-->

Nhân viên Công ty xuất khẩu lao động VHC “ôm” tiền đặt cọc bỏ trốn

Nộp hồ sơ đi xuất khẩu lao động tại thị trường Romania từ tháng 8/2019, mặc dù đã được thông báo trúng tuyển, tuy nhiên, sau 8 tháng chờ đợi, đến thời điểm này không những người lao động vẫn chưa thể xuất cảnh, mà số tiền đặt cọc 35 triệu đồng cho nhân viên tư vấn Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư VHC Jinzai Network cũng "bặt vô âm tín".
nhan vien cong ty xuat khau lao dong vhc om tien dat coc bo tron Hàng loạt chính sách mới quan trọng về tuyển sinh, xuất khẩu lao động có hiệu lực từ tháng 5/2020
nhan vien cong ty xuat khau lao dong vhc om tien dat coc bo tron Quản lý chặt chẽ để tránh trục lợi bất chính trong xuất khẩu lao động
nhan vien cong ty xuat khau lao dong vhc om tien dat coc bo tron Doanh nghiệp đưa người lao động đi nước ngoài phải có vốn pháp định 5 tỷ đồng

“Cố tình” lừa người lao động?

Theo đơn phản ánh của chị Hoàng Thị Thuận trú tại thôn Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì, Hà Nội), do cuộc sống gia đình khó khăn nên anh Nguyễn Thanh Sơn (chồng chị Thuận) có ý định đi xuất khẩu lao động để thay đổi cuộc sống. Qua giới thiệu của một số người quen ở Hà Tĩnh, vợ chồng chị Thuận đã tìm đến Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư VHC Jinzai Network (Công ty VHC) có trụ sở tại số 42 Võ Thị Sáu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Trực tiếp đến Công ty VHC để được tư vấn, vợ chồng chị Thuận đã gặp Hoàng Viết Đức (sinh năm 1990) tại tầng 1 của công ty và giới thiệu là nhân viên tuyển dụng. Sau khi được Đức tư vấn về thị trường lao động Romania với mức giá xuất khẩu lao động 58 triệu đồng, vợ chồng chị Thuận đã đồng ý. Sau đó chị Thuận cùng chồng được Đức hướng dẫn đến số 50C Hàng Bài để làm thủ tục xét nghiệm máu và xét nghiệm viêm gan B.

nhan vien cong ty xuat khau lao dong vhc om tien dat coc bo tron
Đơn thư phản ánh của chị Thuận về việc bị nhân viên Công ty VHC "ôm" tiền đặt cọc bỏ trốn

“Sau khi có kết quả xét nghiệm, vợ chồng tôi cầm giấy tờ trở lại Công ty VHC gặp Đức. Tại đây, Đức đã yêu cầu chúng tôi đặt cọc trước số tiền 5 triệu đồng và nói là tiền làm hồ sơ… nhưng không ghi bất kỳ hóa đơn hay biên lai gì. Khoảng đầu tháng 9/2019, Đức có điện thoại cho chồng tôi và thông báo chuẩn bị sang Đông Anh để thi tay nghề theo đơn hàng đăng ký. Hôm đi thi, chồng tôi được xe của Công ty VHC đưa sang Đông Anh cùng mấy người nữa”, chị Thuận trình bày.

Cũng theo chị Thuận, sau khi chồng chị thi tay nghề ở Đông Anh về, ngày 14/9, Hoàng Viết Đức có thông tin vào zalo của chị Thuận cho biết, chồng chị đã thi đậu. Theo đó, Đức cũng thông báo cho gia đình chuẩn bị một số giấy tờ như Giấy khai sinh, giấy tư pháp… cùng với số tiền là 30 triệu đồng để đặt cọc, đồng thời cho biết, sau 2-3 tháng thi đỗ và hoàn thiện hồ sơ thì anh Sơn sẽ xuất cảnh. Ngày 20/9/2019, theo lịch hẹn, vợ chồng chị Thuận đến Công ty VHC gặp Đức để nộp tiền cọc nhưng không gặp. Sau đó, Đức đã nhờ một nhân viên tư vấn khác tên là Phương nhận giúp.

