Nhạc kịch sẽ không còn xa xỉ
Trình diễn toàn quốc vở nhạc kịch “Lá đỏ” |
Biến không chuyên thành chuyên nghiệp
Công chúng từng biết đến PPAN khi vở “Góc phố danh vọng” do anh biên kịch và đạo diễn ra mắt cách đây 4 năm. Ngay sau đó, anh cũng cho công diễn vở “Đêm hè sau cuối”. Loại hình nhạc kịch Broadway lâu nay được xem là “con đẻ” của nền nghệ thuật phương Tây và các tác phẩm nhạc kịch kinh điển được gắn mác “made in Việt Nam” đến nay còn khá ít ỏi. Vì thế, ngay khi ra mắt lần đầu, “Góc phố danh vọng” và “Đêm hè sau cuối” đã trở thành hiện tượng bởi tính đương đại “hồn Việt, xác Tây”, đồng thời mang đậm cá tính của PPAN.
Vở ”Góc phố danh vọng” dự kiến công diễn vào tháng 11.2016 tại L'Espace, Hà Nội. |
Trở lại với “Hope”, PPAN và các cộng sự mong tiếp tục chứng minh là “công trình kiến tạo tập thể”, gây ngạc nhiên về tài năng và phong cách làm việc. “Hope” gồm 3 vở nhạc kịch theo phong cách Broadway, được công diễn liên tục 35 đêm trong nhiều tháng, gồm “Đêm hè sau cuối”(tháng 10), “Góc phố danh vọng” (tháng 11.2016) và “Mộng ước không xa vời” (tháng 1.2017). Cả 3 vở nhạc kịch này đều do PPAN viết kịch bản, đạo diễn, kiêm nhà sản xuất. Mỗi vở diễn có 35 diễn viên. Ngoài ra, để đảm bảo phần âm thanh được diễn live tuyệt đối, trên sân khấu mỗi vở sẽ có 17 nhạc công.
Thông qua “Hope”, PPAN muốn khẳng định chân lý; Con đường duy nhất để đặt chân tới “danh vọng” là đam mê và khổ luyện. Ngoài vài giọng hát từng thi tài năng trên truyền hình thực tế, được khán giả quen mặt, thì phần lớn nhân lực của “Hope” đều là những người thuộc thế hệ 9X, đang là sinh viên, học viên và chưa phải nghệ sĩ chuyên nghiệp.
Họ đến với “Hope” với tất cả sự trong sáng, đam mê, không màng cả cát-sê, nhưng lại chịu áp lực rất lớn và khổ luyện dưới sự khắt khe và cầu toàn của PPAN, bởi ai muốn thì đều trở thành một phần của dự án. Thể loại nhạc kịch đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ca hát - vũ đạo - diễn xuất, nên những người được chọn sẽ phải hát như ca sĩ, nhảy như vũ công, diễn như diễn viên và “cháy” hết mình bằng nhiệt huyết của cả ba người cộng lại.
Hướng đến sự “tử tế” trong lao động nghệ thuật
Trong buổi ra mắt dự án “Hope” tại Hà Nội, NSND Lê Khanh cho rằng: “Mộng ước của PPAN và các cộng sự trẻ tuổi đang nỗ lực thực hiện chính là niềm hy vọng của nghệ thuật Việt trong tương lai. Đó là làm ra những tác phẩm vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có tính giải trí”. Còn theo nhà nghiên cứu và phê bình Nguyễn Thị Minh Thái, “Việt Nam cũng có những thể loại nhạc kịch thông qua các hình thức diễn xướng như tuồng, chèo, cải lương. Nhưng việc mà đạo diễn 9X “Việt hóa” thành công thể loại Broadway, mang dáng dấp và bản sắc Việt để nói về văn hóa Việt giống như tìm được chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tương lai của sân khấu”.
Với tinh thần “bất ngờ như là cuộc sống”, từ kịch bản đến ngôn ngữ kể chuyện, “Hope” muốn phá vỡ định kiến thưởng thức về loại hình nghệ thuật nhạc kịch từ trước đến nay: Nhạc kịch không hàn lâm, mà rất dễ hiểu và giàu tính giải trí như các loại hình nghệ thuật phổ thông khác như ca nhạc, điện ảnh… PPAN chia sẻ, thông qua “Hope”, nhạc kịch sẽ không còn là loại hình nghệ thuật xa xỉ trong mắt công chúng. Với 35 đêm diễn hướng đến 10.000 khán giả thuộc mọi giới, ngoài lớp khán giả trí thức, dự án muốn hướng đến thành phần chưa từng tới rạp hát và không bao giờ có nhu cầu vào rạp hát bằng 10 suất vé/buổi với giá ưu đãi cho người lao động nghèo, trẻ lang thang, cơ nhỡ; và 50 suất vé/buổi dành cho học sinh, sinh viên.
Mọi nỗ lực hướng đến đại chúng của những người thực hiện “Hope” không chỉ dừng ở tràng vỗ tay ngắn ngủi sau đêm diễn, mà muốn gửi thông điệp mang tính xã hội: Là thái độ tích cực của con người Việt Nam, đặc biệt là người trẻ. Sống phải có niềm hy vọng và tin vào những mộng ước của chính mình, hướng tới sự tử tế trong lao động nghệ thuật, kiến thiết và sáng tạo ra không gian nghệ thuật giải trí văn minh. Qua đó, mỗi người sẽ có thêm động lực để thực hiện “mộng ước” riêng mình.
Nguyễn Phi Phi Anh (PPAN) sinh năm 1991 tại Hà Nội, từng giành học bổng du học toàn phần 4 năm tại Trường phổ thông Anglo-Chinese School (Singapore); 4 năm tại Đại học Hampshire, Massachusetts (Mỹ) - chuyên ngành Sân khấu - Điện ảnh. PPAN viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất 2 vở nhạc kịch với phong cách khác nhau (“Góc phố danh vọng” và “Đêm hè sau cuối”) khi 21 và 22 tuổi, đồng thời đã thực hiện một bộ phim truyện nhựa dài 92 phút, ở tuổi 24. PPAN từng làm việc tại Walt Disney và tham gia một số dự án tại Hollywood, với các vai trò trợ lý sản xuất, dựng phim,… |
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05