--> -->

Nhân rộng những mô hình phân loại rác

Hình ảnh những thùng rác được sơn khác màu, dành cho ba loại rác vô cơ, hữu cơ và tái chế đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân tại các khu trung tâm thương mại, khu chung cư... Đặc biệt mô hình phân loại rác ở khu vực nông thôn đã và đang ngày càng phát huy hiệu quả. Tuy nhiên để phân loại rác tại nguồn sớm trở thành lối sống xanh, bền vững đòi hỏi sự triển khai quyết liệt, đồng bộ, trong đó việc thay đổi tư duy và nhận thức là điều kiện tiên quyết.
Để rác “góp sức” cho cuộc sống xanh Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Những chuyển biến tích cực

Tại Hà Nội, hoạt động phân loại rác thải tại nguồn được khởi động từ nhiều năm qua. Đã có rất nhiều chương trình, phong trào, cuộc vận động phân loại rác thải tại nguồn được tổ chức. Từ tháng 3/2021, huyện Đông Anh đã triển khai thí điểm chương trình thu gom, phân loại và xử lý rác tại 3 xã gồm: Liên Hà, Việt Hùng và Dục Tú. Thực hiện mô hình, mỗi gia đình tự phân loại và đựng rác thải vào 3 thùng riêng biệt. Đối với rác hữu cơ (chủ yếu là rau, củ, quả, thức ăn thừa) ngoài cách xử lý là chôn lấp, các hộ gia đình đã tận dụng làm phân bón cho cây trồng. Các loại rác tái chế gồm chai, lọ nhựa, giấy, kim loại, một vài loại rác điện tử... được bỏ riêng để bán cho các đơn vị tái chế. Đối với rác thải vô cơ được tập kết, chờ xe thu gom rác của huyện đến đưa đi xử lý.

Nhân rộng những mô hình phân loại rác
Các loại rác thải chưa phân loại gồm vật liệu xây dựng, bàn ghế, vải vụn, rác thải sinh hoạt… được người dân đem ra khu vực tập kết rác.

Thông qua mô hình, nhận thức về việc phân loại rác thải của người dân được nâng cao. Ban đầu, các hộ còn ngại khó nhưng nay đã từng bước thay đổi, hình thành ý thức và trách nhiệm trong việc phân loại, xử lý rác thải tại nguồn, hình thành việc ứng dụng, sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng trọt.

Đánh giá về mô hình phân loại rác thải tại nguồn, bà Quang Thị Ngà - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng (một trong 3 xã trên địa bàn huyện Đông Anh thực hiện thí điểm mô hình) cho biết: “Đây là mô hình tốt góp phần giảm lượng rác thải, phân ủ rác dùng để bón cho cây rất hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường. Trong quá trình triển khai chúng tôi phát tờ rơi, hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện, phát cho các hộ gói vi sinh để thực hiện phân loại rác thải. Bên cạnh đó, Hội phụ nữ xã thành lập các nhóm nòng cốt thực hiện tuyên truyền đến các hộ gia đình, hướng dẫn các hộ thực hiện đúng các bước quy trình về ủ rác thành phân hữu cơ, phục vụ cho việc bón cây trồng cũng như góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn xã”.

Từ hiệu quả mô hình đem lại, đến nay việc phân loại rác đã được nhân rộng trên địa bàn các xã của huyện. Tính đến tháng 11/2021, huyện Đông Anh đã triển khai phân loại thu gom, xử lý rác trên 19 xã, thị trấn. Kết quả kiểm kê rác cho thấy nếu phân loại và xử lý rác, lượng rác thải phải mang đến bãi chôn lấp giảm trên 50%. Trong thời gian tới huyện Đông Anh sẽ tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình trên toàn huyện, mục tiêu phấn đấu năm 2022 đạt 30 - 35% số hộ tham gia, đến hết năm 2025 đạt 50% số hộ tham gia.

Tương tự, dự án “Mô hình kinh tế tuần hoàn rác thải dựa vào cộng đồng” tại quận Hoàn Kiếm được Ủy ban nhân dân quận và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng phối hợp triển khai thí điểm tại quận. Dự án triển khai nhằm mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức, các cấp, các ngành trong việc phân loại, thu gom tái chế và tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn. Từ đó giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông và tái sử dụng các sản phẩm nhựa để góp phần phát triển kinh tế bền vững, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.

