Nhà báo và những thước phim không thể nào quên
Phóng viên các cơ quan báo chí Thủ đô đi thực tế tại một số đồn Biên phòng tỉnh Điện Biên Tự hào “chiến sĩ” mặc áo Blouse trắng |
Nóng bỏng mặt trận thông tin về Covid-19
Tâm sự về nghề, phóng viên Minh Thúy, Tạp chí điện tử VietTimes trải lòng, không có nghề nào trái ngang như nghề báo. Trong khi hàng ngày tuyên truyền người dân hạn chế ra khỏi nhà, còn bản thân thì lao ra đường bất kể đêm hôm, mưa dông, nắng cháy… đến những điểm cách ly, những khu vực điều trị, vùng có dịch và tiếp xúc với rất nhiều người. Nhưng chính guồng quay tin bài, rồi bản năng nghề nghiệp, mong muốn có được tin tức mới nhất, hữu ích nhất, đã luôn thôi thúc người làm báo xông pha vào những vùng tâm dịch.
Phóng viên Minh Thuý, Tạp chí điện tử VietTimes cùng đồng nghiệp đang tác nghiệp. |
Dù là một phóng viên trẻ, nhưng Minh Thúy được nhiều người nhớ mặt, nhớ tên bởi thường xuyên có mặt tại các điểm “nóng” của dịch Covid-19 như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai,… cả những toà chung cư bị cách ly, phong toả để tác nghiệp, đưa tin nhằm truyền tải thông tin đến bạn đọc, cũng như góp sức vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Đơn cử, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nơi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 lớn nhất miền Bắc, cô là một trong những phóng viên thường xuyên “cắm chốt” tại đây với nhiều bài viết chất lượng, thông tin độc quyền.
Bất chấp hiểm nguy từ vi rút SARS-CoV-2 có thể tấn công cơ thể bất kỳ lúc nào, Minh Thuý đã không ngại ngần tiếp xúc với các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Cô cũng có mặt trong khu cách ly, nơi chăm sóc những bệnh nhân Covid-19 nặng để có được những bức ảnh chân thật về công tác chăm sóc người bệnh của các y, bác sĩ tại Bệnh viện. Đối với Minh Thúy, trong suốt đợt dịch vừa qua, việc tác nghiệp ở Bệnh viện thực sự đặc biệt. Các phóng viên “trực chiến” từng phút để có được những bản tin nóng hổi. Nhiều cuộc tác nghiệp vô cùng đặc biệt, khi các phóng viên, nhà báo phải đứng từ xa hàng mét để phỏng vấn. Nhiều nhân vật, phóng viên chỉ có thể tiếp cận thông tin thông qua những cuộc điện thoại vào lúc nửa đêm, khi họ tranh thủ thời gian nghỉ ngơi ít ỏi để chia sẻ về công việc.
Chia sẻ về những lần tác nghiệp trong tâm dịch, Minh Thúy nhớ nhất những ngày tham gia đưa tin các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đón các công dân từ Guine Xích đạo về nước. Theo lời Minh Thuý chia sẻ: Để được vào đưa tin tại những điểm nóng như vậy, các phóng viên, nhà báo đều phải mặc những bộ đồ bảo hộ kín mít từ đầu tới chân. Dưới cái nắng nóng oi bức của mùa hè, mồ hôi ai cũng đầm đìa ướt thẫm quần áo, tóc bết lại như vừa tắm xong. “Quả thật, trải nghiệm mặc bộ đồ bảo hộ chỉ vẻn vẹn trong khoảng 4 tiếng đồng hồ đã khiến tôi cảm thấy thực sự khâm phục các y, bác sĩ. Họ có thể mặc quần áo bảo hộ cả ngày mà không hề kêu than lời nào, vẫn hoàn thành tốt trách nhiệm chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân Covid-19”, Minh Thuý nói.
Tác nghiệp trong đại dịch Covid-19 thì nguy cơ trở thành các F và bị “bế” đi cách ly bất cứu lúc nào. Tuy nhiên, vượt nên trên nỗi sợ hãi nữ phóng viên trẻ vẫn luôn dấn thân và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được cơ quan giao. “Mỗi khi đi tác nghiệp, nhất là vào những điểm nóng của dịch Covid-19, nói không lo sợ mình trở thành F là nói dối. Tuy nhiên, tôi không để nỗi sợ ấy lấn át lý trí và tinh thần làm việc. Đặc biệt, khi tới môi trường tác nghiệp, thì chính các bác sĩ đã giúp chúng tôi yên tâm hơn. Họ đã hướng dẫn, giải thích để chúng tôi hiểu rõ, hiểu đúng và làm đúng các biện pháp phòng dịch bệnh”, Minh Thúy tâm sự.
