Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ với Sân khấu đương đại Việt Nam
Đêm thơ nhạc kịch Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Tình yêu ở lại | |
Vở kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ đến với khán giả Việt ở châu Âu |
Kịch Lưu Quang Vũ rất đa dạng về thế giới nhân vật với đủ mọi tính cách, xuất thân từ nhân vật dân gian trong các vở: Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá… hay các nhân vật lịch sử của những vở: Ông vua hóa hổ, Ngọc Hân công chúa cho đến những nhân vật đương đại của cuộc sống hôm nay ở lĩnh vực giáo dục: Mùa hạ cuối cùng; lĩnh vực y tế: Nguồn sáng trong đời, Hạnh phúc của người bất hạnh và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Nếu anh không đốt lửa...
Có nhiều lý giải vì sao kịch Lưu Quang Vũ vẫn thu hút người xem, tạo ra được niềm đam mê cho đạo diễn và các nghệ sĩ, diễn viên. Bên cạnh tính thời sự và giá trị nghệ thuật, nhân văn, còn một yếu tố quan trọng là lối dàn dựng, diễn xuất, hóa thân trong từng vai diễn, phù hợp đời sống đương đại.
Vở diễn “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” của cố tác giả Lưu Quang Vũ được Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng giành Huy chương Vàng Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2018. (ảnh cắt từ clip sân khấu vở kịch) |
PGS, TS Lưu Khánh Thơ - em gái nhà viết kịch Lưu Quang Vũ chia sẻ trong cuộc Hội thảo với chủ đề “Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ với Sân khấu đương đại Việt Nam” diễn ra ngày 20/8 vừa qua: Chọn cho mình con đường viết kịch, Lưu Quang Vũ đã tìm ra lối đi ngắn nhất để đến với công chúng khán giả, để có dịp được bộc lộ những gì mình đang ấp ủ. Mỗi một vở kịch là một mặt cắt của hiện thực.
Ở đó hiện lên những số phận, những cảnh đời khác nhau. Có niềm vui, nỗi buồn, có khổ đau, hạnh phúc. Ngòi bút của anh khi đau đớn xót xa, lúc thâm trầm sâu lắng, khi mạnh mẽ đanh thép, lúc nghiệt ngã chua cay hoặc cao giọng phê phán. Anh gửi gắm trong đó những tâm tư, tình cảm, khát vọng, những trăn trở về tình yêu, hạnh phúc, những suy tư về lẽ sống, lẽ làm người, cả những dự cảm về sự sống và cái chết.
Thời gian qua những tác phẩm của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ vẫn được các đơn vị kịch từ chèo, cải lương, rối, kịch dân gian và các đơn vị nghệ thuật Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang và các địa phương luôn khai thác dàn dựng. Đặc biệt, tại Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2018, vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” của Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng vừa giành Huy chương Vàng.
Theo NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam, cho đến hôm nay, sau hơn 30 năm, có thể khẳng định Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch, có số lượng tác phẩm gây chấn động dư luận nhất Việt Nam. Sự ra đi đột ngột của “Hiện tượng Lưu Quang Vũ”, sân khấu Việt Nam vẫn chưa có tác giả nào bù đắp trong khoảng trống mà Lưu Quang Vũ để lại. Nhưng chúng ta vẫn có Vũ ở bên mình. Lịch sử sân khấu Việt Nam sẽ dành những trang đẹp nhất để nói về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ”. NSND Lê Tiến Thọ cũng khẳng định Lưu Quang Vũ ra đi ở tuổi 40, nhưng những tháng năm ngắn ngủi của đời mình, ông đã sống, lao động miệt mài thắp lên ngọn lửa sáng tạo.
Có thể nhận ra, kịch Lưu Quang Vũ viết một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không to tát hay khiên cưỡng. Kịch của ông là tiếng nói của những người thường gặp: Một ông giám đốc, một chị công nhân, một bác sĩ, có cả kẻ lang thang, người say rượu, người bán hàng rong… Muôn mặt đời thường đều có thể đi vào tác phẩm và trở thành những điển hình nghệ thuật truyền tải những thông điệp về cuộc sống. Nét nổi bật trong nhiều vở kịch là sự vui hóm trong tính cách của các nhân vật mà người ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi và có khi gặp ngay trong chính bản thân mình.
Theo TS. Lưu Khánh Thơ, người ta đến với sân khấu không chỉ để thưởng thức nghệ thuật mà còn để sống cùng với những gì đang diễn ra, tìm lời giải đáp cho những vấn đề đang được quan tâm. Do đó, sân khấu là nơi giúp Lưu Quang Vũ thể hiện nhanh nhất tư tưởng và những trăn trở của mình. Kịch Lưu Quang Vũ đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng nhất, tươi rói nhất. Các nhân vật như thể từ cuộc đời mà bước lên sàn diễn. Sân khấu trở thành diễn đàn để trao đổi, bàn luận, giao lưu giữa tác giả và khán giả.
Với hàng chục kịch bản ra đời luôn được sự đón nhận nhiệt tình của công chúng cả nước, một câu hỏi được đặt ra với mỗi chúng ta là: Vì sao tác giả Lưu Quang Vũ lại được yêu mến đến như vậy? Và câu trả lời chỉ đơn giản là những kịch bản đó hay, hấp dẫn trong câu chuyện kịch và quan trọng nhất là đã đánh trúng vào tâm lý, giải quyết được những vấn đề bức xúc của xã hội mà chưa có ai nói thay được tiếng nói của đại đa số người dân trong bối cảnh nước nhà khi đó còn loay hoay giữa thời kỳ bao cấp chuyển sang một mô hình xã hội mới.
NSND Doãn Châu cho rằng, Lưu Quang Vũ là một “hiệp sĩ” dám dấn thân vào cuộc chiến giữa cái cũ và cái mới với một tấm lòng khát khao cháy bỏng để dùng ngòi bút của mình góp phần thay đổi đất nước, mang lại sự công bằng, ấm no hạnh phúc cho mọi nhà. Ông là tác giả dám xông pha vào lĩnh vực vô cùng nhạy cảm của xã hội lúc đó.
Có thể nói, nhiều năm đã trôi qua, những tác phẩm của Lưu Quang Vũ vẫn đầy sức sống trên sân khấu Việt Nam và trong lòng người xem bởi nó vẫn còn nguyên tính thời đại, thể hiện tâm tư nguyện vọng, trăn trở về cuộc sống. Xem tác phẩm của ông, người ta vẫn thấy đâu đây trong xã hội này những con người, vẫn thấy đau đáu trong xã hội này những câu chuyện, tính cách, những biến cố và cách xử lý vấn đề hiện hữu, cũng như giúp công chúng hôm nay nhìn lại tầm vóc của một tác giả đã góp sức đưa nền sân khấu Việt Nam đạt đến một đỉnh cao mà cho đến nay nhiều người vẫn còn mơ ước. Tác phẩm của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ là lời nói hộ những trăn trở của hàng triệu người Việt Nam mong ước vào công cuộc đổi mới của đất nước.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05