“Do lúc thu tiền không có biên lai hay hóa đơn gì nên tôi có yêu cầu chị Nguyễn Ngọc Phương, nhân viên hồ sơ nội của Công ty VHC viết giấy nhận tiền bằng tay. Theo đó, chị Phương viết giấy xác nhận nhận số tiền 30 triệu đồng của tôi tại văn phòng Công ty VHC. Sau đó, Hoàng Viết Đức đã nhận tiền và viết cho tôi một tờ giấy xác nhận khác, đồng thời yêu cầu tôi đưa lại tờ giấy viết tay xác nhận của chị Phương nhận tiền từ tôi cho Đức”, chị Thuận kể.

Sự việc không có gì để nói nếu như anh Lê Thanh Sơn đi xuất khẩu Romania thành công. Thế nhưng, gần 8 tháng trôi qua việc xuất cảnh của anh Sơn vẫn “bặt vô âm tín”. Nóng ruột, đầu tháng 3/2020 chị Thuận tìm đến Công ty VHC để hỏi nhưng không gặp Đức, liên hệ theo điện thoại thì không liên lạc được. Sau đó, chị Thuận nhắn tin vào zalo thì Đức hồi âm và cho biết, chồng chị không đi được, đồng thời hứa sẽ trả lại tiền đặt cọc sau 10 ngày nhưng hiện tại vẫn không thấy. Quá bức xúc, chị Thuận tìm đến Công ty VHC để làm rõ sự việc thì được bà Vân - Phó Giám đốc Công ty cho biết Đức đã nghỉ việc từ Tết. Đồng thời, bà Vân thông báo trả lại hồ sơ nhưng không kèm theo tiền cọc, do đó chị Thuận không đồng ý rút hồ sơ về.

“Vợ chồng tôi đến Công ty nộp hồ sơ hẳn hoi, chồng tôi còn được Công ty đưa đi thi tay nghề, tin tưởng vào Công ty và nhân viên nên chúng tôi đã đặt cọc tiền, việc này cũng được tiến hành tại trụ sở làm việc của công ty. Thế nhưng, khi chồng tôi không đi lao động được, muốn đòi lại tiền cọc thì Công ty nói nhân viên đã nghỉ việc, phía Công ty thì cho rằng do tôi không nộp tiền cho kế toán nên Công ty không biết, không có trách nhiệm trả lại tiền cọc. Trong khi đó, 2 nhân viên tư vấn hồ sơ ở tầng 1 không hề nói với tôi về việc phải nộp tiền cho kế toán, cũng như công ty cũng không dán bất kỳ thông báo nào ở tầng 1 hướng dẫn người lao động các bước nộp hồ sơ, nộp tiền. Thử hỏi cách làm như vậy có chuyên nghiệp không? Có uy tín không?”, chị Thuận bức xúc.

Công ty VHC vô can?

Để làm rõ thông tin phản ánh của gia đình chị Thuận, chúng tôi đã liên hệ làm việc với Công ty VHC. Tại buổi làm việc, bà Vân - Phó Giám đốc Công ty xác nhận chồng chị Thuận là anh Lê Thanh Sơn có tham gia thi tuyển đi xuất khẩu lao động Romania tại Công ty và đã trúng tuyển. Đồng thời, bà Vân cũng xác nhận anh Hoàng Viết Đức là nhân viên tuyển dụng và có 4 năm làm việc tại Công ty VHC, nhưng đã nghỉ việc từ sau Tết Nguyên đán 2020.

nhan vien cong ty xuat khau lao dong vhc om tien dat coc bo tron
Vợ chồng chị Thuận nộp hồ sơ xuất khẩu lao động đi thị trường Romania tại Công ty VHC

Liên quan đến số tiền chị Thuận đặt cọc 35 triệu đồng cho Hoàng Viết Đức - nhân viên tuyển dụng của Công ty VHC, bà Vân cho biết, sau khi thi chồng chị Thuận đã trúng tuyển và bên Công ty có thông báo với người lao động nhưng gia đình mới chỉ nộp hồ sơ, còn về vấn đề tài chính thì bà Vân không biết và cho rằng, lỗi này thuộc về chị Thuận bởi khi đến Công ty nhưng lại không lên kế toán nộp tiền mà nộp tiền cho tuyển dụng.