Tương tự, bắt đầu từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta, phóng viên Ngô Nhung, Báo Người Lao động dường như không có ngày nghỉ. Những bản tin về tình hình dịch bệnh, về sức khỏe của những người mắc bệnh liên tục được anh cập nhật. Những ngày tác nghiệp tại ổ dịch huyện Thường Tín, khi xuất hiện ca bệnh mắc Covid-19, nhiều lần anh cùng đồng nghiệp đã có mặt tại đây để ghi nhận, phản ánh cuộc sống người dân. Hay trước đó, khi Bệnh viện Bạch Mai phong tỏa, anh cũng là một trong những người có mặt sớm nhất để phản ánh thông tin, ghi nhận hình ảnh dỡ bỏ phong tỏa ngay trong đêm. “Từ khi có dịch, công việc yêu cầu tôi phải làm việc bất chấp thời gian, dù là sáng sớm hay nửa đêm, bất cứ khi nào cần, tôi cũng sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Dù vất vả, khó khăn nhưng niềm đam mê, sự nhiệt huyết cũng như mong muốn mang thông tin đến với bạn đọc lại trở thành động lực giúp tôi nhanh chóng lên đường”, phóng viên Ngô Nhung chia sẻ.
Viết lên những điều kỳ diệu trong cuộc sống
Khi dịch Covid-19 dâng dần được kiểm soát, chúng ta cần khẳng định rằng, việc nhà báo đưa tin về dịch bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm là không hề đơn giản. Nó thật sự khác xa với lối làm báo thông thường, bởi hơn hết, qua bài viết, qua các phóng sự, clip… phóng viên phải thể hiện được trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với nghề nghiệp. Vì thế, bên cạnh việc bảo đảm an toàn cho bản thân và cộng đồng trong quá trình tác nghiệp, thì việc cung cấp thông tin nhanh nhạy, chính xác sẽ giúp cho người dân có cách phòng tránh dịch bệnh tốt hơn và đặc biệt là không làm cho xã hội hoảng loạn. Bên cạnh đó, các phóng viên, nhà báo còn có nhiều bài viết là những câu chuyện lan tỏa cảm xúc tích cực đến với mọi người cùng đồng hành trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19.
Đơn cử là câu chuyện cả nước cùng chung tay hỗ trợ những bệnh nhân trong khu cách ly có hoàn cảnh khó khăn tại Bắc Ninh. Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trở lại, với số lượng ca mắc mới có lúc lên tới hàng chục người một ngày khiến Bắc Ninh trở thành tâm dịch thứ 2 của cả nước chỉ sau Bắc Giang. Với tinh thần của một phóng viên thời sự, chị Vũ Thị Liễu, Báo điện tử VTCnew cùng đồng nghiệp đã nhanh chóng thu dọn hành trang vào tâm dịch tác nghiệp.
Theo lời chị Liễu chia sẻ, trong hơn 10 năm làm báo, chị đã đi rất nhiều nơi, tác nghiệp ở nhiều khu vực nguy hiểm, thế những lần đưa tin dịch bệnh ở Bắc Ninh để lại nhiều kỷ niệm nhất. Chị nhớ mãi hình ảnh làm việc xuyên ngày đêm của các bác sĩ, những đôi mắt nhòe đi vì mồ hôi, những tấm lưng bỏng rát vì nắng nóng sau lớp áo bảo hộ… Đặc biệt, hình ảnh nữ điều dưỡng không thể về chịu tang mẹ, lập bàn thờ trong khu cách ly để vái vọng khiến cô không khỏi xót xa và rơi nước mắt. Tất cả những hình ảnh, những tư liệu chân thực xúc động đó, đã trở thành nguồn tư liệu quý giá giúp chị viết lên những bài báo hay và có tính lan tỏa mạnh mẽ nhất trong quãng thời gian làm báo của cô.
Đặc biệt, trong quá trình tham gia tác nghiệp tại Bắc Ninh, cô đã có bài viết và kêu gọi tài trợ cho gia đình nhân vật vượt qua khó khăn giữa đại dịch. “Đó là trường hợp hai cháu bé là chị em ruột, chị 9 tuổi chăm em 5 tuổi trong khu cách ly khi bố mất vì Covid-19, còn mẹ là F0 phải đi tập trung tại nơi khác, có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn khiến tôi vô cùng thương cảm. Cùng với sự giúp đỡ thông tin của các y, bác sĩ tôi đã có bài viết về hoàn cảnh của các cháu. Và thật bất ngờ, sau bài viết ấy chỉ trong vòng 2 ngày, đã có hơn 500 triệu đồng chuyển về tài khoản của Báo với mong muốn giúp các cháu vượt qua khó khăn”, chị Liễu chia sẻ.
Có thể thấy, thời gian qua, các nhà báo, phóng viên đã không quản gian khổ, vất vả để đồng hành cùng các bộ, ban, ngành trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Nhờ các phóng viên, nhà báo, những thông tin mới về chủ trương, biện pháp trong công tác chỉ đạo của Chính phủ, của các tỉnh, thành phố; những tấm gương, việc làm tiêu biểu của các tập thể, cá nhân được kịp thời lan tỏa.../.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20