷ lệ NKBV là 27,3%, tỉ lệ sử dụng kháng sinh thay đổi ở các khoa và BV dao động từ 60,5% đến 99,5%.
Đón đọc kỳ 2: Cách nào để kiểm soát?
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51