“Nhảy việc” câu chuyện cũ mà mới
Nhân lực ngành công nghệ thông tin: Lương cao vẫn nhảy việc | |
6 kỹ năng cần có nếu muốn ‘nhảy’ việc |
Trong báo cáo mới đây do Tập đoàn Navigos group (Tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự) thực hiện, có tới 69% ứng viên thế hệ Y (những người sinh năm 1980 đến 1996, chiếm gần 30% dân số, tương đương khoảng 27 triệu người) tham gia khảo sát cho biết họ đang cân nhắc chuyển việc; 70% ứng viên làm việc trung bình từ 4 năm trở xuống tại một công ty.
Các bạn trẻ hiện nay có nhiều cơ hội chọn lựa chỗ làm hơn so với trước kia. |
Điều này có thể thấy mức độ gắn bó của thế hệ Y với tổ chức thấp. Chị Lê Thị Văn (28 tuổi, ở Hà Nội) vừa nộp đơn xin nghỉ công việc quản lý hành chính sau hơn 1 tháng chuyển tới công ty mới.
Chia sẻ về quyết định trên, chị Văn cho biết: “Mặc dù giữ vị trí quản lý được bố trí chỗ ở, phụ cấp cao hơn nhân viên nhưng đây vẫn là công ty nhỏ, mức lương khởi điểm có hơn 5 triệu đồng. Vì thế tôi đã quyết nghỉ việc để đi tìm cơ hội khác dù giám đốc thuyết phục ở lại, hứa hẹn sẽ tăng lương ngay sau thời gian thử thách”.
Trước thực tế trên, ông Benjamin Aw- Chuyên gia Huấn luyện Cao cấp người Singapore về Định hướng Phát triển nghề nghiệp thuộc Growth Catalyst Vietnam (Tổ chức đào tạo cung cấp các giải pháp đào tạo toàn diện cho doanh nghiệp) nêu quan điểm: “Bản chất của “nhảy việc” nhìn dưới góc độ sự vận động của thị trường lao động ít nhiều có tính tích cực.
Nó tạo ra các cơ hội cho người lao động và góp phần vào sự đa dạng hóa kĩ năng của người lao động. Tuy nhiên, đối với thị trường lao động Việt Nam, khi các nhà đầu tư nước ngoài xem đây là thị trường màu mỡ để phát triển nhờ vào đội ngũ lao động chăm chỉ, có kĩ năng và làm việc lâu dài thì tốc độ “nhảy việc” nhanh của người lao động đang trở thành mối lo ngại lớn đối với nhà đầu tư”.
Theo ông Benjamin Aw, người lao động trẻ nếu có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, “nhảy việc” sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt và bền vững. Góp phần xây dựng bộ hồ sơ cá nhân có định hướng, chuyên nghiệp. Để làm được điều này, ngoài việc phân tích, tìm kiếm những thông tin về công việc và nhà tuyển dụng, người lao động cần hiểu và đánh giá được bản thân, xây dựng cho mình lộ trình làm việc lâu dài, chấp nhận những thử thách mà công việc mang lại.
TS. Đặng Hoàng Vũ - Ban Công nghệ tập đoàn FPT (Tiến sĩ ngành Toán học tại Đại học Cambridge, Anh quốc) nhìn nhận nguyên nhân của vấn đề lao động trẻ thích thay đổi nơi làm việc xuất phát từ hai phía. Sau 2 - 3 năm làm việc tại một công ty, người lao động đã tích lũy thêm kinh nghiệm nên nhu cầu tăng lương cao hơn.
Lúc này doanh nghiệp tìm cách đuổi nhân viên cũ đi bằng hình thức tuyển người mới với mức lương thấp hơn, quan trọng những vị trí công việc trên không cần nhiều kỹ năng. Còn người có kinh nghiệm nếu được nơi khác trả mức lương cao hơn họ sẵn sàng đi. Những công ty như thế không phải chủ công ty không tốt mà cái họ quan tâm hàng đầu là tìm cách để công ty sống.
“Lao động trẻ họ quan trọng nhất là cơ hội để khẳng định mình. Người trẻ cứ “nhảy việc” đi khi chưa phải chịu gánh nặng gia đình hay lo cho ai. Tuy nhiên, đừng có ảo tưởng phong trào Startup (khởi nghiệp) sẽ nhanh giàu vì không phải ai cũng có khả năng kinh doanh, nhiều khi giàu nhờ đi làm cho các công ty dần dần tích lũy mà có”, TS.Đặng Hoàng Vũ đưa ra lời khuyên cho các ứng viên trẻ.
Đối mặt với vấn đề lao động trẻ có mức độ gắn bó với tổ chức thấp, đã buộc các nhà tuyển dụng hoặc phải tìm cách thích nghi với xu hướng chung của lao động trẻ hoặc cần tìm ra những phương pháp giúp tăng sự gắn bó giữa nhân viên với công ty.
Ông Nguyễn Minh Đức - CEO CyRadar, cựu Phó chủ tịch An ninh mạng của Bkav cho rằng trường hợp “nhảy việc” khi một doanh nghiệp khác trả lương cao hơn, điều kiện học tập tốt hơn là bình thường, chỉ nên chê trách những người chuyển việc quá nhiều, mỗi nơi làm được một thời gian ngắn.
Theo ông Minh Đức, để có vị trí việc làm tốt các lao động trẻ không nên nhảy việc quá nhiều. Về phía doanh nghiệp, cần quan tâm đến môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến là một trong những vấn quan trọng được các bạn trẻ vô cùng quan tâm.
Thực tế, nhảy việc thường xuất phát 2 nhóm. Nhóm có tay nghề và chuyên môn cao cần nơi làm việc có tư duy và trả lương cao; nhóm không đáp ứng được nhu cầu công việc. Do đó, vấn đề đặt ra để không bị mất những lao động có chất lượng cao cách tốt nhất doanh nghiệp phải biết giữ chân họ mà thôi.
Mai Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24
Hơn 2.500 cơ hội nghề nghiệp, mức lương hấp dẫn dành cho bộ đội xuất ngũ
Việc làm 28/12/2024 21:01