Trải qua thời gian ngắn tổ chức thí điểm tại 6 phường: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Trống, Cửa Đông và Phúc Tân, mô hình đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Sau một tháng triển khai đồng bộ trên cả 6 phường, đã có 5.400 hộ gia đình được tuyên truyền và hướng dẫn, gần 5.000 hộ được ghi nhận đã tham gia phân loại rác thải tại nguồn, kết quả 4.200kg rác thải nhựa giá trị thấp cũng đã được phân loại.

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện

Việc phân loại, thu gom chất thải tại nguồn không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Dẫu vậy, việc phân loại còn nhiều trở ngại bởi các mô hình được thực hiện chưa đồng bộ và chưa được nhân rộng. Nhiều hộ gia đình không hợp tác hoặc chỉ thực hiện khi có hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra, các địa phương chưa có nhiều chiến dịch phát động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn…

“Trước đây ở khu vực tôi làm việc có thực hiện phân loại rác, nhưng hiện nay không còn duy trì. Hàng ngày, tất cả rác thải đều được người dân đem ra điểm tập kết. Việc phân loại rác đem lại ý nghĩa lớn giúp giảm áp lực cho công nhân thu gom, quá trình thu gom được thuận lợi hơn, giảm áp lực quá tải cho các bãi rác, mang lại giá trị kinh tế vì nhiều loại rác có khả năng tái chế”, chị Lê Thị Thu Hà, công nhân môi trường, Công ty CCổ phần Công nghiệp Môi trường 9 (Urenco 9) chia sẻ.

Nhân rộng những mô hình phân loại rác
Người dân xã Việt Hùng (huyện Đông Anh) thực hiện phân loại rác tại nhà góp phần bảo vệ môi trường.

Đáng nói, từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 chính thức có hiệu lực. Nhiều quy định mới liên quan tới việc thu gom rác thải sinh hoạt đã được truyền thông mạnh mẽ tới từng hộ gia đình, trong đó có hai điểm nổi bật là thu phí rác thải dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại và cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định.

Cùng với đó, từ ngày 25/8, Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định, phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Lộ trình để thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ở các hộ gia đình, cá nhân chậm nhất vào cuối năm 2024.

Hy vọng đây sẽ là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp cũng như người dân từng bước thay đổi thói quen cũ, cùng hướng tới mục tiêu chung, tạo ra những chuyển biến rõ nét trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Mặc dù Luật, các quy định, chế tài xử phạt đã có, tuy nhiên để việc phân loại rác mang lại kết quả như mong đợi, đòi hỏi nhiều yếu tố, cần sự bền vững. Do đó, về cơ bản vẫn cần phải tuyên truyền để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác, giúp họ biết cách phân loại, hình thành, duy trì thói quen phân loại rác tại nhà./.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Acecook Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Vòng chung kết U15 Quốc gia - Cúp Acecook 2025

Acecook Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Vòng chung kết U15 Quốc gia - Cúp Acecook 2025

Chiều 16/7, tại Hà Nội, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) công bố nhà tài trợ và bốc thăm, chia bảng Vòng chung kết giải bóng đá vô địch U15 quốc gia - Cúp Acecook 2025.
Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (17/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tại Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,06 USD/thùng, giảm 1,02%, giá dầu WTI ở mốc 65,88 USD/thùng, giảm 1,07%.
Tỷ giá USD hôm nay (17/7): Giá USD “chợ đen” tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/7): Giá USD “chợ đen” tiếp đà tăng

Hôm nay (17/7), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.168 VND/USD tăng 20 VND so với phiên giao dịch trước. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,31 điểm, giảm 0,31%.
Giá vàng hôm nay (17/7): Vàng trong nước sụt giảm

Giá vàng hôm nay (17/7): Vàng trong nước sụt giảm

Giá vàng hôm nay (17/7): Vàng miếng và vàng nhẫn ở trong nước đã giảm sâu, nhiều nhất 600.000 đồng/lượng trong 24 giờ qua. Trong khi đó, vàng thế giới đã tăng thêm 23,30 USD/ounce.
Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Dương Nội, Hà Nội đã khiến khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, nhiều người bị thương, trong đó có một cháu bé. Cơ quan chức năng xác định tài xế điều khiển ô tô trong tình trạng nồng độ cồn rất cao: 0,861 mg/L khí thở, vượt hơn 2,2 lần mức “kịch khung” theo quy định tại Nghị định 168/2024.
Đưa giáo dục âm nhạc vào trường học để các em phát triển toàn diện

