Nguy cơ tử vong vì sốc nhiệt
9 công nhân bị sốc nhiệt phải nhập viện cấp cứu | |
Phát hoảng với thân nhiệt bệnh nhân lên đến 41 độ C, nghi ngờ do nắng nóng | |
Những "tuyệt chiêu" phòng tránh sốc nhiệt, tránh gặp nguy mùa nắng nóng |
Đơn cử, vừa qua, Tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một người đàn ông trung niên nghi bị sốc nhiệt do nắng nóng. Theo TS. BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Cấp cứu tổng hợp, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được đưa đến trong tình trạng hôn mê, thân nhiệt lên đến 41 độ C. Sau khi được cấp cứu, hạ nhiệt, thân nhiệt của bệnh nhân đã xuống hơn 38,5 độ C.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn hôn mê, chưa tỉnh. Bác sĩ Tuấn nói: "Chúng tôi vẫn tiếp tục làm các xét nghiệm chẩn đoán nhưng nghi ngờ ban đầu bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng nóng. Với tình trạng thân nhiệt lên đến 41 độ C có khả năng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của cơ thể,... Tuy nhiên, cần phải làm các đánh giá sâu mới kết luận được”.
Sau một ngày cấp cứu, dù đã hạ thân nhiệt nhưng bệnh nhân vẫn hôn mê, chưa tỉnh. |
Qua trường hợp bệnh nhân này, bác sĩ Tuấn thông tin, cơ thể con người có cơ chế giữ cho nhiệt độ ở mức cân bằng, trong khoảng 37 độ C. Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường vào cho nên nguy cơ tăng thân nhiệt do nắng nóng là rất cao. Bình thường cơ thể chúng ta có hai cơ chế để điều tiết được thân nhiệt là dãn mạch dưới da và toát mồ hôi. Tuy nhiên dưới thời tiết nắng nóng, hai cơ chế đó đều ít hiệu quả.
Bởi vậy, nhiều người đi dưới trời nắng nóng quá lâu, dễ dẫn đến nguy cơ xảy ra sốc nhiệt. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân sốc nhiệt có các biểu hiện ban đầu như mặt đỏ bừng, da khô nóng, mệt lả, nôn mửa, hôn mê. Khi nhiệt độ tăng cao 40-41 độ C, nó sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận và đặc biệt khi nhiệt độ tăng quá cao, các enzym trong cơ thể sẽ ngừng hoạt động, dẫn đến hôn mê, co giật.
Đồng quan điểm trên, PGS. TS Vũ Quốc Bình - Nguyên Giám đốc Bệnh viện 354 cho biết thêm, tổn thương của cơ thể do nắng, nóng có thể được xem như là sự tiếp diễn của các bệnh lý liên quan đến việc cơ thể mất khả năng đối phó với việc nhiệt độ cơ thể tăng cao. Điều này có thể xảy ra khi quá trình sinh nhiệt của con người vượt quá khả năng điều hoà nhiệt so với nhiệt độ bên ngoài. Khi này, cơ thể rất khó thải nhiệt, ngược lại còn có thể bị hấp thu nhiệt từ môi trường.
Những biểu hiện kể trên chỉ điểm sớm nhất các tổn thương do nóng, có thể xuất hiện một cách độc lập hoặc cùng các triệu chứng khác. Tuy nhiên, dù bất kể xuất hiện một hay nhiều triệu chứng, cơ thể cũng cần phải lấy lại cân bằng nhiệt bằng việc bù nước, bù chất điện giải tránh để tình trạng tăng nặng. Bởi vậy, khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt, say nắng hoặc bất cứ tổn thương nào do nắng, nóng việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân: “Cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân vào khu vực râm mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng cách chườm khăn thấm nước mát vào cổ, nách, bẹn, lau người bằng nước mát để thân nhiệt bệnh nhân hạ xuống. Sau đó nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể khám, đánh giá tình trạng. Lưu ý không dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân vì thuốc hạ sốt trong tình trạng này không có giá trị”, bác sĩ Tuấn cho biết |
Và khi cơ thể bị rối loạn khả năng cân bằng, cơ thể dẫn đến hàng loạt các bệnh, triệu chứng khác nhau mà nếu không được xử lý kịp thời, con người có thể nguy hiểm tới tính mạng. Trong số đó, các biểu hiện diễn tiến theo 3 cấp bậc: Mức độ nhẹ, mức độ vừa và mức độ nặng. Theo đó, ở mức độ nhẹ, cơ thể con người gặp phải hai triệu chứng choáng váng do sốc nhiệt và chuột rút. Trong đó, choáng váng do nóng thường xảy ra với biểu hiện hạ huyết áp khi con người ở tư thế đứng. Với chuột rút, đó là khi các cơ bị co đột ngột, gây đau mạnh thường ở vùng cẳng chân, cơ sau đầu, cơ bụng. Biểu hiện liên quan đến việc mất nước, mất cân bằng điện giải và giảm dẫn truyền thần kinh cơ.
Những biểu hiện kể trên chỉ điểm sớm nhất các tổn thương do nóng, có thể xuất hiện một cách độc lập hoặc cùng các triệu chứng khác. Tuy nhiên, dù bất kể xuất hiện một hay nhiều triệu chứng, cơ thể cũng cần phải lấy lại cân bằng nhiệt bằng việc bù nước, bù chất điện giải tránh để tình trạng tăng nặng.
Bởi vậy, khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt, say nắng hoặc bất cứ tổn thương nào do nắng, nóng việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân: “Cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân vào khu vực râm mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng cách chườm khăn thấm nước mát vào cổ, nách, bẹn, lau người bằng nước mát để thân nhiệt bệnh nhân hạ xuống. Sau đó nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể khám, đánh giá tình trạng. Lưu ý không dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân vì thuốc hạ sốt trong tình trạng này không có giá trị”, bác sĩ Tuấn cho biết.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo thêm, người dân cần nắm rõ những biểu hiện bất thường của cơ thể trong và sau khi di chuyển, làm việc dưới trời nắng nóng để kịp thời điều trị, tránh tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm của các triệu chứng kể trên. Ngoài ra, với thời tiết này, mọi người nên bù đủ số lượng nước cơ thể cần, nhất là người già và trẻ nhỏ. Khi di chuyển ra ngoài, nên che chắn kĩ càng, không nên ra ngoài vào những khung giờ nắng nóng đỉnh điểm.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58