“Tuyển nguồn hay là cộng tác viên thì không thể quản lý được, nhưng là nhân viên của Công ty thì bên tôi sẽ có trách nhiệm, nhưng chỉ có trách nhiệm là trao đổi với bạn tuyển dụng kia (anh Đức - PV) phối hợp làm sao để trả tiền cho chị Thuận cho nó nhanh, mau lẹ”, bà Vân khẳng định.

Trước ý kiến của vị đại diện Công ty VHC, chị Hoàng Thị Thuận cho rằng, mọi giao dịch đều diễn ra tại trụ sở công ty, công ty cũng trực tiếp đưa người lao động đi thi tay nghề, nếu không nhận tiền của người lao động, liệu công ty có thực hiện như vậy? Do đó, việc công ty “phủi” trách nhiệm như hiện nay là không thể chấp nhận được. Đành rằng sự việc xảy ra một phần là do lỗi của người lao động trong việc giao nhận tiền đặt cọc, thế nhưng phía Công ty nói chỉ có trách nhiệm thúc giục Đức trả tiền là khó chấp nhận".

Cũng liên quan đến đơn hàng xuất khẩu đi Romania của Công ty VHC, khi chúng tôi đề cập đến việc doanh nghiệp có được cấp phép xuất khẩu lao động đi thị trường này hay không thì được đại diện Công ty VHC cho biết, doanh nghiệp chỉ có giấy phép xuất khẩu lao động đi Nhật Bản, còn đơn hàng đi Romania thì VHC không được cấp phép, mà Công ty đã liên kết với Công ty Cổ phần phát triển Quốc tế Việt Thắng (VTC) để tuyển dụng.

Lý giải là vậy, tuy nhiên theo văn bản người lao động cung cấp, tại Thông báo đơn hàng RU004 ký ngày 22/8/2019, tuyển lao động đi Romania của Công ty VHC lại không thể hiện rõ việc liên kết với đối tác, mà nội dung thông báo lại mập mờ khiến người lao động hiểu lầm về việc Công ty VHC được phép xuất khẩu lao động đi thị trường Romania. Cụ thể thông báo ghi rõ, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư VHC Jinzai Network là doanh nghiệp có chức năng đưa người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo giấy phép số 1045/LĐTBHX-GP do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp. Cần tuyển chọn 65 công nhân đi làm việc có thời hạn tại Romania…

Trước sự việc trên có thể thấy, không chỉ thông báo tuyển dụng lao động xuất khẩu đi Romania của Công ty VHC không rõ ràng, mà cách quản lý của doanh nghiệp cũng cho thấy sự thiếu chặt chẽ, thiếu chuyên nghiệp. Thực tế, khi người lao động tìm đến với doanh nghiệp nghĩa là họ đã có niềm tin vào doanh nghiệp, vào nhân viên tuyển dụng, nhưng khi sự việc trục trặc, nhân viên tuyển nguồn “mất tích”, Công ty thì nói “vô can” và thiệt thòi vẫn thuộc về người lao động.

Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra xử lý và làm rõ vấn đề có hay không việc nhân viên tuyển dụng Công ty VHC (cụ thể là Hoàng Viết Đức) lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người lao động?.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Tuấn Minh

Nên xem

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.
Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Trận đấu giữa Girona vs Betis trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Ở vòng đấu này chứng kiến cuộc chạm trán tưởng chừng chênh lệch giữa Girona và Real Betis, nhưng lại ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ - đặc biệt trong giai đoạn nước rút của mùa giải.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động