Đưa giáo dục âm nhạc vào trường học để các em phát triển toàn diện

Âm nhạc không phải là hoạt động phụ trong trường mầm non mà cần được xem là một nội dung cốt lõi giúp hình thành nhân cách và cảm xúc đầu đời cho trẻ em. Tôi mong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII sẽ quan tâm sâu sắc hơn đến vấn đề này.
Partizan vs AEK Larnaca: Hy vọng nhỏ nhoi cho đại diện Serbia

Partizan vs AEK Larnaca: Hy vọng nhỏ nhoi cho đại diện Serbia

Trận đấu giữa Partizan và AEK Larnaca trong khuôn khổ lượt về vòng loại thứ nhất UEFA Europa League 2025/26 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 18/7, tại thủ đô Belgrade của Serbia.

Tin khác

Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Dương Nội, Hà Nội đã khiến khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, nhiều người bị thương, trong đó có một cháu bé. Cơ quan chức năng xác định tài xế điều khiển ô tô trong tình trạng nồng độ cồn rất cao: 0,861 mg/L khí thở, vượt hơn 2,2 lần mức “kịch khung” theo quy định tại Nghị định 168/2024.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/7: Ngày nắng nóng, chiều tối mưa giông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/7: Ngày nắng nóng, chiều tối mưa giông rải rác

Dự báo ngày 17/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi.
Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Hai ngày qua, việc thông tin danh tính lái xe ô tô khác nhau trong một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Vạn An (tỉnh Nghệ An) khiến dư luận băn khoăn.
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Theo dự kiến, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/xe đối với cá nhân; 4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo; 5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo. Mỗi cá nhân được hỗ trợ tối đa 1 xe đến hết năm 2030.
Tai nạn ở Dương Nội: Ô tô tông liên hoàn, 1 người chết, tài xế có dấu hiệu say xỉn

Tai nạn ở Dương Nội: Ô tô tông liên hoàn, 1 người chết, tài xế có dấu hiệu say xỉn

Vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng xảy ra tối 16/7 tại đường Nguyễn Trác, phường Dương Nội, Hà Nội khiến ít nhất 1 người tử vong và nhiều phương tiện hư hỏng nặng. Tài xế ô tô con gây tai nạn được nhân chứng mô tả có biểu hiện say xỉn, hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ.
Biển Đông có thể đón bão số 3, miền Bắc nguy cơ mưa lớn diện rộng

Biển Đông có thể đón bão số 3, miền Bắc nguy cơ mưa lớn diện rộng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cuối tuần này, khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện cơn bão số 3 trong năm 2025, với xác suất cao di chuyển vào vịnh Bắc Bộ, gây mưa lớn diện rộng tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nhằm nâng cao mức độ an toàn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả các tình huống cháy nổ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bổ sung hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông.
Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên… đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với các đô thị lớn trên toàn cầu. Hà Nội là thành phố đông dân, mật độ phương tiện cao, việc chuyển đổi sang giao thông xanh, sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng… không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp bách. Với quyết tâm chính trị cao và những bước đi cụ thể, Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, xanh, sạch và bền vững, góp phần kiến tạo một đô thị đáng sống cho hôm nay và mai sau.
Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Trong thế kỷ XXI, khi các đô thị ngày càng đông đúc và tài nguyên dần cạn kiệt, khái niệm giao thông bền vững nổi lên như một giải pháp toàn diện, hướng tới phát triển hài hòa giữa con người, môi trường, kinh tế. Nhiều quốc gia đã đi trước, thành công trong việc chuyển đổi hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh - sạch - hiệu quả. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước chính là “tấm gương soi” quý giá để thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung có thể vạch ra con đường phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu, quyết tâm chuyển đổi xe buýt xanh chậm nhất đến năm 2030. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch của năm 2026. Tuy nhiên, cần đảm bảo được tiến độ ở những giai đoạn tiếp theo và sự quan tâm của các sở, ngành.
Xem thêm
Phiên bản di động